Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành nghề phát triển mạnh tại Việt Nam những năm gần đây. Để hoạt động kinh doanh khách sạn, cơ sở kinh doanh cần đáp ứng những điều kiện cần thiết được nhà nước quy định. Trong đó, xin giấy phép kinh doanh khách sạn là điều kiện thiết yếu.
Bài viết sau đây Quang Minh sẽ chia sẻ những kinh nghiệm pháp lý về quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn. Xin mời bạn tham khảo và liên hệ với hotline của chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé!
Cơ sở pháp lý về việc xin giấy phép kinh doanh khách sạn
- Nền tảng pháp lý quan trọng đối với việc kinh doanh khách sạn là Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14.
- Thứ hai, việc kinh doanh khách sạn dựa trên nhiều quy định thể hiện ở Luật du lịch 2017 số 09/2017/QH14
- Bên cạnh đó, một số văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện Luật du lịch đáng quan tâm là Nghị định 168/2017/NĐ-CP và Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy
- Ngoài ra, liên quan đến thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, nền tảng pháp lý là Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi năm 2013, Luật an toàn thực phẩm 2010, Luật bảo vệ môi trường 2020. Ngoài ra, Nghị định 96/2016/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện liên quan đến an ninh trật tự.
Những hình thức kinh doanh dịch vụ khách sạn
Phân loại khách sạn theo hình thức sở hữu
Khách sạn có thể được phân loại dựa trên hình thức sở hữu bao gồm:
- Khách sạn thuộc sở hữu Nhà nước
- Khách sạn theo hình thức cổ phần
- Khách sạn được thành lập theo mô hình công ty TNHH
- Khách sạn sở hữu tư nhân
Phân loại khách sạn dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia – TCVN 4391:2015
Bên cạnh đó, khách sạn cũng được xếp hạng sao dựa trên các tiêu chuẩn Quốc gia – TCVN 4391:2015. Các tiêu chí bao gồm vị trí địa điểm, kiến trúc, dịch vụ, trang thiết bị tiện nghi, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường, người quản lý và nhân viên phục vụ, … Dựa trên các tiêu chí này, khách sạn có thể được xếp hạng theo hạng từ 1 sao đến 5 sao.
Những điều kiện chung để kinh doanh dịch vụ khách sạn
Các điều kiện chung cần đáp ứng
- Đơn vị đăng ký ngành nghề kinh doanh lưu trú du lịch
- Đáp ứng các điều kiện liên quan theo quy định pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch. Cụ thể là có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an ninh, trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Các điều kiện cụ thể khách sạn cần đảm bảo
- Khách sạn có cơ sở vật chất tối thiểu được thiết kế đạt tiêu chuẩn một sao. Hệ thống cấp nước sạch và thoát nước, hệ thống điện đảm bảo yêu cầu. Khách sạn có ít nhất 10 phòng ngủ với diện tích tối thiểu là 12m2, 9m2 tùy vào phòng đôi hay phòng đơn. Cơ sở có quầy lễ tân và phòng vệ sinh chung.
- Bên cạnh đó, khách sạn đảm bảo an toàn, không gần các cơ sở sản xuất độc hại, khu vệ sinh công cộng và các bệnh viện, trường học. Theo quy định, khoảng cách giữa khách sạn và các địa điểm này ít nhất là 100m. Đồng thời, theo quy định hiện hành, khách sạn không được liền kề khu vực cần bảo vệ an ninh, quốc phòng.
- Đáp ứng yêu cầu tối thiểu liên quan đến xây dựng, dịch vụ, trang thiết bị. Quy định trình độ chuyên môn và yêu cầu ngoại ngữ đối với người quản lý và nhân viên phục vụ đáp ứng tiêu chuẩn xếp hạng với mỗi loại, hạng.
Điều kiện về an ninh, trật tự của khách sạn
- Đối với người phụ trách về an ninh, trật tự của khách sạn.
- Nếu là người Việt Nam, không thuộc các trường hợp có tiền án chưa được xóa án tích, đã bị khởi tố hình sự, đang được tạm hoãn thi hành hình phạt tù, đối tượng bị cấm kinh doanh các ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự,…
- Nếu là người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài định cư ở nước ngoài và người nước ngoài, đã được cấp phép cư trú bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
- Khách sạn phải có phương án đáp ứng và đảm bảo an ninh, trật tự.
Trong vòng 3 tháng kể từ khi hoạt động kinh doanh, khách sạn phải gửi hồ sơ đăng ký thẩm định và xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hồ sơ được nộp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi được xếp hạng, khách sạn cần treo biển xếp hạng và quyết định công nhận hạng theo quy định. Khách sạn sẽ bị phạt hành chính từ 10 đến 15 triệu đồng nếu không đăng ký xếp hạng sao.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn
- Bản sao hợp lệ đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
- Bản sao hợp lệ đối với Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
- Bản sao hợp lệ đối với Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (nếu khách sạn kinh doanh dịch vụ ăn uống).
- Văn bản kê khai đầy đủ cơ sở vật chất và những trang thiết bị được sử dụng.
- Văn bản kê khai đầy đủ danh sách những cán bộ và công nhân viên của khách sạn.
- Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của những cán bộ và công nhân viên.
- Giấy chứng nhận xác nhận quyền sử dụng hợp pháp đối với mặt bằng vị trí đặt khách sạn.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi đăng ký kinh doanh dịch vụ khách sạn.
Thời gian thực hiện: trong vòng 3 đến 5 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục từng bước xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh khách sạn
Thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề khách sạn tương đối phức tạp. Cơ sở kinh doanh cần đáp ứng nhiều loại giấy phép khác nhau. Vì thế, bạn có thể tham khảo các bước sau đây để quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn được thuận lợi:
- Bước 1: Đăng ký kinh doanh khách sạn tuỳ theo loại hình doanh nghiệp hay hộ kinh doanh.
- Bước 2: Thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự đối với khách sạn.
- Bước 3: Tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép Phòng cháy chữa cháy cho khách sạn.
- Bước 4: Tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bước 5: Tiến hành thủ tục xin cấp Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường.
- Bước 6: Thực hiện thủ tục đăng ký xếp hạng sao cho khách sạn.
Lệ phí nhà nước về cấp giấy phép kinh doanh khách sạn
Lệ phí đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn được niêm yết tại từng trụ sở cụ thể nơi tiến hành đăng ký.
Hồ sơ xin cấp giấy phép an ninh trật tự cho khách sạn
Để xin cấp giấy phép an ninh trật tự cho khách sạn, cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép an ninh trật tự trình bày theo mẫu số 03 – Phụ lục kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP.
- Bản sao hợp lệ đối với đăng ký giấy phép kinh doanh.
- Bản kê khai lý lịch cùng với Bản khai nhân sự hoặc Phiếu lý lịch tư pháp của người phụ trách về an ninh, trật tự của khách sạn.
- Bản sao hợp lệ các văn bản, tài liệu chứng minh khách sạn đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Bản nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy bản sao hợp lệ.
- Biên bản của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc kiểm tra phòng cháy và chữa cháy.
Hồ sơ được nộp vào giờ hành chính tại Phòng Cảnh sát quản lý về trật tự xã hội, thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tục được thực hiện trong vòng 05 ngày làm việc trong trường hợp cấp mới và trong vòng 04 ngày làm việc trong trường hợp cấp lại hay cấp đổi.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin cấp Giấy phép Phòng cháy chữa cháy
Khách sạn cần chuẩn bị những văn bản sau khi soạn hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (PCCC):
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện về PCCC (theo mẫu)
- Bản sao văn bản chứng nhận thẩm duyệt liên quan đến PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC.
- Bản liệt kê danh sách các phương tiện PCCC và các phương tiện thiết bị cứu người đã được trang bị.
- Văn bản quyết định thành lập đội PCCC cơ sở.
- Danh sách liệt kê lực lượng đã qua huấn luyện về PCCC.
- Văn bản trình bày phương án chữa cháy.
Sau khi soạn thảo đầy đủ các văn bản như trên, hồ sơ nộp tại Phòng phòng cháy chữa cháy thuộc quận, huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy số tầng và quy mô xây dựng của khách sạn.
Thời gian thực hiện thủ tục thẩm định và cấp giấy phép Phòng cháy chữa cháy là 15 ngày.
Hồ sơ khách sạn cần chuẩn bị để đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với khách sạn có bán thực phẩm cho khách ngoài khách sạn. Để thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, chúng ta cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có ngành nghề sản xuất và kinh doanh thực phẩm.
- Văn bản trình bày thuyết minh liên quan đến cơ sở vật chất.
- Bản vẽ trình bày sơ đồ mặt bằng áp dụng trong sản xuất kinh doanh;
- Bản thể hiện quy trình chế biến thực phẩm bao gồm các khâu vận chuyển, bày bán và bảo quản.
- Văn bản trình bày thuyết minh về trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của khách sạn.
- Văn bản xác nhận kiến thức của chủ cơ sở và nhân sự trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân sự trực tiếp sản xuất và kinh doanh thực phẩm để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và chế biến thức ăn, hồ sơ được nộp tại Sở Y tế. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, hồ sơ được nộp tại Sở Công thương.
Thủ tục thẩm định và cấp phép giấy chứng nhận vệ sinh ATTP được thực hiện trong thời gian từ 30 đến 40 ngày. Giấy chứng nhận có thời hạn là 03 năm
Hồ sơ cần soạn thảo khi đăng ký xếp hạng sao của khách sạn
Cơ sở lưu trú cần chuẩn bị những văn bản sau cho hồ sơ đăng ký xếp hạng sao:
- Văn bản đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú khách sạn (theo mẫu).
- Bản vẽ thể hiện sơ đồ phòng khách sạn.
- Văn bản liệt kê danh sách nhân viên làm việc tại khách sạn, cùng với bằng cấp, nghiệp vụ liên quan.
- Bản sao hợp lệ đối với văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ của trưởng những bộ phận lễ tân, bàn, buồng, bếp, bar, bảo vệ (đối với khách sạn đề nghị xếp hạng cao cấp, hoặc hạng từ 1 sao đến 5 sao).
- Bảng điểm thể hiện đánh giá khách sạn theo tiêu chuẩn xếp hạng sao.
- Bản sao công chứng hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Bản sao công chứng hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự.
- Bản sao công chứng hợp lệ Giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Biên lai nộp lệ phí thẩm định cơ sở lưu trú theo quy định hiện hành.
Hồ sơ đề nghị xếp hạng sao cho cơ sở lưu trú được nộp tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khách sạn bắt đầu tiến hành nộp hồ sơ xếp hạng sao.
Thủ tục được thực hiện trong vòng 30 đến 45 ngày.
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh dịch vụ khách sạn của Quang Minh
- Hỗ trợ tư vấn pháp lý về những điều kiện, hồ sơ và thủ tục khách sạn cần đáp ứng khi xin cấp giấy phép kinh doanh khách sạn.
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng soạn thảo những thông tin cần thiết cho hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh khách sạn.
- Quang Minh hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh khách sạn đúng quy định.
- Thay khách hàng tiến hành các thủ tục pháp lý tại cơ quan có thẩm quyền.
- Chúng tôi luôn cập nhật đầy đủ và chính xác cho khách hàng tiến trình đề nghị cấp giấy phép kinh doanh khách sạn.
- Nhận kết quả tại cơ quan chức năng và bàn giao giấy phép kinh doanh khách sạn đến tận tay khách hàng.
- Sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến khách sạn ngay cả khi hoàn tất dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh.
Câu hỏi thường gặp về thủ tục cấp giấy phép kinh doanh khách sạn
Những loại giấy phép khách sạn cần đáp ứng khi xin giấy phép kinh doanh khách sạn?
Để làm giấy phép kinh doanh khách sạn, chủ cơ sở cần đáp ứng các loại giấy phép sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể)
- Giấy phép đủ điều kiện về an ninh trật tự
- Giấy phép đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
- Giấy phép cấp hạng cơ sở lưu trú
Thời gian thực hiện thủ tục để xin tất cả các giấy phép kinh doanh khách sạn là bao lâu?
Để xin cấp giấy phép của tất cả các loại giấy phép liên quan đến giấy phép kinh doanh khách sạn thường trong thời gian từ 45 đến 60 ngày.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc đề nghị cấp giấy phép kinh doanh khách sạn và các vấn đề pháp lý liên quan. Nếu bạn cần được giải đáp những thắc mắc thêm, đừng ngại liên hệ với Tư vấn Quang Minh nhé! Chúng tôi rất sẵn lòng được hỗ trợ tư vấn.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết liên quan bạn cần quan tâm:
Cách đăng ký giấy phép kinh doanh nhanh chóng và mới nhất
Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh – Luật Quang Minh
Làm giấy phép kinh doanh cần những gì? Thủ tục và lưu ý
Đăng ký giấy phép kinh doanh bao nhiêu tiền? Ưu đãi chỉ tại Quang Minh
Đăng ký giấy phép kinh doanh cần những gì và những điều cần lưu ý
Đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? – Tư vấn Luật Quang Minh
Làm giấy phép kinh doanh ở đâu? Chi phí cụ thể mới nhất 2021
Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh phù hợp các loại hình kinh doanh
Đăng ký giấy phép kinh doanh online – hình thức đăng ký nhanh chóng
Đăng ký giấy phép kinh doanh trực tuyến với những thủ tục nhanh gọn lẹ
Đăng ký giấy phép kinh doanh qua mạng – Tư vấn chi tiế
Đăng ký giấy phép kinh doanh cho ngành nghề có điều kiện
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm những thủ tục nào?
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế – Thủ tục và một số điều cần lưu ý
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa – Thủ tục và yêu cầu thực hiện
Đánh giá: