Tổng nguồn vốn là gì hay tổng nguồn vốn kinh doanh là gì? Tại sao tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp? Cách xác định nguồn vốn của doanh nghiệp? Mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn và tổng tài sản là gì? Công thức tính tổng nguồn vốn hay tổng nguồn vốn công thức tính ra sao?
Trong bài viết sau đây, Quang Minh sẽ giải đáp những câu hỏi này cũng như cung cấp những thông tin liên quan về chủ đề này. Mời bạn tham khảo để hiểu rõ về tổng nguồn vốn đối với doanh nghiệp.
Khái niệm tổng nguồn vốn là gì?
Để xác định tổng nguồn vốn là gì, chúng ta tham khảo Nghị định 80/2021/NĐ-CP tại Điều 8. Trong đó, quy định về tổng nguồn vốn và việc xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp như sau:
- Tổng nguồn vốn kinh doanh là gì? Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong một năm được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Trong đó, bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính mà doanh nghiệp đã nộp lên cơ quan quản lý thuế của năm trước liền kề. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong một năm được xác định vào thời điểm cuối năm.
- Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dưới 01 năm, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp được xác định trong bảng cân đối tài chính kế toán tại thời điểm cuối quý liền kề với thời điểm công ty đăng ký được hưởng nội dung hỗ trợ.
Mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn và tổng tài sản trong kế toán
Vậy để xác định tổng nguồn vốn là gì hay tổng nguồn vốn kinh doanh là gì, chúng ta xem xét nó trong mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn và tổng tài sản thể hiện ở Bảng cân đối kế toán. Tài sản được xem là tất cả các nguồn lực được doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát và có khả năng thu về những lợi ích kinh tế từ tài sản đó trong tương lai. Trong khi đó, nguồn vốn là các quan hệ tài chính mà nhờ đó, doanh nghiệp có thể huy động hoặc khai thác một số tiền nhất định để đầu tư cho doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn và tổng tài sản là mối quan hệ chặt chẽ và không thể phân tách. Trong đó, nguồn vốn được nhà đầu tư coi là nguồn gốc hình thành nên tài sản. Đối với mỗi thực thể, hữu hình hoặc vô hình, hiện diện hay xuất hiện trong doanh nghiệp như nhà máy, trang thiết bị, công nghệ,… đều cần được nhìn nhận thức ở hai khía cạnh:
- Khía cạnh tài sản: Thực thể này là gì và phục vụ cho những mục đích gì?
- Khía cạnh nguồn vốn: Thực thể này từ đâu mà có?
Do đó, mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn và tổng tài sản tại mọi thời điểm, thì tổng tài sản của doanh nghiệp luôn bằng tổng nguồn vốn. Hay nói cách khác tổng nguồn vốn bằng với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Cách xác định tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Công thức tính tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Trong việc xác định tổng nguồn vốn, công thức tính tổng nguồn vốn bằng vốn của chủ sở hữu cộng các khoản nợ phải trả:
- Nguồn vốn = Vốn của chủ sở hữu + Nợ cần phải trả
- Vì tổng tài sản của doanh nghiệp luôn bằng tổng nguồn vốn, tương đương với: Tài sản = Vốn của chủ sở hữu + Nợ cần phải trả,
- hay: Vốn của chủ sở hữu = Tài sản – Nợ cần phải trả
Đây là công thức tính tổng nguồn vốn cơ bản thể hiện “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản: Những gì doanh nghiệp đang nắm giữ là tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi những khoản nợ doanh nghiệp đang có.
Ví dụ minh hoạ về việc xác định tổng nguồn vốn
Chúng ta thử minh hoạ đơn giản như sau: Vào ngày 31/12/2022 bạn đang sở hữu tiền mặt là 100 triệu đồng, nghĩa là tổng tài sản bạn có vào vào thời điểm này là 100 triệu đồng. Người ta sẽ hỏi bạn 100 triệu này ở đâu mà có. Câu trả lời có thể được diễn giải theo công thức tính tổng nguồn vốn với một trong hai cách sau:
- Câu trả lời 1: 100 triệu này là khoản tích lũy bạn có được sau 1 năm làm việc. Nghĩa là nguồn tạo nên 100 triệu này là do bạn tiết kiệm được sau khi làm việc và bạn không cần phải trả cho ai. Theo thuật ngữ kế toán, nguồn hình thành tài sản mà không phải trả cho ai được gọi là Nguồn vốn chủ sở hữu. Như thế, Trong bảng cân đối kế toán, tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn là 100 triệu.
Công thức tính tổng nguồn vốn bằng cách áp dụng như sau: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn (Nguồn vốn chủ sở hữu) = 100 triệu
- Câu trả lời 2: 100 triệu này bao gồm 65 triệu đồng bạn tích lũy được sau 1 năm làm việc và không phải trả cho ai Và 35 triệu còn lại là khoản vay mượn của đồng nghiệp và có trách nhiệm phải trả lại là 35 triệu. Theo thuật ngữ kế toán, Tổng tài sản 100 triệu tiền mặt được hình thành từ 2 nguồn là Nguồn vốn chủ sở hữu là 65 triệu và khoản nợ phải trả là 35 triệu.
Tổng nguồn vốn bằng công thức: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn = Nguồn vốn chủ sở hữu (65 triệu) + Nợ phải trả (35 triệu) = 100 triệu
Như thế, dựa vào tổng nguồn vốn công thức, ta thấy doanh nghiệp nào có nhiều tài sản và khoản nợ phải trả thấp, năng lực tài chính của doanh nghiệp đó tốt. Trong khi đó, doanh nghiệp nào có nhiều tài sản và nhiều khoản nợ phải trả, thì doanh nghiệp đó không có nhiều tiềm năng tài chính, và số tiền doanh nghiệp có được là số tiền chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
Như thế, căn cứ vào bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể thấy được tài sản của doanh nghiệp và nguồn hình nên tài sản đó tại một thời điểm xác định. Đồng thời, rút ra kết luận rằng tổng tài sản của doanh nghiệp bằng với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đó.
Với bài viết trên đây, Quang Minh muốn cung cấp tới bạn đọc những thông tin liên quan khái niệm tổng nguồn vốn kinh doanh là gì trong bảng cân đối kế toán. Cùng với tổng nguồn vốn công thức hay công thức tính tổng nguồn vốn và mối quan hệ chặt chẽ giữa tổng nguồn vốn và tổng tài sản. Nếu bạn còn có những băn khoăn liên quan đến nội dung bài viết hoặc về kế toán, vấn đề pháp lý cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Tư vấn Quang Minh để được tư vấn kịp thời nhé!
Bài viết liên quan: Sau khi thành lập công ty cần làm gì
Thuế môn bài là gì? Các bậc thuế môn bài
Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp
Các điều kiện thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng
Chi phí thành lập công ty bao nhiêu tiền – cụ thể gồm những gì
Thành lập công ty tại bình phước – Tư Vấn Quang Minh
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không theo luật hiện hành?
Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Thủ tục thành lập công ty con của doanh nghiệp nước ngoài
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Thành lập công ty du lịch – Tất tần tật những điều bạn cần biết
Thành lập công ty luật – Hướng dẫn chi tiết
Thành lập công ty con chi tiết và rõ ràng theo quy định
Thành lập công ty tài chính – Tư vấn chi tiết
Hợp đồng thành lập công ty
Thành lập công ty bảo vệ – Quy trình – Thủ tục
Thành lập công ty xuất nhập khẩu – Tư vấn thủ tục
Thành lập doanh nghiệp xã hội – Hồ sơ, thủ tục chi tiết
Thành lập công ty xây dựng cần những điều kiện nào?
Thành lập công ty offshore nhanh chóng và hiệu quả
Thủ tục thành lập hợp tác xã
Đánh giá: