Hiện nay, kế toán sản xuất là một trong những mảng quan trọng trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây, Quang Minh sẽ cung cấp những thông tin nền tảng về kế toán sản xuất. Từ định nghĩa, công việc và quy trình hạch toán kế toán sản xuất. Hãy cùng Quang Minh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Kế toán sản xuất là gì?
Đối với những doanh nghiệp sản xuất, quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm dựa vào sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động,… Quá trình này sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế nhằm giúp doanh nghiệp tính toán các mảng chi phí khác nhau. Chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân sản xuất, chi phí về hao mòn tài sản cố định, chi phí tổ chức, quản lý,…
Kế toán sản xuất có chức năng thực hiện việc tổng hợp tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Từ đó, trực tiếp hoặc gián tiếp tổng hợp vào tài khoản chi phí sản xuất để tạo thành sản phẩm. Mục đích chính của nhiệm vụ này là để tính toán được giá thành thực tế để hoàn thành sản phẩm.
Những công việc của kế toán sản xuất
Với vị trí kế toán sản xuất, những người làm kế toán thường sẽ thực hiện những công việc sau đây:
Thực hiện công tác kế toán
- Theo dõi và giám sát nguyên vật liệu, hàng hóa các loại được mua về, các khoản nợ công với đơn vị cung cấp, và chuyển số liệu về cho kế toán trưởng.
- Thực hiện việc theo dõi, phản ánh và hạch toán công ty sản xuất kịp thời, chính xác hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm tại nhà máy. Cập nhật vào sổ sách ngay khi có phát sinh.
- Mở sổ theo dõi tài sản cố định và việc khấu hao đối với tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
- Tính ra giá thành sản xuất và giá vốn sản phẩm, hàng bán trên cơ sở tính toán định mức nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản và các chi phí khác liên quan.
- Tập hợp hoá đơn và chứng từ kế toán, đồng thời lưu trữ và bảo quản cũng như bảo mật chứng từ kế toán và số liệu kế toán.
- Chịu trách nhiệm khai thác và sử dụng các phần mềm kế toán một cách hiệu quả.
Thực hiện công tác quản lý kho
- Kế toán sản xuất tham gia sắp xếp, tổ chức, phân loại và bảo quản nguyên liệu, hàng hóa một cách hệ thống, dễ thấy, dễ tìm nhất.
- Tiến hành kiểm tra và rà soát các công tác xuất ra và nhập vào hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Thực hiện theo dõi và nắm bắt tình hình kho thường xuyên trong việc bảo quản số lượng thành phẩm.
Nhiệm vụ điều hành, quản lý các thủ kho
- Chịu trách nhiệm phân công công việc và quản lý thủ kho, phụ kho.
- Tiến hành đôn đốc, giám sát và kiểm tra nhân viên về chuyên môn và việc thực hiện chấp hành nội quy.
- Thực hiện việc đánh giá nhân viên liên quan.
Kế toán sản xuất cần thực hiện những báo cáo kế toán gì?
- Báo cáo kế toán về doanh thu.
- Báo cáo kế toán về chi phí.
- Báo cáo kế toán về hàng tồn kho.
- Báo cáo kế toán về công nợ phải thu.
- Báo cáo kế toán về công nợ phải trả.
- Báo cáo kế toán về giá thành sản phẩm.
Các bước của quy trình hạch toán công ty sản xuất
Hoá đơn
Tiến trình hạch toán kế toán sản xuất, hạch toán công ty sản xuất cần đảm bảo đáp ứng theo 3 nguyên tắc: hợp pháp, hợp lý và hợp lệ. Trong đó, quy trình hạch toán kế toán sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các nguyên tắc này.
Bước 1: Tập hợp hoá đơn, chứng từ
Hoá đơn
Bước khởi điểm của quá trình kế toán là tập hợp các chứng từ hóa đơn của doanh nghiệp. Theo đó, yêu cầu đối với hoá đơn chứng từ: hợp pháp, hợp lý và hợp lệ, cụ thể như sau:
Hóa đơn để hạch toán công ty sản xuất theo nguyên tắc hợp pháp:
- Hoá đơn hợp pháp là hoá đơn đã được đăng ký và được chấp nhận cho phép phát hành bởi cơ quan thuế.
- Đối với những hóa đơn doanh nghiệp tự in, thì hoá đơn cần phải theo mẫu quy định và được chấp nhận bởi cơ quan thuế.
Hóa đơn theo nguyên tắc hợp lệ:
- Hóa đơn thể hiện đầy đủ nội dung và những chỉ tiêu cần có trên hóa đơn. Bao gồm: họ tên người mua, người bán, địa chỉ doanh nghiệp và mã số thuế, cùng với ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
- Hoá đơn thể hiện hình thức thanh toán.
- Thể hiện số thứ tự và đơn vị tính của loại hàng hóa, tên sản phẩm hàng hóa dịch vụ, giá thành trên mỗi hàng hóa/dịch vụ, số lượng và thành tiền. Cuối cùng, hoá đơn tổng hợp số tiền thanh toán, trong đó bao gồm thuế suất và thuế GTGT.
- Hoá đơn có chữ ký của người bán, người mua, giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) có đóng dấu.
- Hóa đơn được lập theo đúng những nguyên tắc quy định của Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Hóa đơn đảm bảo tính hợp lý: Nghĩa là nội dung trên hóa đơn thể hiện đúng với nội dung ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Thu thập chứng từ ngân hàng
Thu thập chứng từ ngân hàng bao gồm: Giấy báo nợ, ủy nhiệm chi, séc; Giấy báo có và Phiếu hạch toán ngân hàng.
Các chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Các chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước bao gồm: Thuế TNDN; Thuế GTGT; Thuế TNCN.
Bước 2: Tiến hành nhập chứng từ vào sổ phản ánh qua những bút toán
Đây là giai đoạn kế toán sản xuất định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bao gồm:
- Các hóa đơn và chứng từ.
- Các giấy tờ, chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
- Các bảng lương, bảng phân bổ của doanh nghiệp.
Bước 3: Tập hợp các khoản chi phí của doanh nghiệp
Dựa vào các hoá đơn và chứng từ được tập hợp, kế toán sản xuất sẽ sẽ tiến hành tính chi phí, hạch toán công ty sản xuất, lên sổ sách như sau:
Các khoản chi phí | Nội dung | Tài khoản |
Khoản lương | Bảng tính lương phải trả cho nhân viên sản xuất và nhân viên văn phòng của công ty | Các khoản nợ TK 642
Khoản nợ TK 622/1542 Có TK 334 |
Chi phí trích bảo hiểm | Các khoản nợ TK 642
Các khoản nợ TK 622/1542 Các khoản nợ TK 334 Có TK 338 |
|
Chi phí khấu trừ thuế TNCN | Các khoản nợ TK 334
Có TK 3335 |
|
Thanh toán lương cho nhân viên | Các khoản nợ TK 334
Có TK 111/112 |
|
Bảng chi phí khấu hao Tài sản cố định | Chi phí khấu hao cho bộ phận văn phòng | Nợ TK 642
Có TK 214 |
Chi phí khấu hao cho bộ phận sản xuất | Nợ TK 627/1543
Có TK 214 |
|
Bảng phân bổ | Phân bổ cho bộ phận văn phòng | Nợ TK 642
Có TK 242 |
Phân bổ cho bộ phận sản xuất | Nợ TK 627/1543
Có TK 242 |
|
Tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm | Tập hợp chi phí nguyên vật liệu | Nợ TK 621/1541
Có TK 1521 Có TK 1522 |
Tập hợp chi phí công cụ dụng cụ và nhiên liệu (Nếu có) | Nợ TK 627/1543
Có TK 1523 Có TK 153 |
|
Kết chuyển sang chi phí 154 (Áp dụng cho các DN sử dụng theo TT 200/2014/TT-BTC) | Nợ TK 154
Có TK 621 Có TK 622 Có TK 627 |
|
Nhập kho thành phẩm hoàn thành trong kỳ | Nợ TK 155
Có TK 154 |
|
Tập hợp giá vốn hàng xuất bán thành phẩm | Nợ TK 632
Có TK 155 |
|
Các bút toán kết chuyển | Kết chuyển thuế GTGT trong kỳ | Nợ TK 3331
Có TK 133 |
Kết chuyển các khoản doanh thu | Nợ TK 511
Nợ TK 515 Nợ TK 711 Có TK 911 |
|
Kết chuyển các khoản chi phí | Nợ TK 911
Có TK 632 Có TK 635 Có TK 642 Có TK 811 |
|
Xác định kết quả kinh doanh (Trong trường hợp doanh nghiệp lãi) | Nợ TK 911
Có TK 421 |
|
Xác định kết quả kinh doanh (Trong trường hợp doanh nghiệp lỗ) | Nợ TK 421
Có TK 911 |
Trên đây là thông tin chia sẻ của Quang Minh về kế toán sản xuất và quy trình hạch toán công ty sản xuất. Nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn hoặc được hỗ trợ về dịch vụ kế toán, hãy liên hệ với Quang Minh nhé! Chúng tôi rất hân hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp.
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Đánh giá: