Thành lập công ty thiết bị y tế đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư. Với nhu cầu ngày càng tăng về thiết bị y tế chất lượng và hiện đại, việc thành lập một công ty trong lĩnh vực này sẽ mang lại cơ hội phát triển bền vững trong tương lai. Vậy quá trình thành lập công ty thiết bị y tế cần những thủ tục nào?
Trong bài viết dưới đây, Công ty Quang Minh sẽ chỉ ra các lưu ý quan trọng trong quá trình thành lập. Và trả lời các câu hỏi thường gặp để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình khởi nghiệp trong ngành thiết bị y tế.
Quy trình thành lập công ty thiết bị y tế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
Các loại giấy tờ cần thiết
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp: Theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Cần điền đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, bao gồm: tên doanh nghiệp, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,…
- Điều lệ công ty: được soạn thảo theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, bạn cần cung cấp danh sách đầy đủ các thành viên hoặc cổ đông sáng lập. Danh sách này phải bao gồm các thông tin chi tiết như tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, địa chỉ thường trú, và tỷ lệ góp vốn của từng người.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
- Bản sao Giấy khai sinh của người đại diện theo pháp luật (đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật chưa đủ 18 tuổi)
- Giấy ủy quyền (nếu có): Trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp nộp hồ sơ, cần có Giấy ủy quyền do người đại diện theo pháp luật ký và có công chứng.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở kế hoạch và Đầu tư
Thủ tục nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh, bước tiếp theo là nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương thức nộp hồ sơ sau:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương nơi đặt trụ sở chính. Khi nộp trực tiếp, đại diện doanh nghiệp nên chuẩn bị thêm các bản sao chứng thực và giấy tờ cá nhân để đối chiếu nếu cần thiết.
- Nộp hồ sơ online qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian chờ đợi cấp phép
Sau khi hồ sơ được nộp, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý hồ sơ. Thời gian chờ đợi cấp phép thường dao động từ 3 đến 5 ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Nếu hồ sơ của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần bổ sung, Sở sẽ gửi thông báo hướng dẫn chi tiết về việc cần sửa đổi hoặc bổ sung.
Lưu ý: Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần thực hiện đăng thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày.
Bước 3. Nhận giấy phép kinh doanh và hoàn thành các thủ tục khác
Các loại thuế cần nộp
Khi đã nhận được giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần đăng ký mã số thuế và hoàn thành các thủ tục thuế ban đầu. Các loại thuế doanh nghiệp cần lưu ý bao gồm:
- Thuế môn bài: Đây là loại thuế doanh nghiệp phải nộp hàng năm dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư đã đăng ký.
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Áp dụng cho hầu hết các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần kê khai và nộp thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Doanh nghiệp cần kê khai và nộp thuế TNDN dựa trên lợi nhuận hàng năm.
Để đảm bảo tuân thủ đúng quy định về thuế, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của kế toán chuyên nghiệp hoặc tư vấn thuế để thiết lập hệ thống kế toán và khai báo thuế phù hợp.
Thủ tục đăng ký với ngành y tế
Sau khi thành lập công ty thiết bị y tế, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trang thiết bị y tế tại Sở Y tế địa phương nơi đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh thiết bị y tế bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh trang thiết bị y tế.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao Giấy phép kinh doanh.
- Văn bản công bố đủ điều kiện kinh doanh trang thiết bị y tế.
- Bản kê khai nhân sự.
- Giấy tờ chứng minh kho bảo quản, phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
Sở Y tế sẽ thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trang thiết bị y tế cho doanh nghiệp trong vòng 15 ngày làm việc.
Điều kiện thành lập công ty thiết bị y tế
Để thành lập công ty thiết bị y tế, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện về pháp lý
- Công ty phải có giấy phép kinh doanh hợp lệ do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp. Giấy phép này cần ghi rõ ngành nghề kinh doanh là trang thiết bị và vật tư y tế.
- Điều lệ công ty phải được soạn thảo rõ ràng, chi tiết, bao gồm các thông tin về cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông, và các quy định về quản lý, điều hành công ty.
Điều kiện về vốn điều lệ
- Vốn điều lệ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của công ty thiết bị y tế. Theo quy định, công ty cần có mức vốn điều lệ tối thiểu là 2 tỷ đồng. Việc đảm bảo vốn điều lệ không chỉ giúp công ty đáp ứng các yêu cầu pháp lý mà còn tạo sự tin tưởng cho khách hàng và đối tác.
Điều kiện về nhân sự
Doanh nghiệp cần có ít nhất 01 nhân viên chủ chốt có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị y tế. Nhân viên chủ chốt có thể là:
- Bác sĩ có chuyên môn về lĩnh vực trang thiết bị y tế.
- Kỹ sư y tế có chuyên môn về lĩnh vực trang thiết bị y tế.
- Chuyên viên kinh doanh có kinh nghiệm về lĩnh vực trang thiết bị y tế.
Điều kiện về địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh khi thành lập công ty thiết bị y tế phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo vệ sinh môi trường.
- An toàn phòng cháy chữa cháy.
- Phù hợp với quy định về quản lý trang thiết bị y tế.
Các loại hình công ty kinh doanh thiết bị y tế
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến khi thành lập công ty thiết bị y tế. Đặc điểm nổi bật của công ty cổ phần bao gồm:
- Cơ cấu tổ chức: Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức rõ ràng bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban giám đốc.
- Khả năng huy động vốn: Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn dễ dàng thông qua việc phát hành cổ phiếu. Điều này giúp công ty có thể tăng vốn điều lệ một cách nhanh chóng để mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Trách nhiệm pháp lý: Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
- Chuyển nhượng cổ phần: Việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần diễn ra khá linh hoạt. Giúp các cổ đông dễ dàng thay đổi cấu trúc sở hữu mà không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Công ty TNHH có thể được thành lập dưới hai hình thức là Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Đặc điểm của loại hình này bao gồm:
- Cơ cấu tổ chức: Công ty TNHH có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn so với công ty cổ phần, bao gồm chủ sở hữu (đối với công ty một thành viên) hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty hai thành viên trở lên), Ban giám đốc và Ban kiểm soát (nếu có).
- Trách nhiệm pháp lý: Các thành viên của công ty TNHH chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Quản lý và điều hành: Công ty TNHH thường có cơ chế quản lý và điều hành linh hoạt hơn, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quyết định của công ty chủ yếu do chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên quyết định.
- Chuyển nhượng vốn: Việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH phải tuân theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty, thường cần sự đồng ý của các thành viên khác trong công ty.
Việc lựa chọn loại hình công ty phụ thuộc vào quy mô, mục tiêu kinh doanh và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Công ty cổ phần phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn và cần huy động vốn từ nhiều nguồn. Trong khi công ty TNHH lại thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, muốn duy trì sự linh hoạt trong quản lý và điều hành.
Lựa chọn loại thiết bị y tế kinh doanh
Thiết bị y tế phân loại nhóm A
Thiết bị y tế phân loại nhóm A bao gồm các sản phẩm có mức độ rủi ro thấp đối với sức khỏe con người. Các thiết bị này thường được sử dụng trong các quy trình y tế thông thường và có tính an toàn cao.
Ví dụ về thiết bị y tế nhóm A bao gồm băng gạc, khẩu trang y tế, găng tay y tế và các dụng cụ tiểu phẫu đơn giản. Khi kinh doanh thiết bị y tế nhóm A, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về sản xuất, bảo quản và phân phối để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế phân loại nhóm A chỉ cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản về hồ sơ đăng ký kinh doanh, điều kiện về nhân sự và địa điểm kinh doanh.
Thiết bị y tế phân loại nhóm B
Thiết bị y tế nhóm B có mức độ rủi ro trung bình và đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn so với nhóm A. Các thiết bị này thường bao gồm những dụng cụ và máy móc hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh, chẳng hạn như máy đo huyết áp, máy siêu âm cầm tay, và các loại thiết bị xét nghiệm đơn giản.
Doanh nghiệp kinh doanh thiết bị y tế nhóm B cần phải đảm bảo các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả được quy định bởi cơ quan quản lý y tế.
Thiết bị y tế phân loại nhóm C
Thiết bị y tế nhóm C bao gồm những sản phẩm có mức độ rủi ro cao hơn, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân nếu không được sử dụng đúng cách. Các thiết bị này thường bao gồm máy móc và dụng cụ phức tạp như máy thở, máy chụp X-quang, máy MRI và các thiết bị cấy ghép y tế.
Việc kinh doanh thiết bị y tế nhóm C không chỉ đòi hỏi tuân thủ các quy định chung mà còn cần có thêm giấy phép đặc biệt từ các cơ quan chức năng để đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Chi phí thành lập công ty thiết bị y tế
Lệ phí đăng ký kinh doanh
Đây là các khoản phí cơ bản cần thiết khi đăng ký thành lập công ty thiết bị y tế và công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:
- Lệ phí đăng ký thành lập công ty thiết bị y tế: 50.000 đồng/lần
- Lệ phí khắc dấu tròn: 200.000 – 500.000 đồng.
- Lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần
- Ngoài ra còn bao gồm chi phí công chứng các giấy tờ cần thiết
Chi phí thuê mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng phụ thuộc vào diện tích, vị trí và giá thuê tại khu vực mà doanh nghiệp lựa chọn. Doanh nghiệp nên lựa chọn mặt bằng có diện tích phù hợp với nhu cầu sử dụng và có vị trí thuận lợi cho việc giao thông, vận chuyển hàng hóa.
Chi phí mua sắm trang thiết bị
Chi phí mua sắm trang thiết bị phụ thuộc vào loại hình thiết bị y tế mà doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp cần đảm bảo mua sắm trang thiết bị y tế có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo và đáp ứng các quy định của pháp luật.
Các chi phí khác
- Chi phí lương nhân viên gồm nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật, nhân viên bảo quản,…
- Chi phí marketing để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng.
- Chi phí bảo hiểm: Doanh nghiệp cần mua bảo hiểm cho nhân viên, bảo hiểm tài sản,…
- Chi phí thuế: Doanh nghiệp cần nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của người lao động,…
Lưu ý khi thành lập công ty thiết bị y tế
Chọn tên công ty phù hợp
Để đặt tên khi thành lập công ty thiết bị y tế, doanh nghiệp được lựa chọn tên dựa trên sở thích, tên của chủ sáng lập, theo phong thủy hoặc ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, tên công ty cần phải tuân thủ các quy định sau đây:
- Đặt tên bằng tiếng Việt: Tên công ty cần phải sử dụng tiếng Việt và bao gồm ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên Riêng. Ví dụ: Công ty TNHH trang thiết bị y tế Thanh Nga
- Không trùng lặp: Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với bất kỳ công ty nào đã được đăng ký trước đó trên toàn quốc.
- Không vi phạm văn hóa, thuần phong mỹ tục: Tên công ty không được vi phạm các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
- Không sử dụng tên của các cơ quan chính trị – xã hội: Doanh nghiệp không được sử dụng tên của các cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội để đặt tên cho công ty mà không có sự chấp thuận của các cơ quan này.
Việc tuân thủ các quy định trên giúp đảm bảo rằng tên công ty không chỉ phù hợp với ngành nghề kinh doanh mà còn đáp ứng các yêu cầu pháp lý và văn hóa của địa phương.
Tham khảo ý kiến luật sư
Để tránh các vấn đề pháp lý phức tạp, bạn nên tham khảo ý kiến của luật sư chuyên nghiệp khi muốn thành lập công ty thiết bị y tế. Luật sư sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thủ tục pháp lý cần thiết và đảm bảo việc thành lập công ty được thực hiện đúng quy định.
Tìm kiếm nguồn cung cấp thiết bị y tế uy tín
Để đảm bảo chất lượng và sự thành công trong kinh doanh thiết bị y tế, việc lựa chọn nguồn cung cấp uy tín là vô cùng quan trọng. Nên nghiên cứu và đánh giá các nhà cung cấp thiết bị y tế trên thị trường, xem xét về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi và uy tín của đối tác.
Các câu hỏi thường gặp về thành lập công ty thiết bị y tế
Mất bao lâu để hoàn thành thủ tục thành lập công ty?
Thông thường, thời gian để hoàn thành thủ tục thành lập công ty thiết bị y tế là khoảng 15 ngày làm việc. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào hồ sơ của doanh nghiệp và tốc độ giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước.
Tôi cần hợp tác với đối tác nào để thành lập công ty?
Để thành lập công ty thiết bị y tế, bạn có thể cần hợp tác với các đối tác sau đây:
- Luật sư và chuyên gia tư vấn pháp lý: Để hỗ trợ trong việc lập hồ sơ, thực hiện thủ tục pháp lý và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.
- Chuyên gia ngành y tế: Để cung cấp chuyên môn về thiết bị y tế, tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm.
- Các nhà cung cấp thiết bị y tế: Để cung cấp thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
Có cần kinh nghiệm trong ngành y tế để thành lập công ty không?
Không nhất thiết phải có kinh nghiệm trong ngành y tế để thành lập công ty thiết bị y tế. Tuy nhiên, việc hiểu biết về lĩnh vực này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thực hiện các quy trình pháp lý, đảm bảo chất lượng sản phẩm và phát triển kinh doanh trong tương lai. Việc hợp tác với các chuyên gia và đối tác có kinh nghiệm trong ngành y tế cũng sẽ hỗ trợ cho quá trình thành lập và hoạt động của công ty.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi thành lập công ty thiết bị y tế. Nếu bạn đang có kế hoạch thành lập công ty thiết bị y tế, hãy để Quang Minh giúp bạn điều hành mọi quy trình một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất. Tư vấn Quang Minh tự hào là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho doanh nghiệp tại TP.HCM.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp và dịch vụ pháp lý, Quang Minh cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn từ khi cần tư vấn lựa chọn loại hình công ty, chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận được giấy phép kinh doanh và hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan.
Đi cùng Quang Minh, hành trình khởi nghiệp của bạn sẽ được bảo vệ và phát triển bền vững trên nền tảng pháp lý vững chắc và uy tín. Chúng tôi tin rằng, thành công của bạn chính là thành công của chúng tôi!
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được tư vấn Dịch vụ thành lập công ty tphcm hoặc các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết cùng chủ đề:
Thành lập công ty tại bình phước
Thành lập doanh nghiệp nhỏ
Thành lập công ty vận chuyển hàng hóa
Thành lập công ty cầm đồ
Thành lập công ty dược
Thành lập công ty đa ngành nghề
Thành lập công ty marketing
Thành lập công ty thiết bị y tế
Thành lập công ty vay vốn ngân hàng
Thành lập công ty về giáo dục
Đánh giá: