Tại Việt Nam, kinh doanh dịch vụ ăn uống rất được các nhà đầu tư quan tâm với tiềm năng sinh lời cao nhưng tính cạnh tranh cũng khá khốc liệt. Để tiến hành kinh doanh hợp pháp, nhà đầu tư cần xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Trong bài viết này, Tư vấn Quang Minh xin gửi đến bạn những thông tin pháp lý liên quan đến điều kiện cần đáp ứng, hồ sơ và thủ tục cần thực hiện khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống. Xin mời bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nhé.
Nền tảng pháp lý về kinh doanh dịch vụ ăn uống
Kinh doanh dịch vụ ăn uống là ngành nghề phát triển nở rộ tại Việt Nam và ngày càng thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này. Tuy vậy, việc hiểu và thực hiện kinh doanh đúng các quy định liên quan không phải ai cũng nắm rõ. Trước khi bắt tay vào thực hiện kinh doanh ngành nghề này, xin mời bạn cùng tìm hiểu các cơ sở pháp lý sau đây:
- Trước hết là Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Thứ hai, Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021 về hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp.
- Kế đến là Luật an toàn thực phẩm 2010.
- Bên cạnh đó, chủ cơ sở dịch vụ ăn uống cần tìm hiểu Nghị định 115/2018/NĐ-CP.
Tổng quan về kinh doanh dịch vụ ăn uống
Thế nào là kinh doanh dịch vụ ăn uống?
Kinh doanh dịch vụ ăn uống là mô hình kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ ăn uống tại một địa điểm nhất định như nhà hàng, khách sạn, quán rượu, máy bay, bệnh viện, tàu du lịch, địa điểm giải trí hoặc một nơi tổ chức sự kiện.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng có thể được hiểu là một hình thức kinh doanh của các chủ thể chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến thức ăn và nước uống cho các khách hàng được phục vụ tại chỗ trong quán ăn, nhà hàng và họ phải trả tiền sau khi dùng bữa. Hình thức kinh doanh này cũng cung cấp các dịch vụ tương tự như phục vụ thức ăn mang đi hoặc một số chương trình khuyến mãi khác.
Các mã ngành về kinh doanh dịch vụ ăn uống
Khi đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, chủ cơ sở kinh doanh cần đăng ký ngành nghề liên quan. Những mã ngành nghề này được quy định trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Chúng ta có thể tham khảo văn bản ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Trong đó, các mã ngành dịch vụ ăn uống có thể được tóm lược như sau:
- 5610: Ngành nghề kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống được phục vụ theo hình thức cố định hoặc lưu động.
- 5630: Ngành nghề kinh doanh dịch vụ phục vụ đồ uống.
- 5621: Ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hợp đồng một cách không thường xuyên với khách hàng.
- 5629: Ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống khác.
- 4633: Ngành nghề kinh doanh bán buôn các loại đồ uống pha chế và đóng sẵn.
Thực tế, dịch vụ ăn uống có thể được được kinh doanh kết hợp với nhiều ngành nghề liên quan khác. Vì thế, chủ cơ sở kinh doanh có thể kết hợp đăng ký để tiến hành hoạt động này trong tương lai mà không cần đăng ký nhiều lần.
Những điều kiện cần đáp ứng khi kinh doanh dịch vụ ăn uống
Căn cứ vào Luật an toàn thực phẩm 2010 tại theo Điều 34 và Điều 28, cá nhân và tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống cần thoả mãn các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp. Trong đó, đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Bảo đảm điều kiện theo quy định về an toàn thực phẩm tại nơi chế biến và kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Cơ sở kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống
Trên thị trường, hiện có rất nhiều mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống khác nhau. Trong đó, một số mô hình nổi bật có thể kể đến như:
Mô hình kinh doanh nhà hàng Buffet
Mô hình nhà hàng buffet đặc trưng bởi mô hình tự chọn, hay có thể gọi là tiệc đứng. Với mô hình kinh doanh này, khách hàng có thể tự do lựa chọn món ăn và đứng, ngồi, đi lại tùy thích khi ăn uống. Tiệc Buffet có điểm mạnh là có thể phục vụ cho nhiều khách hàng hơn. Đồng thời, giúp thực khách giao tiếp, trao đổi với nhau dễ dàng hơn.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình Casual Dining
Đây vẫn là một trong những mô hình ẩm thực được ưa chuộng nhất hiện nay. Mô hình kinh doanh này khá phổ biến nhưng vẫn được xem là cao cấp và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Dù vậy, chủ yếu tập trung cho nhóm khách hàng trung lưu. Một số nhà hàng kinh doanh mô hình này như: Luna D’Autumno, Thái Express, Baozi, hoặc Al Fresco’s.
Mô hình nhà hàng nhượng quyền thương hiệu
Mô hình nhà hàng nhượng quyền thương hiệu là một mô hình kinh doanh tương đối đơn giản có khả năng sinh lời cao. Tất cả các vấn đề liên quan đến sản phẩm, thiết kế, thương hiệu, chiến lược kinh doanh,… đã sẵn có. Lựa chọn mô hình này, chủ đầu tư chỉ cần tìm địa điểm hợp lý và vốn đầu tư tốt.
Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống
Thủ tục đăng ký kinh doanh theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể bao gồm các thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể.
- Bản sao chứng thực hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm đăng ký hộ kinh doanh như hợp đồng thuê nhà hoặc giấy xác nhận quyền sử dụng đất.
- Bản sao chứng thực hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên hộ cá thể nếu có nhiều thành viên góp vốn thành lập.
- Bản sao biên bản họp thống nhất việc thành lập hộ kinh doanh của các thành viên.
- Văn bản ủy quyền hợp lệ cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh của các thành viên.
- Văn bản ủy quyền của chủ hộ kinh doanh cho người đại diện đi nộp hồ sơ (nếu người này không phải là chủ hộ kinh doanh cá thể).
Hồ sơ nêu trên được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh quận/ huyện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Trong đó, có đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ ăn uống.
Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức doanh nghiệp
Để đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức doanh nghiệp, hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
- Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tương ứng với loại hình công ty được thành lập.
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Danh sách liệt kê những thành viên hay cổ đông góp vốn tuỳ theo loại hình công ty.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên hay cổ đông góp vốn nếu đó là cá nhân.
- Nếu thành viên hay cổ đông góp vốn là tổ chức thì yêu cầu bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; văn bản ủy quyền người đại diện của tổ chức và bản sao giấy tờ cá nhân hợp lệ của người đại diện.
- Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp đi nộp hồ sơ.
Nơi nộp hồ sơ là Phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời hạn giải quyết hồ sơ là từ 3 đến 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống hay giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Ngoài giấy đăng ký kinh doanh, loại giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống cần thiết đối với cơ sở kinh doanh là giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là giấy chứng nhận do Bộ Y tế cấp cho cá nhân hay doanh nghiệp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống
- Đơn đề nghị theo mẫu cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Trong đó, có đăng ký ngành, nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Bản thuyết minh cho thấy trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ đáp ứng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp đối với chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm.
- Giấy xác nhận chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã tham gia tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nếu kinh doanh dịch vụ ăn uống là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hồ sơ cần đáp ứng Thực hành sản xuất tốt (GMP) về thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần bao gồm thêm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt điều kiện về Thực hành sản xuất tốt.
- Văn bản trình bày Sơ đồ thể hiện các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất.
- Danh mục liệt kê những thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở.
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và nộp tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
- Bước 2: Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ xem xét và thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định sẽ được ghi vào Biên bản.
- Bước 3: Trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chức năng kiểm tra thực tế cơ sở về điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu cơ sở đáp ứng đầy đủ điều kiện, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở. Nếu cơ quan này từ chối thì sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Nếu kết quả thẩm định không đạt tiêu chuẩn, thời hạn thẩm định lại sẽ được ghi trong biên bản thẩm định. Lần thẩm định tiếp theo nếu vẫn không đạt thì đoàn thẩm định có thể đề xuất đình chỉ hoạt động của cơ sở.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được tư vấn dịch vụ giấy phép kinh doanh và các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết liên quan bạn cần quan tâm:
Cách đăng ký giấy phép kinh doanh nhanh chóng và mới nhất
Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh – Luật Quang Minh
Làm giấy phép kinh doanh cần những gì? Thủ tục và lưu ý
Đăng ký giấy phép kinh doanh bao nhiêu tiền? Ưu đãi chỉ tại Quang Minh
Đăng ký giấy phép kinh doanh cần những gì và những điều cần lưu ý
Đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? – Tư vấn Luật Quang Minh
Làm giấy phép kinh doanh ở đâu? Chi phí cụ thể mới nhất 2021
Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh phù hợp các loại hình kinh doanh
Đăng ký giấy phép kinh doanh online – hình thức đăng ký nhanh chóng
Đăng ký giấy phép kinh doanh trực tuyến với những thủ tục nhanh gọn lẹ
Đăng ký giấy phép kinh doanh qua mạng – Tư vấn chi tiế
Đăng ký giấy phép kinh doanh cho ngành nghề có điều kiện
Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm những thủ tục nào?
Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế – Thủ tục và một số điều cần lưu ý
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa – Thủ tục và yêu cầu thực hiện
Đánh giá: