Công ty holding là loại hình công ty tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh này để kinh doanh vì những lợi thế của nó. Công ty holding có lợi thế ở khả năng nắm giữ tài sản, cho phép thu hút các nhà đầu tư góp vốn và quản lý vào các công ty con.
Vậy bản chất của mô hình và cách thành lập công ty holding như thế nào? Bài viết sau đây sẽ được Quang Minh chia sẻ mọi thông tin liên quan đến mô hình công ty này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
Công ty holding là công ty gì?
“Holding” trong tiếng Anh nghĩa là “nắm giữ”. Thật ra, Luật Doanh nghiệp Việt Nam không hề đề cập đến loại hình công ty holding. Thực tế, đây không được xem là một loại hình công ty, nhưng là một hình thức quản lý vốn của các nhà đầu tư.
Bản chất công ty holding không kinh doanh sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Công ty này có chức năng nắm giữ cổ phần hoặc phần vốn góp để chi phối các công ty mà công ty holding làm chủ. Việc này làm giảm rủi ro cho người nắm giữ cổ phần. Người mua cổ phần muốn che dấu thông tin sẽ giao quyền năm giữ cổ phần cho công ty holding.
Phân loại công ty holding
Công ty holding chuyên về kinh doanh
Công ty holding kinh doanh có chức năng là công ty đầu tư nguồn vốn vào các công ty con. Đồng thời, trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty mà công ty holding nắm giữ.
Công ty holding chuyên về đầu tư
Trong trường hợp này, công ty holding thực hiện vai trò của công ty mẹ. Công ty holding sẽ nắm giữ vốn đầu tư vào công ty con để thu về lợi nhuận.
Công ty holding thực hiện quản lý và điều hành
Đối với mô hình này, công ty holding sẽ trực tiếp tham gia quản lý các công ty con.
Ưu điểm và nhược điểm khi quản lý vốn theo hình thức công ty holding
Ưu điểm của hình thức quản lý vốn công ty holding:
- Với hình thức quản lý vốn của công ty holding, số tiền mà công ty con trả cổ tức sẽ được dùng để đầu tư vào một công ty khác. Nhờ đó, công ty có được nguồn đầu tư có tiềm năng hơn
- Công ty holding sử dụng số tiền lợi nhuận để cho vay qua lại giữa các công ty trong nội bộ. Từ đó, chi phí công ty được tối ưu hóa.
- Khả năng thiệt hại sẽ thấp nhất nếu các công ty con kinh doanh thua lỗ
- Tài sản ở công ty holding được chuyển nhượng dễ dàng hơn.
- Khoản thuế cần phải đóng giảm đi khi đặt một số công ty con hoạt động kinh doanh ở nhóm chuyên biệt.
Nhược điểm của công ty holding:
- Tình trạng mâu thuẫn và xung đột dễ xảy ra giữa các cổ đông của công ty holding và công ty con mà holding nắm giữ.
Công ty holding không phải là một loại hình doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật, mà thực chất là một hình thức quản lý vốn. Vì thế, việc thành lập công ty holding không khác với các công ty bình thường. Thông thường, việc lựa chọn công ty TNHH hoặc công ty Cổ phần để thành lập sẽ phù hợp với hình thức quản lý này.
Điều kiện thành lập công ty holding theo hướng công ty cổ phần hoặc công ty TNHH
Đặt tên công ty đúng quy định của pháp luật
- Việc đăng ký tên doanh nghiệp cần đúng theo quy định. Tên công ty holding khi đăng ký gồm loại hình công ty và tên riêng.
- Không được đặt tên công ty giống, trùng hay gây lần lẫm với tên đã được đăng ký trước. Và tuân theo những quy định khác liên quan.
Địa chỉ hợp lệ để đặt trụ sở công ty holding
- Khi thành lập công ty holding, địa chỉ cần hợp lệ, rõ ràng và chính xác để đăng ký làm trụ sở công ty.
- Không đăng ký đặt trụ sở công ty tại địa chỉ nhà tập thể hay chung cư.
Đăng ký vốn điều lệ công ty
- Đăng ký mức vốn điều lệ là bao nhiêu tuỳ thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp đăng ký và khả năng của nhà đầu tư. Nhà nước không quy định cụ thể về mức vốn điều lệ nhưng doanh nghiệp cần cân nhắc sao cho hợp lý để kinh doanh thuận lợi.
Về người đại diện pháp lý của công ty holding
- Đại diện pháp lý là người sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của doanh nghiệp.
- Vì thế, doanh nghiệp cần lựa chọn người đại diện đáp ứng những quy định của pháp luật, đủ năng lực trong ngành và kinh nghiệm quản lý.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh với những điều kiện kèm theo
Khi thành lập công ty holding, doanh nghiệp cần cân nhắc ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cần đáp ứng. Đó là những điều kiện liên quan đến chứng chỉ, giấy phép và mức vốn pháp định yêu cầu để được hoạt động.
Hồ sơ thành lập công ty holding
Hồ sơ thành lập công ty holding tương ứng với các loại hình doanh nghiệp được đăng ký khác nhau. Thông thường, hồ sơ thành lập công ty bao gồm những giấy tờ chính yếu như sau:
- Mẫu giấy đề nghị thành lập công ty – tuỳ loại hình doanh nghiệp mà mẫu đề nghị khác nhau.
- Văn bản nêu rõ bản điều lệ doanh nghiệp.
- Văn bản trình bày danh sách thành viên hoặc các cổ đông thành lập công ty.
- Nếu cổ đông hay thành viên công ty là cá nhân: Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND, CCCD hay hộ chiếu) hợp lệ còn hiệu lực .
- Nếu cổ đông hay thành viên công ty là tổ chức: Bản sao văn bản Chứng nhận ĐKDN, quyết định của tổ chức về việc uỷ quyền cho cá nhân đại diện, và bản sao giấy tờ chứng thực hợp lệ của cá nhân đó.
- Văn bản về việc quyết định góp vốn nếu cổ đông hay thành viên là tổ chức.
Mỗi loại hình doanh nghiệp và trong những trường hợp đặc biệt, hồ sơ yêu cầu các thành phần khác nhau. Cùng với giấy ủy quyền cho Quang Minh thực hiện thủ tục thành lập công ty holding cho khách hàng.
Thủ tục thành lập công ty holding
Tại Tư vấn Luật Quang Minh, dịch vụ thành lập công ty holding được thực hiện chuyên nghiệp và hiệu quả với các bước như sau:
Bước 1: Tư vấn các thông tin cần thiết để thành lập công ty
Những thông tin nền tảng liên quan đến công ty rất quan trọng trước khi thành lập. Quang Minh sẽ hỗ trợ tư vấn để khách hàng xác định những thông tin này một cách hợp lệ.
Bước 2: Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ đúng quy định
Soạn thảo hồ sơ đúng quy định là điều kiện mang tính quyết định để các thủ tục pháp lý được suôn sẻ và nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Quang Minh, khách hàng sẽ được chuyên viên pháp lý hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đầy đủ và đúng quy định. Chúng tôi sẽ mang đến tận nơi để khách hàng thuận tiện ký tên.
Bước 3: Thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hồ sơ hoàn thiện, Quang Minh sẽ thay khách hàng đi nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư.
Bước 4: Bàn giao kết quả thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Khi hồ sơ được thông qua, chúng tôi đến Sở Sở kế hoạch và đầu tư để nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chúng tôi sẽ kiểm tra lại thông tin và bàn giao kết quả đến tận nơi cho khách hàng.
Bước 5: Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi thành lập
- Khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký doanh nghiệp.
- Nộp hồ sơ kê khai báo thuế và đóng thuế doanh nghiệp.
- Mua chữ ký điện tử cho doanh nghiệp.
- Thực hiện đăng ký và phát hành hoá đơn điện tử.
- Đăng thông báo về thông tin doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin quan trọng về việc thành lập công ty holding Quang Minh muốn gửi đến bạn. Hy vọng những nội dung này hữu ích trong quá trình tham khảo của bạn.
Nếu cần được tư vấn hay sử dụng dịch vụ, xin mời bạn liên hệ đến tổng đài 0932.068.886 nhé! Đến với Tư vấn Quang Minh, bạn sẽ hoàn toàn hài lòng về dịch vụ của chúng tôi, với đội ngũ chuyên viên luật sư kinh nghiệm dày dạn, nghiệp vụ cao, luôn tận tâm hỗ trợ.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết cùng chủ đề:
Thành lập công ty tài chính – Tư vấn chi tiết
Thành lập công ty tại bắc giang
Thành lập công ty tại hải phòng
Thành lập công ty giải trí
Thành lập công ty holding
Thành lập công ty cung ứng lao động
Thành lập công ty dịch vụ dịch thuật
Thành lập công ty hàn quốc tại việt nam
Đánh giá: