Thành lập công ty đa ngành nghề, là một trong những sự lựa chọn đáng quan tâm với nhiều doanh nghiệp. Sự lựa chọn này có thể mang lại đến cho doanh nghiệp cơ hội mở rộng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường để thu được nguồn lợi nhuận lớn. Tuy vậy, kinh doanh đa ngành nghề cũng sẽ đối diện với không ít thách thức.
Bạn đang đang ấp ủ dự định đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ thủ tục thành lập công ty đa ngành nghề nhé!
Những thông tin cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty đa ngành nghề
Trước khi tiến hành các thủ tục đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị các thông tin liên quan đến công ty. Đối với công ty đa ngành nghề, các thông tin về công ty dự kiến thành lập bao gồm:
Loại hình doanh nghiệp dự định đăng ký thành lập
Hiện nay, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 có những loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và công ty hợp danh. Chúng ta cần tìm hiểu những quy định cụ thể đối với từng loại hình công ty khác nhau. Từ đó, quyết định lựa chọn loại hình phù hợp với điều kiện và nhu cầu hoạt động.
Quyết định lựa chọn tên công ty
Tên công ty cần được đặt đáp ứng những quy định của Luật doanh nghiệp. Theo đó, tên công ty bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng – sử dụng các chữ cái tiếng Việt và các kí hiệu.
Đặc biệt, lưu ý khi đặt tên công ty không được trùng lặp với những tên đã được sử dụng để đăng ký trước đó.
Lựa chọn địa chỉ hoạt động của công ty
- Địa chỉ được sử dụng để đặt trụ sở công ty phải được xác định trên lãnh thổ Việt Nam.
- Địa chỉ này cần được xác định gồm 4 cấp cụ thể và theo địa giới đơn vị hành chính.
- Thông tin về trụ sở công ty có số điện thoại, fax và thư điện tử rõ ràng nếu có.
Xác định số vốn điều lệ dự định đăng ký và hoạt động
- Vốn điều lệ – đối với công ty TNHH hoặc công ty hợp danh, là tổng số vốn được đóng góp hoặc cam kết đóng góp trong một phạm vi thời gian xác định bởi chủ sở hữu hoặc các thành viên.
- Trong khi đó, đối với công ty cổ phần, vốn điều lệ được quy định khi thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được bán ra hoặc đã được đăng ký mua.
- Đây là loại vốn bắt buộc cần phải đăng ký khi thành lập công ty. Vì thế, những người sáng lập cần cân nhắc số vốn điều lệ hợp lý để đăng ký khi làm thủ tục.
Cung cấp thông tin người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp
Người đại diện về mặt pháp lý của doanh nghiệp thường là giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp đó. Người này cần đáp ứng một số quy định của pháp luật.
Lựa chọn những ngành nghề kinh doanh để đăng ký
Doanh nghiệp cần quyết định lựa chọn những ngành nghề kinh doanh mà nhà nước không cấm. Thông tin về ngành nghề cần phải được đăng ký khi thực hiện hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đây là thông tin quan trọng để xác định hoạt động kinh doanh của công ty. Khi quyết định thành lập công ty đa ngành nghề, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ để tránh những rủi ro sau này.
Thủ tục cần tiến hành khi đăng ký thành lập công ty đa ngành nghề
Để có thể hoạt động hợp pháp, chúng ta cần thực hiện các thủ tục thành lập công ty đa ngành nghề. Các bước thực hiện cụ thể được tiến hành theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty đa ngành nghề
- Văn bản trình bày điều lệ công ty đa ngành nghề;
- Giấy đề nghị (theo mẫu) đăng ký thành lập doanh nghiệp tuỳ theo loại hình cụ thể;
- Văn bản liệt kê danh sách các cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);
- Văn bản liệt kê danh sách thành viên công ty (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật;
- Bản sao công chứng hợp lệ giấy CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên/ cổ đông/ người đại diện pháp luật và người được ủy quyền thực hiện thủ tục.
Bước 2: Hồ sơ được nộp tại cơ quan nhà nước có chức năng
Sau khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty đa ngành nghề, bước tiếp theo cần thực hiện là đi nộp hồ sơ.
- Hồ sơ sẽ được tiếp nhận tại Bộ phận một cửa, Phòng đăng ký kinh doanh. Phòng này được đặt tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở kinh doanh chính.
- Hồ sơ cũng có thể được nộp qua hình thức trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Bước 3: Tiếp nhận kết quả hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan chức năng sẽ gửi văn bản phản hồi về kết quả. Phản hồi được gửi qua email mà doanh nghiệp đăng ký khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, chính xác và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận từ cơ quan chức năng. Theo ngày hẹn, doanh nghiệp đến nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hay hợp lệ, văn bản phản hồi sẽ yêu cầu chỉnh sửa hay bổ sung hồ sơ. Theo đó, doanh nghiệp tiến hành thực hiện theo phản hồi, sau đó nộp lại.
Tư Vấn Quang Minh cung cấp dịch vụ thành lập công ty CHẤT LƯỢNG CAO, NHANH CHÓNG, CHI PHÍ THẤP
Công ty tư vấn Quang Minh đã có hơn 10 năm kinh nghiệm tư vấn thành lập công ty đa ngành nghề. Chúng tôi cam kết cung cấp nhiều gói dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Bạn cần được tư vấn mọi thông tin liên quan đến việc thành lập công ty đa ngành nghề? Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 0932.068.886 để được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được tư vấn Dịch vụ thành lập công ty tphcm hoặc các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết cùng chủ đề:
Thành lập công ty tại bình phước
Thành lập doanh nghiệp nhỏ
Thành lập công ty vận chuyển hàng hóa
Thành lập công ty cầm đồ
Thành lập công ty dược
Thành lập công ty đa ngành nghề
Thành lập công ty marketing
Thành lập công ty thiết bị y tế
Thành lập công ty vay vốn ngân hàng
Thành lập công ty về giáo dục
Đánh giá: