Chi nhánh và văn phòng đại diện là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và có nhiều điểm tương đồng. Tuy vậy, hai hình thức này vẫn có những khác biệt nhất định về chức năng, hình thức hạch toán, chế độ thuế,… Vậy điểm khác nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện là gì? Dựa trên cơ sở nào để lựa chọn đăng ký loại hình phù hợp? Trong bài viết này, Tư Vấn Quang Minh cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn trả lời chính xác và đầy đủ những câu hỏi trên đây.
Khái niệm chi nhánh công ty là gì
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014 tại Khoản 1, Điều 45 quy định: Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ của một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Theo quy định, chi nhánh có thể đăng ký địa chỉ trụ sở của chi nhánh trùng giống hoặc khác với địa chỉ của công ty mẹ.
Ngành nghề hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty phải đúng với ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. Nghĩa là chi nhánh không được phép đăng ký hoạt động những mã ngành nghề mà công ty mẹ chưa đăng ký. Như vậy, chi nhánh công ty được thành lập để có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra doanh thu của riêng chi nhánh, nhưng phải dựa theo ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Khái niệm văn phòng đại diện là gì
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014 tại Khoản 2, Điều 45 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được đăng ký thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó theo ủy quyền.
Theo quy định trên, văn phòng đại diện không được phép thành lập và thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời, phát sinh doanh thu của riêng văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện được phép thực hiện các hoạt động liên lạc, đẩy nhanh tiến độ dự án…
Chẳng hạn, Doanh nghiệp A thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm X, thì VPĐD của doanh nghiệp A không được phép thực hiện hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm X. VPĐD này chỉ được thực hiện các hoạt động đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp A và không hoạt động nhằm mục đích sinh lời.
Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện đều là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa và theo ủy quyền của doanh nghiệp, công ty mẹ hoặc người đứng đầu tổ chức.
- Nguyên tắc đặt tên của chi nhánh công ty và văn phòng đại diện đều áp dụng giống nhau theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2014.
- Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện của doanh nghiệp đều không có tư cách pháp nhân và giấy phép kinh doanh.
- Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện có mã số thuế riêng với 13 số, phải làm thủ tục kê khai và đăng ký hoạt động gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi đơn vị phụ thuộc này đặt trụ sở.
- Cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều có thể có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện ở cùng tỉnh, thành phố, có thể đăng ký thành lập ở Việt Nam và nước ngoài.
Phân biệt điểm khác nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện
Tiêu chí phân biệt | Chi nhánh công ty | Văn phòng đại diện |
Khái niệm | Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014 tại Khoản 1, Điều 45 quy định: Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ của một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. | Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014 tại Khoản 2, Điều 45 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được đăng ký thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó theo ủy quyền. |
Ngành nghề kinh doanh | Ngành nghề hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty đúng với ngành nghề hoạt động kinh doanh của công ty mẹ. | Văn phòng đại diện chỉ được đại diện theo ủy quyền và không hoạt động nhằm mục đích sinh lời. |
Phạm vi hoạt động của đơn vị | Được thành lập để thực hiện nhiệm vụ của một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. | Chỉ thực hiện nhiệm vụ ủy quyền đại diện cho những lợi ích và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, không có chức năng kinh doanh.
Hiểu nôm na thì văn phòng đại diện là đơn vị được thành lập để tiếp cận thị trường, quảng bá sản phẩm giải đáp, tư vấn cho khách hàng của doanh nghiệp. |
Hình thức hạch toán của đơn vị | Chi nhánh công ty có thể lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập tùy theo nhu cầu hoạt động. | Văn phòng đại diện chỉ được hạch toán theo hình thức phụ thuộc. |
Nghĩa vụ nộp thuế của đơn vị | Chi nhánh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế môn bài tại Cơ quan thuế nơi đặt trụ sở chi nhánh.
Đối với chi nhánh lựa chọn hình thức hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa bàn công ty mẹ đóng trụ sở chính thì kê khai thuế thu nhập tại nơi có trụ sở chính. Chi nhánh vẫn phải tiến hành nghĩa vụ thuế theo quy định về các khoản thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp. |
Văn phòng đại diện không nộp thuế môn bài vì không thực hiện chức năng kinh doanh.
Văn phòng đại diện phải thực hiện hồ sơ khai thuế đối với các sắc thuế phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; không phải nộp hồ sơ khai thuế đối với các sắc thuế không phát sinh. |
Trên đây là bảng phân biệt những điểm điểm khác nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện dựa trên các tiêu chí. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đăng ký thành lập đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu, cụ thể:
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, gia tăng doanh thu, lợi nhuận và tạo sự tiện lợi cho khách hàng giao dịch tại các khu vực, tỉnh, thành phố khác nhau, thì doanh nghiệp nên chọn thành lập chi nhánh công ty.
- Trường hợp doanh nghiệp muốn tạo điều kiện thuận lợi trong việc tương tác, chăm sóc khách hàng, trao đổi hồ sơ, trưng bày sản phẩm hoặc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án,… thì lựa chọn thành lập văn phòng đại diện là phù hợp với doanh nghiệp.
Những câu hỏi thường gặp về chi nhánh và văn phòng đại diện
Khái niệm chi nhánh công ty là gì?
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014 tại Khoản 1, Điều 45 quy định: Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ của một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Khái niệm văn phòng đại diện là gì?
Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014 tại Khoản 2, Điều 45 quy định: Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được đăng ký thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó theo ủy quyền.
Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không?
Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ của một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Vì thế, chi nhánh công ty không có vốn điều lệ và không có tư cách pháp nhân mặc dù có thể ký hợp đồng và thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời.
Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được đăng ký thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó theo ủy quyền, ngoại trừ các hoạt động phát sinh doanh thu. Do vậy, văn phòng đại diện không có không có tư cách pháp nhân.
Nên thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh công ty?
Dựa vào phân biệt những điểm khác nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện dựa trên các tiêu chí. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đăng ký thành lập đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu, cụ thể:
- Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, gia tăng doanh thu, lợi nhuận và tạo sự tiện lợi cho khách hàng giao dịch tại các khu vực, tỉnh, thành phố khác nhau, thì doanh nghiệp nên chọn thành lập chi nhánh công ty.
- Trường hợp doanh nghiệp muốn tạo điều kiện thuận lợi trong việc tương tác, chăm sóc khách hàng, trao đổi hồ sơ, trưng bày sản phẩm hoặc đẩy nhanh tiến độ thi công dự án,… thì lựa chọn thành lập văn phòng đại diện là phù hợp với doanh nghiệp.
Những điểm khác nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện là gì?
Sự khác nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện thể hiện ở việc thực hiện chức năng, hình thức hạch toán, hình thức kế toán và kê khai thuế, cùng với các loại thuế phải nộp.
- Về chức năng, nếu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ của một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện thì văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện giao dịch và tiếp thị theo ủy quyền.
- Về hình thức hạch toán, chi nhánh có thể chọn lựa hình thức hạch toán độc lập hay phụ thuộc thì văn phòng đại diện chỉ có thể áp dụng hình thức hạch toán phụ thuộc với doanh nghiệp mà thôi.
- Về hình thức kế toán và kê khai thuế, chi nhánh sẽ thực hiện các quy định phức tạp hơn so với văn phòng đại diện.
- Về các loại thuế phải nộp, nếu văn phòng đại diện chỉ cần nộp thuế môn bài thì chi nhánh sẽ phải nộp các loại thuế theo quy định bao gồm thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN, chi nhánh khác tỉnh sẽ nộp thêm thuế TNDN.
Những điểm tương đồng giữa chi nhánh và văn phòng đại diện là gì?
- Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện đều là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động dưới danh nghĩa và theo ủy quyền của doanh nghiệp, công ty mẹ hoặc người đứng đầu tổ chức.
- Nguyên tắc đặt tên của chi nhánh công ty và văn phòng đại diện đều áp dụng giống nhau theo quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2014.
- Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện của doanh nghiệp đều không có tư cách pháp nhân và giấy phép kinh doanh.
- Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện có mã số thuế riêng với 13 số, phải làm thủ tục kê khai và đăng ký hoạt động gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi đơn vị phụ thuộc này đặt trụ sở.
- Cả chi nhánh và văn phòng đại diện đều có thể có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện ở cùng tỉnh, thành phố, có thể đăng ký thành lập ở Việt Nam và nước ngoài.
Trên đây là thông tin pháp lý phân biệt sự giống và khác nhau giữa chi nhánh công ty và văn phòng đại diện. Nếu bạn đọc có thắc mắc hay dịch vụ cần hỗ trợ vui lòng gọi ngay đến hotline của Quang Minh để được các chuyên gia pháp lý giải đáp kịp thời nhé.
Bài viết cùng chủ đề:
Thành lập văn phòng đại diện
Thành lập địa điểm kinh doanh
Thủ tục thành lập chi nhánh
Thành lập chi nhánh công ty khác tỉnh – Tư vấn tại Quang Minh
Thành lập chi nhánh công ty trong cùng tỉnh
Mẫu quyết định thành lập chi nhánh – Quang Minh hướng dẫn làm thủ tục
Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài cần có những điều kiện gì?
Khác nhau giữa chi nhánh công ty & văn phòng đại diện
Nên thành lập Công Ty Con hay thành lập Chi Nhánh Công Ty
Nên thành lập chi nhánh HAY địa điểm kinh doanh
Đánh giá: