Sau một thời gian hoạt động sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp thường có nhu cầu mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những phương thức là mở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh. Nhiều nhà đầu tư không biết nên lựa chọn phương thức nào và sự khác biệt giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh là gì.
Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh sẽ cung cấp những thông tin so sánh sự khác biệt giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh để bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn phương thức mở rộng doanh nghiệp phù hợp.
Căn cứ pháp lý của việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Để tìm hiểu và phân tích những thông tin, quy định về đăng ký thành lập và cách thức hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh, chúng ta cần căn cứ trên những văn bản pháp luật liên quan. Cụ thể là những văn bản sau:
- Quy định về khái niệm, cách thức đăng ký kinh doanh đối với chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh dựa trên Luật Doanh nghiệp được Quốc Hội ban hành năm 2020.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP đưa ra các quy định chi tiết liên quan đến hồ sơ, thủ tục, trình tự đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Khái niệm về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Khái niệm về chi nhánh công ty
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 tại Khoản 1, Điều 44, thì chi nhánh được định nghĩa là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ triển khai một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó có chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp. Quy định ngành, nghề hoạt động kinh doanh chi nhánh đăng ký phải đúng với ngành, nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều này tương ứng với việc chi nhánh của một doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mang lại doanh thu của riêng chi nhánh, nhưng phải đăng ký hoạt động dựa theo ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký.
Khái niệm về văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 tại Khoản 2, Điều 44, văn phòng đại diện (VPĐD) của doanh nghiệp chính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập để làm nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp theo ủy quyền và bảo vệ những lợi ích đó.
Theo đó, văn phòng đại diện được thành lập để làm nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp theo ủy quyền và không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời, phát sinh doanh thu. Các hoạt động văn phòng đại diện được cho phép bao gồm hoạt động liên lạc, đẩy nhanh tiến độ dự án,…
Khái niệm về địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 tại Khoản 3, Điều 44, địa điểm kinh doanh được định nghĩa là nơi mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể.
Doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể.
So sánh sự khác biệt giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Căn cứ theo các quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, Quang Minh phân biệt sự khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh dựa trên một số tiêu chí như sau:
Tiêu chí | Chi nhánh | Văn phòng đại diện | Địa điểm kinh doanh |
Khái niệm | Là được định nghĩa là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ triển khai một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó có chức năng đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp. Quy định ngành, nghề hoạt động kinh doanh chi nhánh đăng ký phải đúng với ngành, nghề hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. | Văn phòng đại diện của doanh nghiệp chính là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập để làm nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp theo ủy quyền và bảo vệ những lợi ích đó. | Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 tại Khoản 3, Điều 44, địa điểm kinh doanh được định nghĩa là nơi mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể. |
Chức năng hoạt động kinh doanh | Có. Chi nhánh của một doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mang lại doanh thu của riêng chi nhánh. | Không. VPĐD không được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời, phát sinh doanh thu. | Có. Địa điểm kinh doanh có thể thực hiện chức năng hoạt động kinh doanh. |
Ngành nghề kinh doanh | Chi nhánh được quyền đăng ký tất cả các ngành nghề hoạt động kinh doanh mà trụ sở chính đã đăng ký. | VPĐD chỉ được đại diện theo ủy quyền và không được phép đăng ký ngành nghề hoạt động kinh doanh. | Địa điểm kinh doanh có thể được đăng ký một số ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký. |
Địa điểm đăng ký hoạt động | Chi nhánh có thể được thành lập trong nước và nước ngoài, và cũng có thể được đăng ký khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020. | VPĐD có thể được thành lập trong nước và nước ngoài, và cũng có thể được đăng ký khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, theo khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020. | Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt địa chỉ khác với địa chỉ doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP). |
Quyền đặt con dấu, giấy phép hoạt động | Chi nhánh có quyền đặt con dấu riêng, theo khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020.
Chi nhánh cũng được cấp giấy chứng nhận hoạt động riêng. |
VPĐD có quyền đặt con dấu riêng, theo khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020.
VPĐD cũng được cấp giấy chứng nhận hoạt động riêng. |
Địa điểm kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận hoạt động riêng nhưng không có con dấu riêng. |
Về đặt tên đơn vị phụ thuộc | Việc đặt tên Chi nhánh phải đảm bảo nguyên tắc là mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020. | Việc đặt tên văn phòng đại diện phải đảm bảo nguyên tắc là mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020. | Việc đặt tên địa điểm kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc là mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020. |
Về quyền ký kết hợp đồng;
xuất hóa đơn kinh doanh |
Chi nhánh được phép ký kết các hợp đồng kinh tế.
Chi nhánh cũng được phép sử dụng và xuất hóa đơn kinh doanh. |
VPĐD không được quyền đứng tên trên hợp đồng kinh tế.
VPĐD cũng không được đăng ký và sử dụng hóa đơn. |
Địa điểm kinh doanh không được quyền đứng tên trên hợp đồng kinh tế.
Địa điểm kinh doanh cũng không được đăng ký và sử dụng hóa đơn. |
Thực hiện các nghĩa vụ thuế | Chi nhánh có mã số thuế riêng 13 số được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Chi nhánh có thể lựa chọn thực hiện việc hạch toán độc lập (phải có hóa đơn riêng) hoặc hạch toán phụ thuộc.
|
VPĐD có mã số thuế riêng 13 số được thể hiện trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
VPĐD không được đăng ký và sử dụng hóa đơn. VPĐD tiến hành việc kê khai thuế độc lập với doanh nghiệp tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện quản lý. Thực hiện việc hạch toán phụ thuộc với doanh nghiệp. |
Địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng, theo quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp thì trụ sở chính kê khai và nộp thuế. Nếu địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính thì sẽ đăng ký mã số thuế phụ thuộc và thực hiện việc kê khai tại Cục thuế địa phương. Thực hiện việc hạch toán phụ thuộc với doanh nghiệp. |
Những loại thuế, phí đơn vị phụ thuộc phải nộp | Chi nhánh có nghĩa vụ đóng các loại lệ phí môn bài, thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. | VPĐD chỉ cần đóng thuế thu nhập cá nhân. | Địa điểm kinh doanh có nghĩa vụ đóng lệ phí môn bài theo quy định. |
Thủ tục thành lập đơn vị phụ thuộc | Hồ sơ và thủ tục thành lập chi nhánh phức tạp hơn địa điểm kinh doanh. | Hồ sơ và thủ tục thành lập VPĐD phức tạp hơn địa điểm kinh doanh. | Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh đơn giản.
|
Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của đơn vị phụ thuộc | Chi nhánh phải thực hiện các thủ tục thay đổi liên quan đến thuế.
Thực hiện thủ tục gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở, theo quy định tại Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. |
VPĐD phải thực hiện các thủ tục thay đổi liên quan đến thuế.
Thực hiện thủ tục gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện, theo quy định tại Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. |
Địa điểm kinh doanh chỉ phải thực hiện thủ tục gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh, theo quy định tại Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. |
Mục đích thành lập đơn vị phụ thuộc | Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập một đơn vị hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể thực hiện việc ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng và đơn vị có thể đặt cơ sở hoạt động ở trong và ngoài nước, hay ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. | Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập một đơn vị nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không có nhu cầu hoạt động kinh doanh tại đơn vị này, đặt VPĐD tại các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh. | Doanh nghiệp mong muốn thành lập một cơ sở hoạt động kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, với thủ tục pháp lý và hoạt động đơn giản, cơ sở triển khai hoạt động trong cùng tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. |
Trên đây là bảng phân biệt sự khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh dựa trên một số tiêu chí cụ thể.
Tư vấn chọn lựa phương thức mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp
Dựa vào bảng phân biệt sự khác nhau giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh nêu trên, doanh nghiệp có thể thấy sự khác nhau giữa các phương thức mở rộng kinh doanh. Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh phù hợp với nhu cầu và mục đích cụ thể của mình.
- Trường hợp có nhu cầu thành lập một đơn vị hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể thực hiện việc ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng và đơn vị có thể đặt cơ sở hoạt động ở trong và ngoài nước, hay ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp thì lựa chọn thành lập chi nhánh là khá hợp lý.
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thành lập một đơn vị nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không có nhu cầu hoạt động kinh doanh tại đơn vị này, đặt VPĐD tại các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh thì nên chọn thành lập văn phòng đại diện.
- Trường hợp doanh nghiệp mong muốn thành lập một cơ sở hoạt động kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, với thủ tục pháp lý và hoạt động đơn giản, cơ sở triển khai hoạt động trong cùng tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp thì nên lựa chọn mở địa điểm kinh doanh.
Lưu ý về việc đặt tên Chi nhánh, Văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh
Khi chuẩn bị đăng ký kinh doanh thành lập đơn vị phụ thuộc, chủ doanh nghiệp lưu ý về việc đặt tên theo Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, một số quy định mới đã được bổ sung khi đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
Cụ thể, việc đặt tên địa điểm kinh doanh, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp từ 01/01/2021 được thực hiện theo những quy định như sau:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được đặt dựa trên những chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, và những chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu theo quy định.
- Việc đặt tên văn phòng đại diện phải đảm bảo nguyên tắc là mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện; kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh và , kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.
- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, tên của chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh phải được gắn tại đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh. Trong đó, lưu ý tên của chi nhánh hay văn phòng đại diện phải được thể hiện với khổ chữ nhỏ hơn tên của doanh nghiệp bằng tiếng Việt trên các hồ sơ tài liệu, giấy tờ giao dịch và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Một số câu hỏi về khác biệt giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
Tại sao cần phân biệt sự khác biệt giữa chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh?
Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa các phương thức mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Việc này có thể giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy định đăng ký hoạt động của mỗi phương thức. Từ đó, đưa ra quyết định thành lập đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu và mục đích kinh doanh của mình.
Sự khác nhau chính yếu giữa chi nhánh và văn phòng đại diện là gì?
Trong khi chi nhánh của một doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mang lại doanh thu của riêng chi nhánh. Thì văn phòng đại diện chỉ được quyền đảm nhận chức năng đại diện mà không được thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể.
Trường hợp nào lựa chọn thành lập chi nhánh là phù hợp nhất với chủ doanh nghiệp?
Trường hợp có nhu cầu thành lập một đơn vị hoạt động kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể thực hiện việc ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng và đơn vị có thể đặt cơ sở hoạt động ở trong và ngoài nước, hay ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp thì lựa chọn thành lập chi nhánh là khá hợp lý.
Khi nào chủ doanh nghiệp nên lựa chọn mở văn phòng đại diện?
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thành lập một đơn vị nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không có nhu cầu hoạt động kinh doanh tại đơn vị này, đặt VPĐD tại các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh thì nên chọn thành lập văn phòng đại diện.
Khi nào chủ doanh nghiệp nên lựa chọn thành lập địa điểm kinh doanh?
Trường hợp doanh nghiệp mong muốn thành lập một cơ sở hoạt động kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, với thủ tục pháp lý và hoạt động đơn giản, cơ sở triển khai hoạt động trong cùng tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp thì nên lựa chọn mở địa điểm kinh doanh.
Đánh giá: