Kế toán ngân hàng là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong quá trình hoạt động và phản ánh diễn biến của hoạt động tài chính, kinh tế của các tổ chức ngân hàng. Vậy kế toán ngân hàng là gì và có các nghiệp vụ kế toán ngân hàng nào? Hãy cùng Quang Minh tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Khái niệm kế toán ngân hàng là gì?
Kế toán ngân hàng được xác định là những công việc ghi chép, thu thập, phân tích và xử lý những nghiệp vụ kế toán, tài chính. Đồng thời, kế toán ngân hàng cung cấp thông tin cần thiết có tính tham mưu cho hoạt động quản lý tiền tệ ở ngân hàng và các tổ chức liên quan theo quy định của Pháp luật.
Bên cạnh việc thực hiện những công việc và nhiệm vụ chung của kế toán, kế toán ngân hàng thực hiện những nghiệp vụ kế toán ngân hàng. Trong đó, mỗi ngân hàng có những nghiệp vụ kế toán ngân hàng khác nhau.
Những đặc điểm cơ bản của nghiệp vụ kế toán ngân hàng
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có các nghiệp vụ khác nhau, do đó đặc điểm của công việc kế toán trong ngành ngân hàng cũng có các đặc điểm khác nhau. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản và nổi bật của nghiệp vụ kế toán ngân hàng:
Nghiệp vụ kế toán ngân hàng có tính tổng hợp và xã hội cao
Ngân hàng được xem là tổ chức tài chính trung gian giữa các doanh nghiệp, tổ chức với các tổ chức kinh tế khác liên quan, kết nối thường xuyên và liên tục qua những hoạt động giao dịch. Chính vì thế, kế toán ngân hàng là người thực hiện việc tổng hợp và phản ánh liên tục những hoạt động kinh tế, tài chính thông qua các hoạt động thanh toán, giao dịch, tiền tệ, tín dụng,…
Những hoạt động đa dạng này sẽ ảnh hưởng đến lợi thế, cũng như mối quan hệ hợp tác của ngân hàng và những doanh nghiệp, đơn vị tổ chức kinh tế khác. Như thế, thể hiện tính tổng hợp và xã hội cao của nghiệp vụ kế toán ngân hàng.
Quy trình nghiệp vụ kế toán ngân hàng chặt chẽ
Tất cả các hoạt động của ngân hàng đều được thực hiện theo những quy trình và nghiệp vụ cụ thể. Mỗi nghiệp vụ đều cần được xử lý theo quy trình chuyên nghiệp với từng bộ phận và vị trí công việc.
Trong đó, kế toán ngân hàng là một bộ phận mắt xích quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Mọi công việc và nghiệp vụ kế toán ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận và công việc khác của ngân hàng. Vì thế, yêu cầu nghiệp vụ kế toán ngân hàng phải được xử lý theo đúng quy trình chặt chẽ.
Tính kịp thời và chính xác cao
Vốn và sự luân chuyển vốn trong quỹ tiền tệ của một ngân hàng được xem là 2 yếu tố quan trọng nhất. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng là tổ chức được thống nhất hoạt động từ ngân hàng nhà nước đến các ngân hàng tư nhân, từ trung ương đến địa phương. Vì thế, các công việc của kế toán cần phải kịp thời và nhanh chóng.
Tất cả các hoạt động của ngân hàng có mối liên hệ và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Vì thế, mọi nghiệp vụ kế toán ngân hàng bắt buộc phải được thực hiện một cách chính xác.
Chứng từ có khối lượng lớn và phức tạp
Kế toán ngân hàng có khối lượng công việc cực kỳ lớn với hoạt động giao dịch thường xuyên, liên tục và đa dạng. Hệ thống chứng từ của ngân hàng đều cần được lưu trữ lại để xác minh các hoạt động tài chính, kinh tế và việc thu chuyển vốn. Do đó, khối lượng các loại chứng từ quản lý của ngân hàng là cực kỳ nhiều và phức tạp.
Các nghiệp vụ kế toán ngân hàng cơ bản
Các nghiệp vụ kế toán ngân hàng cơ bản bao gồm:
- Nghiệp vụ kế toán ngân hàng về ngân quỹ và thanh toán.
- Nghiệp vụ kế toán ngân hàng về tín dụng và đầu tư tài chính.
- Nghiệp vụ kế toán ngân hàng về thanh toán và tín dụng quốc tế.
- Nghiệp vụ kế toán ngân hàng về tài sản cố định và công cụ dụng cụ.
- Nghiệp vụ kế toán ngân hàng về thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
- Nghiệp vụ kế toán ngân hàng về kinh doanh vàng, ngoại tệ, đá quý.
- Nghiệp vụ kế toán ngân hàng về nguồn vốn chủ sở hữu.
- Nghiệp vụ kế toán ngân hàng về thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh.
- Nghiệp vụ báo cáo tài chính và báo cáo kế toán.
Đối tượng của kế toán ngân hàng
Về đối tượng, kế toán ngân hàng bao gồm 3 đối tượng sau đây:
- Đối tượng của kế toán ngân hàng là tài sản được phân theo hình thái biểu hiện và hiện trạng. Gồm có tài sản có, vốn và sử dụng vốn.
- Đối tượng thứ 2 của kế toán ngân hàng là những nguồn hình thành nên tài sản. Bao gồm nguồn vốn của chủ sở hữu hoặc các tài sản nợ.
- Đối tượng thứ 3 của kế toán ngân hàng là sự luân chuyển của tài sản.
Các công việc của kế toán ngân hàng
Tùy vào đặc điểm khác nhau của loại hình ngân hàng mà công việc cụ thể của kế toán ngân hàng sẽ khác nhau. Sau đây là các công việc cơ bản của kế toán ngân hàng:
- Kiểm tra tính chính xác và đúng đắn của các nội dung ghi trên chứng từ rút tiền, như: Séc, Ủy nhiệm chi… để trình ký và đóng dấu.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý đối với các đề nghị thanh toán, uỷ nhiệm chi, lập lệnh chi tiền,…
- Thực hiện các hoạt động định kỳ nộp tiền ra ngân hàng hoặc theo vụ việc để phục vụ các hoạt động thanh toán cùng với thủ quỹ.
- Tiếp nhận, kiểm tra và sắp xếp chứng từ Ngân hàng theo nội dung của từng loại chứng từ.
- Tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm và định khoản những nghiệp vụ kế toán ngân hàng dựa vào nội dung chứng từ.
- Kiểm tra và báo cáo cho trưởng phòng số dư tiền gửi các ngân hàng thường xuyên mỗi ngày để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
- Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng, lập và chuyển hồ sơ bảo lãnh cho kế toán trưởng và giám đốc ký. Sau đó, nộp hồ sơ và theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh.
- Lập hồ sơ vay vốn và trả nợ vay ngân hàng, chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và giám đốc ký, chuyển giao hồ sơ và theo dõi theo quy định.
- Lập hồ sơ mở thư tín dụng, theo dõi tình hình, ký hậu vận đơn gốc và thực hiện bảo lãnh các thư tín dụng.
- Thực hiện các bút toán chênh lệch tỷ giá, kiểm soát dữ liệu chính xác và kịp thời. Đối soát với kế toán công nợ để theo dõi việc thanh toán của khách hàng cho nhà cung cấp.
- Hỗ trợ tư vấn giải đáp một số công việc có liên quan.
- Tiến hành các báo cáo đối với kế toán ngân hàng: Sổ chi tiết TGNH cho từng tài khoản và từng ngân hàng, Sổ quỹ tiền gửi, Bảng tính lãi suất đối với các hợp đồng vay,…
- Tổ chức công tác lưu trữ chứng từ cẩn thận, hợp lý theo quy định.
Cách định khoản kế toán ngân hàng
Định khoản kế toán ngân hàng được xem là việc xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà kế toán cần phải ghi vào bên Có, bên Nợ của tài khoản kế toán cùng với số tiền cụ thể. Việc định khoản kế toán ngân hàng hỗ trợ kế toán thực hiện các báo cáo về số liệu một cách chính xác.
Các bước tiến hành định khoản kế toán ngân hàng
- Bước 1: Xác định các đối tượng kế toán tương ứng trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Bước 2: Xác định đối tượng kế toán tăng, giảm cùng với số tiền cụ thể.
- Bước 3: Xác định ghi Nợ, ghi Có đối với tài khoản nào và số tiền là bao nhiêu.
- Bước 4: Kiểm tra tổng số tiền ghi vào đối với bên Nợ và bên Có của các tài khoản.
Bảng tài khoản kế toán ngân hàng
Đây được xác định là những tài khoản kế toán được dùng để thực hiện phân loại và phản ánh tình hình hiện tại, cùng với sự biến động của tài sản và nguồn hình thành tài sản của Ngân hàng Nhà nước trong kỳ kế toán.
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng
Bảng cân đối kế toán của ngân hàng là bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng một cách tổng quát tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau.
Dịch vụ kế toán ngân hàng Quang Minh
Quang Minh là công ty cung cấp các dịch vụ kế toán uy tín và chuyên nghiệp tại Tp.HCM. Lựa chọn giải pháp kế toán tại Quang Minh, khách hàng sẽ được đồng hành và giải quyết mọi khó khăn về nghiệp vụ kế toán ngân hàng, để tập trung cho các hoạt động kinh doanh.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực kế toán, Quang Minh sở hữu đội ngũ chuyên viên có năng lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và vững tay nghề. Chúng tôi đảm bảo hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề chuyên môn về kế toán.
Dịch vụ kế toán Quang Minh là giải pháp chuyên nghiệp, phù hợp cho mọi tổ chức và doanh nghiệp hiện nay. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị cung cấp kế toán tại tphcm, đừng ngại liên hệ ngay với Quang Minh để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ bạn.
Đánh giá: