Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng quy mô hoạt động thì việc thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty là điều cần thiết. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị và thủ tục thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh thực hiện như thế nào? Nên lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hay hạch toán độc lập cho chi nhánh? Hãy cùng Tư Vấn Quang Minh đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên trên thông qua bài viết sau đây.
Quy định đối với thành lập chi nhánh công ty
Khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng quy mô hoạt động thì thành lập chi nhánh là một trong nhiều phương án kinh doanh được doanh nghiệp lựa chọn.
Quy định về chi nhánh căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, trong đó, chi nhánh được xác định là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được đăng ký thành lập nhằm mục đích thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó có chức năng đại diện theo ủy quyền.
Các quy định cơ bản về quyền thành lập chi nhánh trong nước hoặc nước ngoài, cùng tỉnh hoặc khác tỉnh của doanh nghiệp như sau:
- Địa chỉ đăng ký trụ sở của chi nhánh có thể trùng giống với địa chỉ của công ty mẹ.
- Ngành nghề hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty phải được đăng ký đúng với ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. Điều đó đồng nghĩa với việc chi nhánh không được quyền đăng ký mã ngành nghề mà công ty mẹ chưa đăng ký.
- Doanh nghiệp có thể đăng ký thành lập nhiều chi nhánh hoạt động kinh doanh tại một địa phương theo khu vực hành chính.
Trong giới hạn bài viết này, Quang Minh sẽ hướng dẫn những quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh bao gồm những thành phần khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:
- Thành lập chi nhánh công ty có 100% vốn Việt Nam hay có vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp mở chi nhánh thuộc loại hình công ty nào, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên hay công ty cổ phần.
Chúng ta sẽ tìm hiểu hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh đối với các loại hình công ty khác nhau ngay sau đây.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh đối với công ty TNHH 1 thành viên:
- Văn bản thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty TNHH 1 thành viên.
- Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như CCCD/CMND/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao văn bản quyết định về việc thành lập chi nhánh của chủ sở hữu công ty.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền đi nộp hồ sơ nếu không phải người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Văn bản thông báo về việc thành lập chi nhánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như CCCD/CMND/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao văn bản quyết định về việc thành lập chi nhánh và biên bản họp của hội đồng thành viên.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền đi nộp hồ sơ nếu không phải người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký mở chi nhánh công ty trong cùng tỉnh đối với công ty cổ phần:
- Văn bản thông báo về việc thành lập chi nhánh của công ty cổ phần.
- Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như CCCD/CMND/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh.
- Bản sao văn bản quyết định về việc thành lập chi nhánh và biên bản họp của hội đồng quản trị.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền đi nộp hồ sơ nếu không phải người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh
Để thủ tục mở chi nhánh công ty được thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh và thực hiện đầy đủ các bước theo thủ tục thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty lên Phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ những giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp mang nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chi nhánh.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp có nhu cầu thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh thì doanh nghiệp nộp hồ sơ lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – đầu tư tại địa bàn tỉnh mà doanh nghiệp đặt trụ sở. Nếu doanh nghiệp thành lập chi nhánh khác tỉnh thì hồ sơ sẽ được nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – đầu tư tại tỉnh mà doanh nghiệp sẽ đặt trụ sở chi nhánh.
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký mở chi nhánh cùng tỉnh theo 2 cách thức. Cách 1 là nộp hồ sơ thành lập chi nhánh trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh. Cách thứ 2 là nộp hồ sơ online tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT tỉnh theo địa chỉ https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn.
Bước 2: Nhận giấy phép đăng ký kinh doanh thành lập chi nhánh
Nếu hồ sơ thành lập chi nhánh đầy đủ và hợp lệ theo quy định, thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ còn thiếu sót hoặc chưa hợp lệ, thì doanh nghiệp sẽ nhận thông báo bằng văn bản từ cơ quan chức năng yêu cầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập chi nhánh công ty
Việc thành lập chi nhánh công ty được xem là thủ tục đăng ký kinh doanh mới nên chi nhánh phải hoàn tất những thủ tục liên quan sau khi đăng ký chi nhánh như:
- Thực hiện việc công bố thông tin đăng ký thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh lên cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày từ ngày được cấp giấy phép đăng ký.
- Tiến hành việc khắc con dấu riêng cho chi nhánh công ty để thực hiện những giao dịch, hợp đồng của chi nhánh về sau.
- Tiến hành việc kê khai và đóng thuế môn bài, cùng với những loại thuế khác cho chi nhánh theo đúng thời hạn được pháp luật quy định. Đặc biệt, chi nhánh cần thực hiện việc kê khai lệ phí môn bài trong vòng 30 ngày.
- Thực hiện việc đặt làm và treo bảng hiệu cho chi nhánh công ty với những thông tin được quy định. Việc treo bảng hiệu cần được thực hiện sớm để tránh bị xử phạt khi cơ quan thuế tiến hành kiểm tra đột xuất bất cứ lúc nào.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng, hay mua chữ ký số cho chi nhánh,…
Lựa chọn hình thức hạch toán của chi nhánh
Khi thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh, có 2 hình thức hạch toán có thể lựa chọn cho chi nhánh bao gồm: hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc.
Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn hình thức hạch toán cho chi nhánh phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Việc lựa chọn hình thức hạch toán sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc phải tiến hành sau đó, chi tiết như sau:
Hình thức hạch toán độc lập | Hình thức hạch toán phụ thuộc |
Bắt buộc chi nhánh phải có con dấu riêng, tài khoản ngân hàng và chữ ký số riêng khác với công ty mẹ. | Chi nhánh không bắt buộc phải có con dấu riêng, tài khoản ngân hàng và chữ ký số riêng với công ty mẹ. |
Chi nhánh cần phải mua và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử riêng. | Chi nhánh không cần mua và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử riêng, có thể sử dụng hóa đơn công ty đã mua để sử dụng. |
Thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. | Thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT tại nơi công ty đặt trụ sở chính. |
Thực hiện việc kê khai và quyết toán thuế TNDN tại nơi đặt trụ sở chi nhánh. | Thực hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế GTGT tại nơi công ty đặt trụ sở chính. |
Phải tự kê khai và nộp BCTC tại nơi đặt chi nhánh | Công ty mẹ phụ trách kê khai và nộp BCTC cho chi nhánh |
Lưu ý:
- Theo quy định, thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh hay khác tỉnh hoạt động trong ngành ăn uống thì bắt buộc phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa đăng ký kinh doanh chuyển đổi từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm tính từ thời điểm thực hiện chuyển đổi. Trong thời gian 3 năm này, nếu doanh nghiệp thành lập đơn vị phụ thuộc như chi nhánh thì chi nhánh cũng được miễn lệ phí môn bài trong thời gian đó.
Một số lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh
Lưu ý về việc đặt tên chi nhánh
- Tên chi nhánh công ty phải được đặt dựa trên các chữ cái trong bảng tiếng Việt, cùng với các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Trong đó, phần tên riêng của chi nhánh không bao gồm cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Tên chi nhánh công ty phải bao gồm: Tên doanh nghiệp và cụm từ “Chi nhánh”.
- Bên cạnh tên tiếng Việt, tên chi nhánh có thể được đăng ký bằng tên nước ngoài và tên viết tắt theo quy định của luật doanh nghiệp.
- Sau khi đăng ký thành lập, bảng tên chi nhánh phải được đặt và gắn ở trụ sở kinh doanh của chi nhánh.
Lưu ý về tính pháp lý của chi nhánh
Chi nhánh là một trong các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có vốn điều lệ và không có tư cách pháp nhân. Vì thế, chi nhánh chỉ có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi được ủy quyền của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được quyền tự quyết định về loại dấu, hình thức, nội dung và số lượng con dấu của chi nhánh. Đồng thời, doanh nghiệp lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập sao cho phù hợp với nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh của chi nhánh
Ngành nghề hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty phải được đăng ký đúng với ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. Điều đó đồng nghĩa với việc chi nhánh không được quyền đăng ký mã ngành nghề mà công ty mẹ chưa đăng ký.
Hiện nay, việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của chi nhánh căn cứ và thực hiện theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành nghề Việt Nam khi thành lập chi nhánh.
Đối với những chi nhánh công ty hoạt động trong ngành ăn uống thì bắt buộc phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập. Bởi ngành nghề liên quan đến ăn uống, chi nhánh đăng ký ở quận nào thì quận đó quản lý. Vì thế, mặc dù công ty thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh thì chi nhánh vẫn phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập. Thủ tục kê khai thuế hằng quý, và thực hiện báo cáo tài chính cuối năm vẫn tiến hành độc lập so với công ty mẹ.
Trên đây là những thông tin do Quang Minh chia sẻ về việc đăng ký thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh với công ty mẹ. Nếu doanh nghiệp có thắc mắc gì liên quan hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ tại Quang Minh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé. Quang Minh rất hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp.
Các câu hỏi thường gặp khi thành lập chi nhánh cùng tỉnh
Theo quy định, chi nhánh công ty là gì?
Quy định về chi nhánh căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, trong đó, chi nhánh được xác định là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được đăng ký thành lập nhằm mục đích thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó có chức năng đại diện theo ủy quyền.
Chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không?
Theo Bộ Luật Dân sự, chi nhánh được xác định là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được đăng ký thành lập nhằm mục đích thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, không có vốn điều lệ và không có tư cách pháp nhân.
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh được quy định như thế nào?
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh bao gồm những thành phần khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố sau:
- Thành lập chi nhánh công ty có 100% vốn Việt Nam hay có vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp mở chi nhánh thuộc loại hình công ty nào, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên hay công ty cổ phần.
Thủ tục mở chi nhánh công ty được thực hiện như thế nào?
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cùng tỉnh như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh công ty lên Phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ những giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp mang nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chi nhánh.
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký mở chi nhánh cùng tỉnh theo 2 cách thức. là nộp hồ sơ thành lập chi nhánh trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ online.
Bước 2: Nhận giấy phép đăng ký kinh doanh thành lập chi nhánh
Nếu hồ sơ thành lập chi nhánh đầy đủ và hợp lệ theo quy định, thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ được tiếp nhận, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh cho doanh nghiệp.
Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập chi nhánh công ty
Việc thành lập chi nhánh công ty được xem là thủ tục đăng ký kinh doanh mới nên chi nhánh phải hoàn tất những thủ tục liên quan sau khi đăng ký chi nhánh
Chi nhánh được phép đăng ký kinh doanh những ngành nghề nào?
Ngành nghề hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty phải được đăng ký đúng với ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. Điều đó đồng nghĩa với việc chi nhánh không được quyền đăng ký mã ngành nghề mà công ty mẹ chưa đăng ký.
Đối với những chi nhánh công ty hoạt động trong ngành ăn uống thì bắt buộc phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập.
Bài viết cùng chủ đề:
Thành lập văn phòng đại diện
Thành lập địa điểm kinh doanh
Thủ tục thành lập chi nhánh
Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh – Tư vấn tại Quang Minh
Thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh
Mẫu quyết định thành lập chi nhánh – Quang Minh hướng dẫn làm thủ tục
Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài cần có những điều kiện gì?
Khác nhau giữa chi nhánh công ty & văn phòng đại diện
Nên thành lập Công Ty Con hay thành lập Chi Nhánh Công Ty
Nên thành lập chi nhánh HAY địa điểm kinh doanh
Đánh giá: