Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào sử dụng nghiệp vụ kế toán cũng cần đảm bảo các quy định, chuẩn mực và nguyên tắc kế toán. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi thực hiện công việc kế toán đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Quang Minh tìm hiểu về 7 nguyên tắc kế toán cơ bản mà bất kỳ kế toán viên nào cũng cần nắm vững.
Nguyên tắc kế toán là gì?
Hiện nay, pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể về nguyên tắc kế toán là gì. Tuy vậy, căn cứ quy định của Luật Kế toán 2015 tại Điều 6, nguyên tắc kế toán có thể hiểu là những nguyên lý cơ bản trong lĩnh vực kế toán cần được áp dụng để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, nhất quán và đáng tin cậy của thông tin tài chính. Những nguyên tắc kế toán được đưa ra nhằm định rõ cách thực hiện ghi chép, báo cáo tài chính và quản lý tài sản tài chính trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Như vậy, nguyên tắc kế toán được xem là những hướng dẫn cơ bản và là chuẩn mực chung mà mọi kế toán cần áp dụng và thực hiện vào trong công việc. Các nguyên tắc này luôn được điều chỉnh, cải tiến để mang lại hiệu quả, lợi ích tốt nhất cho người thực hiện và phù hợp với xu hướng phát triển.
Theo quy định hiện hành tại Luật Kế toán 2015, một kế toán chuyên nghiệp cần nắm vững 7 nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm:
- Nguyên tắc kế toán trọng yếu – Materiality principle
- Nguyên tắc kế toán thận trọng – Prudence
- Nguyên tắc kế toán trên cơ sở dồn tích – Accrual principle
- Nguyên tắc kế toán hoạt động liên tục – Going concern principle
- Nguyên tắc kế toán giá gốc – Historical cost
- Nguyên tắc kế toán phù hợp – Matching principle
- Nguyên tắc kế toán về sự nhất quán – Consistency principle
Nội dung 7 nguyên tắc kế toán cơ bản cần thực hiện
Các nguyên tắc kế toán cơ bản hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thuận tiện trong việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính. Đặc biệt, các nguyên tắc này giúp các kiểm toán viên cũng như nhà quản lý đưa ra những phân tích và đánh giá thích hợp cho báo cáo tài chính. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích 7 nguyên tắc kế toán, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Kế toán 2015.
Nguyên tắc kế toán trên cơ sở dồn tích (Accrual basis)
Đây là nguyên tắc quy định những nghiệp vụ kế toán, tài chính của doanh nghiệp liên quan tới tài sản, bao gồm doanh thu chi phí, các khoản nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu,… Ngay thời điểm phát sinh, kế toán viên phải được ghi chép kỹ lưỡng những thông tin này vào sổ kế toán; không dựa vào thời điểm thu chi thực tế hay tương đương.
Khi thực hiện nguyên tắc cơ sở dồn tích, các báo cáo tài chính cần thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đó trong quá khứ, hiện tại và tương lai một cách rõ ràng. Nguyên tắc này giúp người đọc hiểu được nghiệp vụ kinh tế của bất kỳ doanh nghiệp nào cần được ghi chép vào sổ kế toán tại thời điểm phát sinh giao dịch (không dựa trên thực tế thu chi).
Nguyên tắc kế toán hoạt động liên tục (Going concern)
Với nguyên tắc này, báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập dựa trên cơ sở doanh nghiệp đang hoạt động và vẫn tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Báo cáo cần lập trên cơ sở khác nếu thực tế khác với giả định và cần phải đưa ra một giải thích thích hợp về cơ sở mới.
Theo đó, kế toán cần thực hiện theo đúng nguyên tắc hoạt động liên tục và không được lập quá những khoản dự phòng. Không được đánh giá những khoản dự phòng cao hơn giá trị tài sản và khoản thu nhập và càng không đánh giá thấp hơn giá trị khoản phải trả và khoản chi phí. Kế toán viên chỉ được ghi nhận doanh thu và thu nhập khi đã có các bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế. Khoản chi phí cần phải được ghi nhận khi xác thực về khả năng phát sinh chi phí.
Đảm bảo nguyên tắc giá gốc (Historical cost)
Áp dụng nguyên tắc kế toán giá gốc, tài sản doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc, tức là giá công ty cần chi để có được tài sản đó. Giá gốc được tính căn cứ trên số tiền hay khoản giá trị tương ứng với số tiền đã tiến hành thanh toán. Phải thanh toán hoặc tính theo giá trị phù hợp đối với tài sản đó ở thời điểm tài sản được ghi nhận. Kế toán không được tự ý điều chỉnh giá gốc của tài sản thay đổi trừ khi có quy định khác theo luật kế toán, chuẩn mực kế toán.
Thực hiện nguyên tắc phù hợp (Matching concept)
Nguyên tắc phù hợp đảm bảo cần phải có sự phù hợp giữa việc ghi nhận về doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Khi thực hiện việc ghi nhận về một khoản doanh thu thì cần phải đưa ra được một khoản chi phí tương ứng liên quan. Trong đó, khoản chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm chi phí liên quan tới doanh thu kỳ đó hoặc khoản chi phí của kỳ trước.
Việc ghi nhận sự phù hợp các khoản chi phí tương ứng với khoản doanh thu trong kỳ phát sinh giúp nhà đầu tư phân tích và tính toán phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp một cách chính xác. Nguyên tắc phù hợp cũng được xem là cơ sở để tính thuế TNDN cần nộp cho nhà nước.
Nguyên tắc kế toán về sự nhất quán (Consistency)
Đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng mà kế toán viên cần thực hiện và áp dụng. Trong đó, đảm bảo có sự nhất quán giữa những chính sách và phương pháp kế toán trong một kỳ kế toán mà doanh nghiệp đã áp dụng. Nếu chính sách hay phương pháp kế toán có sự điều chỉnh hay thay đổi thì kế toán viên cần bổ sung giải trình lý do, cùng với sự tác động vào phần thuyết minh báo cáo.
Đảm bảo nguyên tắc thận trọng (Prudence concept)
Nguyên tắc này yêu cầu kế toán cần có sự xem xét, phán đoán và cân nhắc kỹ lưỡng, khi thực hiện ước tính kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Kế toán không lập ra các khoản dự phòng quá lớn, không được đánh giá những khoản dự phòng cao hơn giá trị tài sản và khoản thu nhập và càng không đánh giá thấp hơn giá trị khoản phải trả và khoản chi phí.
Thực hiện nguyên tắc trọng yếu (Materiality concept)
Thông tin kế toán phụ thuộc vào tính chất và độ lớn của thông tin hoặc những sai sót trong hoàn cảnh cụ thể. Nguyên tắc này áp dụng trong trường hợp kế toán bị thiếu thông tin hoặc thông tin không có sự chính xác cao có khả năng làm sai lệch báo cáo tài chính. Theo đó, kế toán cần xem xét kỹ lưỡng thông tin trên cả hai phương diện định lượng và định tính.
Mức xử phạt khi vi phạm quy định nguyên tắc kế toán
Kế toán đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là một lĩnh vực hết sức rủi ro vì khả năng bị xử phạt theo nhiều mức khác nhau nếu vi phạm các quy định của nhà nước.
Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 tại Điều 221 sửa đổi bổ sung 2017, mức xử phạt khi vi phạm quy định nguyên tắc kế toán thể hiện như sau:
Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào lợi dụng quyền hạn, chức vụ tiến hành một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm:
- Hành vi khai man, giả mạo, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác khai man, giả mạo, tẩy xóa tài liệu kế toán.
- Hành vi ép buộc, dụ dỗ hoặc thỏa thuận với người khác cung cấp, xác nhận số liệu, thông tin kế toán sai sự thật.
- Hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản liên quan đến đơn vị kế toán hoặc tài sản của đơn vị kế toán.
- Hành vi hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ theo quy định của nhà nước.
- Hành vi lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài nguồn vốn, kinh phí trong sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán.
Mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm
Mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm đối với hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Trường hợp phạm tội vì vụ lợi
- Trường hợp phạm tội có tổ chức;
- Trường hợp phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
- Trường hợp phạm tội gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
Mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm
- Mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với việc phạm tội gây thiệt hại 1 tỷ đồng trở lên.
Như vậy, vi phạm trong lĩnh vực kế toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 01 năm đến 20 năm tù tùy theo hành vi và mức độ gây thiệt hại. Để không vi phạm quy định liên quan đến lĩnh vực kế toán, người kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán một cách triệt để, nâng cao kỹ năng của bản thân trong lĩnh vực chuyên môn, đồng thời phải nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực kế toán.
Trên đây là bài viết của Quang Minh cung cấp thông tin về 7 nguyên tắc kế toán. Theo đó, kế toán cần tuân thủ theo những nguyên tắc kế toán, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời nắm rõ các quy định pháp luật liên quan. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho kế toán doanh nghiệp trong tham khảo thực hiện các nghiệp vụ kinh tế và lập báo cáo tài chính.
Những câu hỏi liên quan đến những nguyên tắc kế toán
Nguyên tắc kế toán là gì?
Hiện nay, pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể về nguyên tắc kế toán là gì. Tuy vậy, căn cứ quy định của Luật Kế toán 2015 tại Điều 6, nguyên tắc kế toán có thể hiểu là những nguyên lý cơ bản trong lĩnh vực kế toán cần được áp dụng để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, nhất quán và đáng tin cậy của thông tin tài chính. Những nguyên tắc kế toán được đưa ra nhằm định rõ cách thực hiện ghi chép, báo cáo tài chính và quản lý tài sản tài chính trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Có bao nhiêu nguyên tắc kế toán mà kế toán viên cần áp dụng?
Theo quy định hiện hành tại Luật Kế toán 2015, một kế toán chuyên nghiệp cần nắm vững 7 nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm:
- Nguyên tắc kế toán trọng yếu – Materiality principle
- Nguyên tắc kế toán thận trọng – Prudence
- Nguyên tắc kế toán trên cơ sở dồn tích – Accrual principle
- Nguyên tắc kế toán hoạt động liên tục – Going concern principle
- Nguyên tắc kế toán giá gốc – Historical cost
- Nguyên tắc kế toán phù hợp – Matching principle
- Nguyên tắc kế toán về sự nhất quán – Consistency principle
Những mức xử phạt nào áp dụng khi vi phạm quy định nguyên tắc kế toán?
Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 2015 tại Điều 221 sửa đổi bổ sung 2017, mức xử phạt khi vi phạm quy định nguyên tắc kế toán thể hiện như sau:
- Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào lợi dụng quyền hạn, chức vụ tiến hành một trong các hành vi cụ thể theo quy định gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
- Mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm đối với hành vi phạm tội thuộc một trong những trường hợp phạm tội vì vụ lợi, có tổ chức, dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
- Mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với việc phạm tội gây thiệt hại 1 tỷ đồng trở lên.
Đánh giá: