Với thực trạng xã hội hiện nay, công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão và chưa bao giờ là mất đi sức nóng của mình và phần mềm được coi như là một phần không thể thiếu trong hoạt động điều hành và quản lý. Chính vì vậy, việc quan tâm và đầu tư về phần mềm ngày càng trở thành ngành tiềm năng với các nhà đầu tư. Bạn đang quan tâm và muốn thành lập công ty phần mềm nhưng lại chưa biết hồ sơ thủ tục đăng ký ra sao. Bài viết dưới đây Tư Vấn Quang Minh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Tại sao nên thành lập công ty phần mềm?
Như đã phân tích qua ở trên, với việc công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như bây giờ, phần mềm được coi như là huyết mạch trong quá trình quản lý và vận hành. Tuy nhiên việc kinh doanh phát triển phần mềm không phải ngẫu nhiên mà lại được quan tâm nhiều tới vậy, sở dĩ bởi vì những lợi ích mà chính việc kinh doanh phần mềm đem lại:
- Trước hết phải nói đến nhu cầu thị trường liên quan tới phần mềm đang là rất cao, hầu hết trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống đều có sự xuất hiện của phần mềm.
- Tiềm năng lợi nhuận lớn: Đi đôi với việc nhu cầu sử dụng lớn từ đó cũng khiến cho việc thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh phần mềm là rất lớn.
- Ngoài ra việc kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm còn đem lại cơ hội được hội nhập, giao lưu thêm từ các doanh nghiệp từ quốc tế bởi vì đối với ngành nghề này có tính linh hoạt cao, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý.
Thành lập công ty phần mềm cần những điều kiện cơ bản nào?
Với việc kinh doanh phần mềm đã không còn quá xa lạ như hiện nay, việc thành lập công ty phần mềm này cũng ngày càng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn so với trước đây rất nhiều, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu như sau:
- Điều kiện cơ bản đầu tiên, chủ doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng mình có đầy đủ nhận thức hành vi dân sự và không thuộc diện đối tượng bị cấm thành lập công ty phần mềm.
- Có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ, có hợp đồng thuê đất, thuê trụ sở, văn phòng đúng quy định.
- Chủ doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh phần mềm, dưới đây là 1 số mã ngành mà các chủ doanh nghiệp có thể đăng ký cụ thể như sau:
STT | Ngành nghề kinh doanh | Mã ngành |
1. | Sao chép bản ghi các loại
(Loại nhà nước không cấm) |
1820 |
2. | Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm | 4651 |
3. | Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh | 4741 |
4. | Xuất bản phần mềm | 5820 |
5. | Lập trình máy vi tính | 6201 |
6. | Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính | 6202 |
7. | Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính | 6209 |
8. | Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan | 6311 |
9. | Cổng thông tin | 6312 |
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh phần mềm liên quan tới các thiết bị: Ghi âm, định vị, ghi hình… Chủ doanh nghiệp cần xin giấy cấp phép kinh doanh trước khi thực hiện hoạt động kinh doanh.
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty phần mềm
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty phần mềm bao gồm:
- Danh sách tất cả các thành viên đồng sáng lập tham gia góp vốn
- Các giấy tờ tùy thân liên quan như: Bản sao các giấy tờ CCCD/CMND, thẻ hộ chiếu,… của các thành viên trong cong ty
- Giấy đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty.
- Văn bản điều lệ cụ thể của doanh nghiệp sản xuất phần mềm
Chi tiết thủ tục thành lập công ty sản xuất phần mềm
Để có thể thuận lợi thành lập được công ty phần mềm các chủ doanh nghiệp cần nắm bắt rõ được những quy trình và thủ tập khi thành lập như sau:
Chuẩn bị tên và địa chỉ trụ sở công ty phần mềm
Công việc đầu tiên các chủ doanh cần chuẩn bị là cần phải chọn được tên phù hợp và địa điểm đặt trụ sở theo đúng những quy định của pháp luật:
Tên công ty:
Tên công ty cần phải tuân thủ theo đúng những quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định. Tên công ty phải là những tên dễ đọc, dễ nhớ không được vi phạm thuần phong mỹ tục và tránh đặt những tên đa nghĩa tránh gây hiểu sai ý nghĩa.
Địa điểm đặt trụ sở công ty:
Cũng như việc đặt tên công ty, đối với việc địa điểm trụ sở công ty Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã có những quy định cụ thể như sau:
- Trụ sở chính của công ty cần phải nằm trên phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
- Không được sử dụng những nơi tập ở tập chung: chung cư, khu dân cư để làm trụ sở công ty. Trụ sở công ty cần được nêu chi tiết và cụ thể: Số nhà, tên đường, phường, quận, thành phố.
Chọn người đại diện cho công ty phần mềm
Việc lựa chọn người đại diện cho công là một công việc hết sức quan trọng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh và sự uy tín của công ty bởi vì đây sẽ là những người chịu trách nhiệm trực tiếp trong các hoạt động: Thương lượng và ký kết hợp đồng, đại diện công ty làm việc trực với các cơ quan chính quyền, phát ngôn của công ty…
Phải lựa chọn những người có đủ năng lực, năng lực và khả năng xử lý tình huống thật tốt. Có thể lựa chọn chủ tịch, giám đốc để trực tiếp làm người đại diện pháp luật cho công ty.
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh và loại hình của doanh nghiệp
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Chủ doanh nghiệp cần nắm bắt được các mã ngành đang có hiện nay và lựa chọn mã ngành mình đang muốn thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đối với 1 số mã ngành trước khi đi vào hoạt động kinh doanh chính thức cần phải có sự cấp phép, đồng ý của đơn vị có thẩm quyền.
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp công ty phần mềm có thể chủ động lựa chọn mô hình doanh nghiệp cho chính công ty của mình tùy vào số thành viên góp vốn hoặc mục đích hoạt động để có thể lựa chọn cho mình mô hình doanh nghiệp phù hợp trong các loại hình như: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, Công ty tư nhân…
Chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ
Vốn là điều quan trọng hàng đầu để 1 doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định. Vì vậy, trước khi thành lập công ty phần mềm chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn vốn từ chính bản thân hoặc góp vốn thành lập công ty với các thành viên khác
Doanh nghiệp cần phải kê khai số vốn điều lệ rõ ràng và minh bạch tại văn bản đăng ký giấy phép kinh doanh. Hiện nay chưa có quy định nào về số vốn điều lệ của công ty do đó số vốn điều lệ thông thường của 1 công ty thường từ vài trăm tới vài tỷ đồng.
Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phần mềm và nộp hồ sơ lên Sở KH & ĐT
Khi đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cơ bản để thành lập được công ty phần mềm, các chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm những giấy tờ, hồ sơ như đã đề cập thông tin phía trên để có thể nhận được giấy phép kinh doanh từ Sở KH&ĐT
Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp lên Sở KH & ĐT
Chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn 2 hình thức nộp hồ sơ chính: Nộp hồ sơ online thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở KH&ĐT. Thời gian để bộ hồ sơ được thông qua từ 3-6 ngày nếu bộ hồ sơ hợp lệ.
Những thủ tục cần hoàn tất sau khi thành lập công ty
Tiến hành góp vốn: Sau khi nhận được giấy phép hoạt động kinh doanh từ Sở KH&ĐT, doanh nghiệp cần phải góp đủ số vốn điều lệ trong vòng 90 ngày, trong trường hợp trong thời gian quy định chưa góp đủ cần có văn bản để gia hạn thời gian góp vốn
Đóng đầy đủ thuế: Sau khi chính thức đi vào hoạt động công ty phần mềm cần lưu ý và đóng đủ 1 số loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập của doanh nghiệp
- Thuế môn bài
Đăng ký chữ ký số: Đối với các công việc cần giao dịch trực tuyến qua không gian mạng doanh nghiệp cần có chữ ký số để thực hiện các giao dịch. Đây là cơ sở để nắm bắt được số thuế cần đóng của doanh nghiệp
Những câu hỏi về thành lập công ty phần mềm
Ưu đãi mà công ty sản xuất phần mềm có thể được nhận?
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang cho thấy sự quan tâm về vai trò của lĩnh vực phần mềm đối với nền kinh tế Việt Nam do đó hiện có rất nhiều những chính sách ưu đãi dành cho các công ty phần mềm nhằm động viên khuyến khích các doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp phần mềm trong nước cụ thể là:
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu đối với các dự án đầu tư mới theo điều kiện quy định.
- Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 9 năm tiếp theo.
- Sau 13 năm được miễn và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp kết thúc, doanh nghiệp tiếp được được giảm 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm tiếp theo.
Ưu đãi về nguồn vốn
Ngoài những chính sách về thuế được nhà được ưu đãi trên, các doanh nghiệp được hỗ trợ trong việc đầu tư gọi vốn. Các công ty sản xuất phần mềm được vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng chính sách xã hội ngoài ra được hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại.
Thành lập công ty phần mềm có cần bằng cấp?
Hiện nay theo quy định và pháp luật chưa có bất cứ điều khoản nào quy định về việc phải có bằng cấp cụ thể để đạt đủ điều kiện thành lập công ty phần mềm.
Kết luận
Như vậy, thông qua những thông tin Tư Vấn Quang Minh cung cấp trong bài viết trên các chủ doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về quy trình, hồ sơ thủ tục khi đăng ký thành lập công ty phần mềm.
Chỉ với 5 bước cơ bản chúng ta đã có thể hoàn tất được các thủ tục liên quan tới việc đăng ký thành lập công ty. Trong quá trình làm thủ tục nếu có bất cứ thắc mắc hoặc khó khăn gì liên quan các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Tư Vấn Quang Minh để được nhận những sự tư vấn dịch vụ thành lập công ty, trợ giúp tối ưu nhất.
Bài viết cùng chủ đề:
Thành lập công ty xuất nhập khẩu – Tư vấn thủ tục
Thành lập công ty phần mềm
Thành lập công ty sản xuất
Thành lập công ty tại nhật bản
Thành lập công ty truyền thông
Thành lập công ty xử lý rác thải
Kinh doanh cửa hàng quần áo
Thành lập công ty thẩm định gia
Đánh giá: