Với việc thành lập công ty cổ phần đã và đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư và doanh nhân trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Với khả năng huy động vốn lớn và khả năng chia sẻ rủi ro, công ty cổ phần không chỉ mang lại lợi ích cho các cổ đông mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành lập công ty cổ phần, các nhà đầu tư cần nắm rõ các điều kiện pháp lý, hồ sơ cần thiết và quy trình thực hiện. Đồng thời, việc hiểu rõ các ưu nhược điểm của hình thức doanh nghiệp này sẽ giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt và tối ưu hóa cơ hội kinh doanh.
Trong bài viết này, Tư vấn Quang Minh sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin quan trọng liên quan đến việc thành lập công ty cổ phần, từ điều kiện, hồ sơ và thủ tục đến những lợi ích và thách thức mà loại hình này mang lại.
Công ty cổ phần là gì?
Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 tại Điều 111, công ty cổ phần được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp
- Trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông là những người sở hữu cổ phần của công ty, có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.
- Cổ đông công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
- Cổ phần trong công ty cổ phần có thể được chuyển nhượng tự do, trừ khi có quy định khác trong điều lệ công ty tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Những đặc trưng cơ bản của một công ty cổ phần
- Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, có quyền và nghĩa vụ riêng, có thể tham gia các hoạt động kinh doanh, ký hợp đồng, và là chủ thể pháp lý, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có khả năng được huy động vốn lớn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác thông qua việc phát hành cổ phiếu, cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác.
- Về việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông, Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: Trong vòng 03 năm kể từ ngày công ty nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể được chuyển nhượng tự do cho các cổ đông sáng lập khác. Tuy nhiên, nếu muốn chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập, cần có sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập có ý định chuyển nhượng cổ phần sẽ không được quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng đó.
- Khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Cổ phần có thể được chuyển nhượng tự do, trừ những trường hợp được nêu tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và các quy định hạn chế trong Điều lệ công ty. Nếu Điều lệ về công ty có quy định trong việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần, các quy định này chỉ có hiệu lực khi được ghi rõ trên cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm chi tiết những gì?
Theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm các tài liệu sau:
STT | HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN THEO Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 |
---|---|
1 | Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tương ứng với loại hình công ty cổ phần. |
2 | Bản điều lệ của công ty cổ phần. |
3 | Danh sách cổ đông sáng lập trình bày thông tin chi tiết về các cổ đông sáng lập, số lượng cổ phần mà mỗi người sở hữu. |
4 | Danh sách cổ đông sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài với thông tin chi tiết. |
5 | Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cổ đông là cá nhân, cũng như người đại diện theo pháp luật. |
6 | Bản sao giấy tờ pháp lý chứng thực tư cách pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức, cùng với văn bản ủy quyền cử người đại diện; giấy tờ chứng thực cá nhân đối với người được ủy quyền của cổ đông là tổ chức. Trường hợp cổ đông là tổ chức nước ngoài, thì quy định bản sao giấy tờ pháp lý chứng thực tư cách pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự. |
7 | Bản sao hợp lệ đối với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. |
8 | Giấy ủy quyền nếu người đi nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty. |
9 | Những tài liệu khác tùy vào từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh. |
TẢI MIỄN PHÍ: Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần |
Những tài liệu này cần được chuẩn bị đầy đủ và chính xác để quá trình đăng ký thành lập công ty cổ phần diễn ra thuận lợi.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần cần tiến hành
Các phương thức đăng ký thành lập công ty cổ phần
Theo Quyết định 855/QĐ-BKHĐT, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần thì có thể thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh bằng một trong các phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp: Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính để nộp hồ sơ trực tiếp.
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu điện: Hồ sơ cũng có thể được gửi qua bưu điện đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Cần lưu ý gửi hồ sơ bằng dịch vụ bảo đảm để đảm bảo hồ sơ được tiếp nhận an toàn.
- Đăng ký doanh nghiệp trực tuyến: Nhiều Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp dịch vụ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Người dùng truy cập cần sử dụng chữ ký số công cộng hoặc phải tạo tài khoản và làm theo hướng dẫn để nộp hồ sơ.
Trình tự các bước thủ tục thành lập công ty cổ phần
Theo Quyết định 855/QĐ-BKHĐT, thủ tục thành lập công ty cổ phần được thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần
Sau khi soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần như đã trình bày ở mục trên, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong ba phương thức.
Lưu ý cần đảm bảo rằng hồ sơ đầy đủ, chính xác và hợp lệ để tránh việc thủ tục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Nếu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện, hãy lưu giữ biên nhận để có thể theo dõi tình trạng hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ xem xét hồ sơ trong vòng 3 đến 5 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan này sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đối với hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu sót, Cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ phản hồi bằng văn bản yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung.
Các công việc cần thực hiện sau khi đăng ký thành lập công ty cổ phần
Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần cần thực hiện một số việc quan trọng để đảm bảo hoạt động hợp pháp và tránh bị xử phạt.
STT | CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN SAU KHI ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN |
---|---|
1 | Thực hiện thủ tục khắc con dấu doanh nghiệp theo mẫu quy định, và thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh. |
2 | Treo biển công ty tại trụ sở chính công ty cổ phần ghi rõ tên công ty, loại hình doanh nghiệp, mã số thuế và các thông tin cần thiết khác. |
3 | Mua chữ ký số (USB token) để xác thực các giao dịch điện tử, nộp thuế điện tử, và thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến.. |
4 | Mua hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế. |
5 | Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu trong thời gian quy định. |
6 | Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo số tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư. |
7 | Tiến hành đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên công ty đã ký hợp đồng lao động |
Việc thực hiện đầy đủ các bước trên không chỉ giúp công ty cổ phần hoạt động hợp pháp mà còn bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và nhân viên, đồng thời tránh những rủi ro và xử phạt từ cơ quan chức năng.
Tham khảo thêm bài viết chi tiết: Sau khi thành lập công ty cần làm gì theo quy định
Những điều kiện cần đáp ứng khi thành lập công ty cổ phần
Điều kiện liên quan đến chủ thể thành lập công ty cổ phần
Tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập công ty cổ phần nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020:
- Cá nhân phải từ 18 tuổi trở lên và đáp ứng năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Tổ chức phải là pháp nhân, có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương hợp lệ.
- Không được là đối tượng bị cấm tham gia vào việc quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 tại Điều 17.
- Công ty cổ phần phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập và không quy định số lượng cổ đông tối đa.
Điều kiện liên quan đến tên công ty cổ phần
- Khi thành lập công ty cổ phần, việc lựa chọn và đăng ký tên công ty là một bước quan trọng và cần tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020. Dưới đây là các điều kiện liên quan đến tên công ty cổ phần:
- Tên công ty cổ phần phải có đủ các phần: Loại hình doanh nghiệp là: “công ty cổ phần” và Tên riêng của công ty
- Tên công ty cổ phần không được trùng với tên của các công ty đã được đăng ký trước đó trên phạm vi cả nước và không gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức, doanh nghiệp khác.
- Tên công ty cổ phần không được chứa từ ngữ có tính chất vi phạm pháp luật, xúc phạm, hoặc đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc.
Điều kiện liên quan đến trụ sở chính
Trụ sở chính của công ty cổ phần là địa điểm chính nơi công ty thực hiện hoạt động kinh doanh và quản lý. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có một số điều kiện liên quan đến trụ sở chính mà công ty cổ phần cần đáp ứng như sau:
- Trụ sở chính của công ty cổ phần là địa chỉ phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; bao gồm số điện thoại, số fax và thư điện tử liên hệ.
- Trụ sở chính phải có địa chỉ rõ ràng, bao gồm số nhà, tên đường, phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) để dễ dàng nhận diện và liên lạc. Địa chỉ cụ thể giúp các cơ quan quản lý, khách hàng và đối tác dễ dàng xác định được vị trí của công ty.
- Không sử dụng địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể để đặt trụ sở công ty trừ căn hộ chung cư có chức năng thương mại.
Điều kiện liên quan đến ngành nghề kinh doanh
- Công ty cổ phần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh cụ thể trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Ngành nghề này cần được xác định rõ ràng và cụ thể theo mã ngành nghề trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.
- Một số ngành nghề yêu cầu phải có giấy phép hoặc cần đáp ứng các điều kiện nhất định để được hoạt động, chẳng hạn như ngành nghề liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
- Theo quy định, công ty cổ phần không được hoạt động trong những lĩnh vực cấm như sản xuất, kinh doanh ma túy, vũ khí, hoặc các hoạt động vi phạm pháp luật khác.
Điều kiện liên quan đến vốn điều lệ công ty cổ phần
- Vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần mà cổ đông cam kết mua hoặc đã bán ra khi thành lập doanh nghiệp và được ghi trong Điều lệ công ty. Vốn điều lệ thể hiện khả năng tài chính của công ty và trách nhiệm tài chính của cổ đông đối với các khoản nợ của công ty.
- Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định mức tối thiểu về vốn điều lệ cho công ty cổ phần, nhưng cổ đông cần cân nhắc đến khả năng tài chính và quy mô hoạt động của công ty để xác định vốn điều lệ hợp lý.
- Cổ đông phải thực hiện góp đủ số vốn đã cam kết trong thời gian quy định, thường là trong vòng 90 ngày kể từ ngày công ty có được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Vốn điều lệ cũng ảnh hưởng đến mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm. Hiện nay, doanh nghiệp mới thành lập trong năm đầu tiên sẽ được miễn thuế môn bài, từ năm thứ 2 trở đi thì phải đóng theo mức như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng là 2 triệu đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng là 3 triệu đồng/năm.
Công ty cổ phần có ưu điểm và nhược điểm gì?
Ưu điểm nổi bật của việc thành lập công ty cổ phần
- Công ty cổ phần có thể huy động vốn từ nhiều nguồn bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc cho các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức. Điều này giúp công ty mở rộng quy mô hoạt động một cách nhanh chóng.
- Rủi ro đầu tư được chia sẻ giữa nhiều cổ đông, do đó mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của mình. Điều này tạo ra môi trường an toàn hơn cho các nhà đầu tư.
- Cổ đông có thể linh hoạt chuyển nhượng cổ phần cho người khác mà không cần phải được sự chấp thuận của các cổ đông khác (trong một số trường hợp), tạo điều kiện cho việc tìm kiếm và thu hút đầu tư mới.
- Công ty cổ phần có cơ cấu quản lý phân cấp rõ ràng, tạo điều kiện cho việc quản lý và điều hành hiệu quả.
Nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần
- Công ty cổ phần với số lượng cổ đông rất lớn dẫn đến việc quản lý phức tạp hơn. Khả năng phân hóa thành các nhóm cổ đông đối kháng nhau về lợi ích trong công ty do nhiều cổ đông có thể không quen biết nhau
- Công ty cổ phần cần tuân thủ nhiều quy định và thủ tục pháp lý nên quá trình ra quyết định của công ty cổ phần thường mất nhiều thời gian. Chẳng hạn như việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông và lập báo cáo tài chính định kỳ,… có thể sẽ bỏ lỡ những thời cơ kinh doanh.
Tham khảo thêm bài viết: Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH? Những điều bạn cần biết
Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Tư vấn Quang Minh
Tư vấn Quang Minh tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc thành lập công ty cổ phần. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi đã xây dựng được uy tín và sự tin tưởng từ khách hàng qua hàng loạt các dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả.
Kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp
Với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Tư vấn Quang Minh đã có cơ hội làm việc với nhiều doanh nghiệp ở các quy mô khác nhau, từ các startup cho đến các tập đoàn lớn. Sự am hiểu sâu sắc về quy định pháp luật và các thủ tục cần thiết trong việc thành lập công ty cổ phần giúp chúng tôi có thể tư vấn một cách chính xác và kịp thời cho khách hàng. Chúng tôi luôn cập nhật những thay đổi mới nhất trong pháp luật để đảm bảo rằng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp là hoàn toàn phù hợp với quy định hiện hành.
Đội ngũ luật sư và chuyên viên có chuyên môn cao
Đội ngũ luật sư và chuyên viên tại Tư vấn Quang Minh là những người giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và có chuyên môn cao. Họ không chỉ am hiểu về pháp luật mà còn có khả năng phân tích và đưa ra các giải pháp tối ưu cho từng trường hợp cụ thể. Từ việc tư vấn về ngành nghề kinh doanh phù hợp, cách thức tổ chức công ty, đến việc xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp, đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi bước.
Quy trình dịch vụ chuyên nghiệp
Chúng tôi tự hào về quy trình dịch vụ chuyên nghiệp mà Tư vấn Quang Minh đã xây dựng. Quy trình này bao gồm các bước rõ ràng, dễ hiểu, từ tư vấn ban đầu đến khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tư vấn ban đầu: Chúng tôi sẽ lắng nghe nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời tư vấn chi tiết về các quy định liên quan đến việc thành lập công ty cổ phần.
- Soạn thảo hồ sơ: Đội ngũ chuyên viên sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo các tài liệu cần thiết như Điều lệ công ty, danh sách cổ đông, và các giấy tờ pháp lý khác.
- Nộp hồ sơ: Sau khi hoàn tất hồ sơ, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhận Giấy chứng nhận: Cuối cùng, chúng tôi sẽ theo dõi tiến trình và thông báo đến khách hàng ngay khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian cung cấp dịch vụ nhanh chóng
Chúng tôi hiểu rằng thời gian là tiền bạc, đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới. Chính vì vậy, Tư vấn Quang Minh cam kết thực hiện nhanh chóng các thủ tục thành lập công ty cổ phần. Với quy trình hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, chúng tôi có thể rút ngắn thời gian thực hiện, giúp doanh nghiệp của bạn nhanh chóng đi vào hoạt động.
Chi phí dịch vụ vô cùng hợp lý
Tại Tư vấn Quang Minh, chúng tôi luôn đề cao tính minh bạch trong chi phí dịch vụ. Chúng tôi cung cấp các gói dịch vụ với mức giá hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Chi phí dịch vụ sẽ được thông báo rõ ràng từ ban đầu, không có bất kỳ khoản phí ẩn nào. Điều này giúp khách hàng an tâm hơn khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi.
Dịch vụ thành lập công ty cổ phần tại Tư vấn Quang Minh không chỉ mang lại sự thuận tiện và nhanh chóng cho khách hàng mà còn đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật. Với kinh nghiệm dày dạn, đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, quy trình dịch vụ rõ ràng và chi phí hợp lý, chúng tôi cam kết sẽ là đối tác tin cậy trong hành trình khởi nghiệp của bạn. Hãy để Tư vấn Quang Minh đồng hành cùng bạn trên con đường xây dựng và phát triển doanh nghiệp thành công!
Những câu hỏi liên quan đến việc thành lập công ty cổ phần
Căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 tại Điều 111, công ty cổ phần được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp
- Trong đó, vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
- Cổ đông là những người sở hữu cổ phần của công ty, có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa là bao nhiêu.
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty trước đó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
- Cổ phần trong công ty cổ phần có thể được chuyển nhượng tự do, trừ khi có quy định khác trong điều lệ công ty tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Ai có thể là cổ đông của công ty cổ phần?
Cổ đông của công ty cổ phần có thể là cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. Không có giới hạn số lượng cổ đông, tuy nhiên, công ty cổ phần tối thiểu phải có 3 cổ đông sáng lập.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì?
Theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tương ứng với loại hình công ty cổ phần.
- Bản điều lệ của công ty cổ phần.
- Danh sách cổ đông sáng lập trình bày thông tin chi tiết về các cổ đông sáng lập, số lượng cổ phần mà mỗi người sở hữu.
- Danh sách cổ đông sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài với thông tin chi tiết.
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân đối với cổ đông là cá nhân, cũng như người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao giấy tờ pháp lý chứng thực tư cách pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức, cùng với văn bản ủy quyền cử người đại diện; giấy tờ chứng thực cá nhân đối với người được ủy quyền của cổ đông là tổ chức. Trường hợp cổ đông là tổ chức nước ngoài, thì quy định bản sao giấy tờ pháp lý chứng thực tư cách pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Bản sao hợp lệ đối với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Giấy ủy quyền nếu người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Những tài liệu khác tùy vào từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ có ảnh hưởng như thế nào đến công ty cổ phần?
Vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần mà cổ đông cam kết mua hoặc đã bán ra khi thành lập doanh nghiệp và được ghi trong Điều lệ công ty. Vốn điều lệ thể hiện khả năng tài chính của công ty và trách nhiệm tài chính của cổ đông đối với các khoản nợ của công ty. Vốn điều lệ cũng ảnh hưởng đến mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm. Hiện nay, doanh nghiệp mới thành lập trong năm đầu tiên sẽ được miễn thuế môn bài, từ năm thứ 2 trở đi thì phải đóng theo mức như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng là 2 triệu đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng là 3 triệu đồng/năm.
Sau khi thành lập, công ty cổ phần cần thực hiện những thủ tục gì?
Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần cần thực hiện một số việc quan trọng để đảm bảo hoạt động hợp pháp và tránh bị xử phạt.
- Thực hiện thủ tục khắc con dấu doanh nghiệp theo mẫu quy định, và thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Treo biển công ty tại trụ sở chính công ty cổ phần ghi rõ tên công ty, loại hình doanh nghiệp, mã số thuế và các thông tin cần thiết khác.
- Mua chữ ký số (USB token) để xác thực các giao dịch điện tử, nộp thuế điện tử, và thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến.
- Mua hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn với cơ quan thuế.
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu trong thời gian quy định.
- Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo số tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Tiến hành đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên công ty đã ký hợp đồng lao động
Trên đây là chi tiết thủ tục mở công ty cổ phần đã được Tư vấn Quang Minh cập nhật. Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932 068 886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Đánh giá: