Bạn muốn biết về các đặc điểm của doanh nghiệp xã hội? Bạn muốn thành lập doanh nghiệp xã hội để giúp đỡ giải quyết một vấn đề nhức nhối nào đó đang còn tồn đọng trong xã hội?… Cùng đọc bài viết sau và liên hệ 0932 068 886 để được giải đáp các thắc mắc một cách chi tiết nhất.
Ông bà ta đã có câu “lá lành đùm rá rách, lá rách đùm lá nát” cùng với đó là không biết bao nhiêu hoạt động giúp đỡ người nghèo, hoạt động từ thiện,… đã cho thấy được bản chất lương thiện của con người Việt Nam chúng ta. Có những hình thức giúp đỡ nhanh, cấp tốc nhưng cũng có những hình thức bền vững, dài lâu như hình thức thành lập doanh nghiệp xã hội sẽ được nói tới trong bài viết dưới đây của công ty tư vấn Quang Minh.
Thành lập doanh nghiệp xã hội – cân bằng phát triển kinh tế xã hội
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Doanh nghiệp xã hội là một tổ chức có hình thức quản lý là doanh nghiệp giống như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, khác với những doanh nghiệp khác chỉ hoạt động vì lợi nhuận cho các thành viên thì doanh nghiệp xã hội hoạt động để giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội như bảo vệ môi trường, trẻ em lang thang cơ nhỡ, bảo vệ phụ nữ,…. với mục tiêu chung là nâng cao ý thức người dân; giúp ích cho đất nước, xã hội phát triển một cách toàn diện.
Các đặc điểm của doanh nghiệp xã hội?
Mục đích doanh nghiệp không chỉ là lợi nhuận
Doanh nghiệp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong xã hội theo một quy trình bền vững “cho cần câu chứ không cho con cá” thông qua việc tạo việc làm, đứng ra quyên góp, giải quyết xung đột, giải quyết các vấn đề môi trường,… chứ không phải theo huy động tài trợ của các các nhân, tổ chức, các mạnh thường quân và thực hiện công tác từ thiện, cứu đói thuần túy.
Các nguồn thu nhập của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh, nhưng mục tiêu xã hội được đặt lên trên hết: tạo việc làm cho những người tàn tật như làm tăm tre, làm thủ công, sửa chữa thiết bị điện tử,…; nghiên cứu, phát triển các loại thuốc các phương pháp chữa HIV; thực hiện, nghiên cứu các phương pháp bảo vệ môi trường, năng lượng sạch;…. và 51% lợi nhuận sẽ được tái đầu tư để thực hiện những cam kết phụng sự đất nước.
Để việc thành lập doanh nghiệp xã hội phổ biến rộng rãi hơn, để loại hình doanh nghiệp này có thể phát triển bền vững chính phủ Việt Nam phải có những chính sách hỗ trợ:
Doanh nghiệp xã hội được nhà nước tạo thuận lợi trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận cho cá nhân tổ chức liên quan tới doanh nghiệp.
Được huy động, nhận tài trợ dưới các hình thức tài sản, tài chính, hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để hoạt động và phát triển tốt hơn.
Phải cam kết thực hiện đúng mục tiêu xã hội
Như đã nói như trên mục đích chính của doanh nghiệp xã hội không phải vì lợi nhuận mà là phát triển xã hội, môi trường đem lại cuộc sống tốt hơn cho người dân. Trong thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội, người thành lập phải ký vào cam kết thực hiện mục tiêu xã hội môi trường cũng như công bố cam kết này lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Dựa theo Điều 6 Nghị định 96/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội khi:
- Hết thời hạn
- Các vấn đề cam kết đã thay đổi hoặc không còn nữa.
- Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực không đầy đủ mục tiêu đã cam kết hoặc mức lợi nhuận tái đầu tư không đúng theo quy định pháp luật
Và một số trường hợp khác theo quyết định của doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận để tái đầu tư thực hiện các mục tiêu
Để doanh nghiệp xã hội có đặc điểm chính là hoạt động vì xã hội không vì lợi nhuận thì trong luật doanh nghiệp năm 2020, lợi nhuận dùng để tái đầu tư thực hiện các mục tiêu xã hội khi thành lập doanh nghiệp xã hội đã cam kết là ít nhất 51%. Nếu không thực hiện đúng theo cam kết sẽ bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng.
Như vậy doanh nghiệp xã hội cũng có hoạt động kinh doanh như những doanh nghiệp khác nhưng phải cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định và mục đích chính không phải là lợi nhuận cho các thành viên thành lập công ty.
Bảo vệ môi trường là một vấn đề luôn được các doanh nghiệp xã hội quan tâm
Phân loại doanh nghiệp xã hội
Có 3 loại hình doanh nghiệp xã hội:
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: Thường hoạt động phổ biến dưới dạng tổ chức phi chính phủ (NGO). Những tổ chức này sẽ đưa ra những chương trình, kế hoạch, giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường tồn đọng và thu hút, kêu gọi kinh phí các cá nhân, tổ chức đầu tư cho xã hội.
- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận: Đây thường là doanh nghiệp do các cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh thành lập lên hoạt động theo cơ chế tương tự như các tổ chức từ thiện không vì lợi nhuận.
- Doanh nghiệp xã hội có định hướng xã hội, có lợi nhuận: Doanh nghiệp sẽ đầu tư vào các cơ hội kinh doanh tạo lợi nhuận nhưng mục đích vẫn là để tái đầu tư để giải quyết các vấn đề xã hội đã cam kết.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội về cơ bản cũng giống như các doanh nghiệp thông thường. Khi hồ sơ chuẩn bị gồm có:
- Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Bản điều lệ công ty.
- Danh sách các thành viên, cổ đông thành lập công ty.
- Bản cam kết thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường do tất cả các thành viên đồng ý.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp hội đồng các thành viên thông qua nội dung bản cam kết.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương nơi công ty đặt trụ sở. Sau khi hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh thì các thủ tục đăng ký thành lập công ty cũng được thực hiện như thông thường.
Lưu ý khi công bố thông tin của doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì phải công bố luôn bản cam kết thực hiện nghĩa vụ xã hội của doanh nghiệp.
Công ty Quang Minh cung cấp dịch vụ thành lập công ty
Việt Nam là một đất nước đang phát triển, muốn sự phát triển kinh tế xã hội được cân bằng thì ngoài việc tập trung vào phát triển kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh tạo lợi nhuận thì cũng phải có những kế hoạch phát triển, an sinh xã hội, phát triển nhưng không tàn phá môi trường,… Thành lập doanh nghiệp xã hội đang một trong những phương pháp hữu hiệu được khuyến khích nhiều nhất. ” Dịch vụ đăng ký thành lập công ty ”
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 096 3839 005
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết liên quan bạn nên tham khảo:
Thành lập công ty tại Bình Phước – Công ty Quang Minh
Nhiều ưu đãi khi thành lập công ty tại Long An
Thành lập công ty xây dựng cần những điều kiện nào?
Tư vấn quy trình thành lập công ty du lịch và đúng thủ tục
Thành lập công ty bất động sản cần những gì? – Tư vấn Quang Minh
Thành lập công ty luật – Chi tiết hồ sơ và thủ tục
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu hàng hóa
Chi tiết thành lập công ty bảo vệ – Quy trình – Thủ tục
Điều kiện thành lập công ty chứng khoán – Chủ doanh nghiệp cần biết
Điều kiện thành lập công ty tài chính – Tư vấn chi tiết
Thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền
Thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương nhanh chóng
Thành lập trường mầm non tư thục – Quy định mới nhất
Đánh giá: