Kinh doanh spa và các dịch vụ làm đẹp là một trong những xu hướng kinh doanh hiện đại. Vậy điều kiện, hồ sơ và thủ tục để xin giấy phép kinh doanh spa là gì? Qua bài viết này, Quang Minh sẽ giải đáp những băn khoăn này của bạn. Xin mời bạn tham khảo những thông tin cần thiết để thực hiện kinh doanh ngành nghề này nhé.
Nền tảng pháp lý về việc xin giấy phép kinh doanh spa
- Trước tiên, căn cứ pháp lý liên quan đến việc đăng ký kinh doanh là Luật Doanh nghiệp 2020.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ban hành hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg là căn cứ quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Trong khi đó, việc cấp giấy phép kinh doanh spa liên quan đến Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Quy định này quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Ngành nghề kinh doanh spa là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì thế, chủ cơ sở kinh doanh spa cần tham khảo Nghị định 96/2016/NĐ-CP như là một trong những nền tảng pháp lý. Trong đó, quy định điều kiện về an ninh, trật tự cho những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Thế nào là kinh doanh Spa?
Spa là thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam để chỉ các hoạt động chăm sóc sắc đẹp. Tuy vậy, xét về mặt pháp lý, Spa là thuật ngữ gây khó khăn cho các chủ cơ sở khi phải xác định điều kiện và tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh Spa
- Spa được xem là từ viết tắt của từ Sanitas Per Aqua, nghĩa là liệu pháp giúp giải phóng độc tố trong cơ thể thông qua việc xông hơi, thư giãn, chăm sóc da, nghỉ ngơi, ngâm mình, massage, bấm huyệt… Hay nói cách khác, Spa là nơi mà khách hàng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mang tính hồi phục, tái tạo sự cân bằng về thể chất và tinh thần mà không sử dụng mọi loại thuốc có tính chất điều trị, chữa trị.
- Đây là ngành nghề kinh doanh dịch vụ không có điều kiện. Chủ cơ sở kinh doanh có thể tiến hành kinh doanh Spa ngay sau khi đăng ký kinh doanh và không cần đáp ứng các điều kiện khác.
Phân biệt đăng ký kinh doanh Spa và dịch vụ massage
- Cần phân biệt Spa và massage là thuật ngữ có nghĩa tiếng Việt là “xoa bóp”. Trong đó, “xoa bóp” là một trong các phương pháp vật lý trị liệu nhằm phục hồi và nâng cao sức khỏe con người. Massage là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Vì thế, nếu kinh doanh spa bao gồm dịch vụ massage thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Những điều kiện kinh doanh dịch vụ Spa, massage và chăm sóc sắc đẹp
Như thế, để thực hiện dịch vụ kinh doanh spa, massage và chăm sóc sắc đẹp, chúng ta cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các điều kiện sau:
Đăng ký kinh doanh
Điều kiện trước tiên cần đáp ứng để kinh doanh ngành nghề dịch vụ kinh doanh spa, massage và chăm sóc sắc đẹp là chủ cơ sở cần đăng ký kinh doanh. Chủ cơ sở có thể thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với một trong hai mô hình sau:
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo một trong các loại hình khác nhau.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Khi đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở cần ghi rõ có hay không kinh doanh hoạt động xoa bóp (massage).
Trường hợp kinh doanh Spa bao gồm hoạt động xoa bóp (massage)
Để hoạt động kinh doanh dịch vụ Spa, bao gồm dịch vụ xoa bóp, cơ sở cần đáp ứng:
- Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện về an ninh trật tự.
- Chứng chỉ hành nghề đối với chuyên viên massage, tham khảo nội dung mục 3 bên dưới.
- Đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc, và các điều kiện liên quan đến nhân sự. Mời tham khảo nội dung ở mục 4 bên dưới.
Trường hợp kinh doanh spa không bao gồm hoạt động xoa bóp (massage)
Đối với cơ sở kinh doanh spa không bao gồm dịch vụ xoa bóp, chủ cơ sở có thể tiến hành kinh doanh sau khi nhận giấy phép kinh doanh. Trong đó, mã ngành đăng ký cần thể hiện chi tiết các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp:
- Mã ngành 9610: Bao gồm dịch vụ massage, tắm hơi và các dịch vụ nâng cao sức khoẻ tương tự (trừ các hoạt động liên quan đến thể thao).
- Mã ngành 9631: Bao gồm các dịch vụ phục vụ cá nhân khác, như cắt tóc, gội đầu, làm đầu, massage mặt, tạo kiểu tóc, làm móng, trang điểm,…
Điều kiện đối với nhân viên, chuyên viên
Nghị định số 109/2016/NĐ-CP tại Khoản 3 Điều 38 quy định các điều kiện liên quan đến nhân sự của cơ sở spa bao gồm dịch vụ xoa bóp (massage) như sau:
- Trang phục lịch sự, gọn gàng, có thẻ nhân viên nêu rõ tên cơ sở, hình thẻ nhân viên và tên nhân viên.
- Chuyên viên massage, và thực hiện vật lý trị liệu phải là bác sĩ, kỹ thuật viên, y sĩ các chuyên ngành vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền. Hoặc chuyên viên phải được đào tạo và có chứng chỉ về các chuyên ngành trên.
- Khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần và có giấy chứng nhận sức khỏe của các cơ sở y tế cấp quận, huyện.
- Lưu ý: Chuyên viên, nhân viên sau không được hành nghề là người mắc bệnh tâm thần, bệnh lao phổi, viêm gan B, da liễu và các bệnh truyền nhiễm đang trong giai đoạn điều trị.
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc
Bên cạnh đó, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP tại Điều 38 quy định điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc như sau:
- Diện tích các phòng massage từ 4m2, với trần nhà cao trên 2,5m.
- Phòng massage có ánh sáng vừa đủ, công tắc đèn nằm bên ngoài phòng massage và không dùng loại đèn có công tắc tăng, giảm ánh sáng.
- Không được dùng chốt, khóa ở bên trong phòng.
- Chỉ dùng chuông cấp cứu một chiều từ phòng massage đến phòng bác sĩ hoặc kỹ thuật viên.
- Mỗi phòng massage, phải bố trí, dán các quy định và quy trình thực hiện tại nơi dễ quan sát.
- Đảm bảo các điều kiện vệ sinh đối với các phòng tắm, phòng vệ sinh, giường massage, khăn tắm, gối, ghế,…
- Lắp đặt tủ thuốc với thuốc cấp cứu và dụng cụ y tế phổ biến cho các tình huống cần thiết.
- Bên cạnh đó, địa điểm kinh doanh đảm bảo các điều kiện về địa chỉ trụ sở công ty theo quy định.
Điều kiện về chủ cơ sở kinh doanh
- Điều kiện cần có đối với hộ kinh doanh cá thể là có chứng chỉ hành nghề spa.
- Đối với doanh nghiệp, không yêu cầu chứng chỉ khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khi làm thủ tục xin giấy phép con, chủ doanh nghiệp cần có giấy tờ chứng minh trình độ chuyên môn liên quan. Theo quy định Nghị định số 109/2016/NĐ-CP tại Điều 38.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh spa
- Nếu xin giấy phép kinh doanh Spa theo phương thức đăng ký doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là Sở kế hoạch và đầu tư.
- Nếu xin cấp giấy phép kinh doanh Spa theo phương thức hộ kinh doanh cá thể, thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là UBND quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh Spa
Đối với hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể ngành Spa
- Bản sao công chứng hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ.
- Biên bản họp nhóm thống nhất thành lập hộ kinh doanh cá thể (Nếu HKD do nhóm cá nhân thành lập).
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:
- Văn bản trình bày đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách trình bày thông tin cổ đông hoặc thành viên góp vốn thành lập doanh nghiệp (tùy loại hình doanh nghiệp).
- Bản sao công chứng hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông, thành viên góp vốn, chủ doanh nghiệp, người đại diện.
- Bản trình bày dự thảo điều lệ doanh nghiệp.
- Và những giấy tờ khác tuỳ vào loại hình doanh nghiệp.
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ spa tại Quang Minh
Bạn có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty và dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Quang Minh để tối ưu chi phí, công sức và thời gian. Đồng thời, với dịch vụ xin giấy phép kinh doanh Spa tại Quang Minh, bạn sẽ được hỗ trợ tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan. Đồng thời, việc đáp ứng các điều kiện, thực hiện đầy đủ các thủ tục là quan trọng khi kinh doanh spa để tránh bị xử phạt trong quá trình kinh doanh.
Trên đây là những thông tin tư vấn của Quang Minh liên quan đến thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh spa, massage và chăm sóc sắc đẹp. Bạn có thể liên hệ Quang Minh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Những câu hỏi thường gặp về xin cấp giấy phép kinh doanh spa
Các điều kiện để mở spa là gì?
Nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ Spa không bao gồm dịch vụ massage thì đây là ngành nghề kinh doanh dịch vụ không có điều kiện. Chủ cơ sở kinh doanh có thể tiến hành kinh doanh Spa ngay sau khi đăng ký kinh doanh và không cần đáp ứng các điều kiện khác. Trong khi đó, nếu kinh doanh spa bao gồm dịch vụ massage thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh spa có cần phải thành lập doanh nghiệp không?
Tùy vào mục đích kinh doanh, bạn có thể chọn lựa đăng ký kinh doanh mô hình thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.
Kinh doanh dịch vụ kinh doanh spa thì đăng ký mã ngành là gì?
Mã ngành 9610: Bao gồm dịch vụ massage, tắm hơi và các dịch vụ nâng cao sức khoẻ tương tự (trừ các hoạt động liên quan đến thể thao).
Mã ngành 9631: Bao gồm các dịch vụ phục vụ cá nhân khác, như cắt tóc, gội đầu, làm đầu, massage mặt, tạo kiểu tóc, làm móng, trang điểm,…
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết bạn cần quan tâm:
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh nhà trọ – Luật Quang Minh
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng
Thủ tục trả giấy phép kinh doanh có rắc rối không?
Hướng dẫn làm giấy phép kinh doanh đầy đủ, chi tiết
Sau khi có giấy phép kinh doanh thì làm gì
Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hiện là bao nhiêu?
Đánh giá: