Trong xu hướng hội nhập và phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước chuyển biến rõ rệt khi chuyển đổi cơ cấu. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước là một trong các loại hình chủ chốt có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong bài viết này, Quang Minh sẽ chia sẻ cùng bạn những thông tin liên quan đến doanh nghiệp Nhà nước. Qua đó, chúng ta có cái nhìn hệ thống hơn về những ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước.
Cơ sở pháp lý về doanh nghiệp nhà nước
- Cơ sở pháp lý nền tảng là Luật Doanh Nghiệp được ban hành năm 2020.
- Thứ hai là Nghị định 91/2015/NĐ-CP. Trong đó, Nghị định ban hành quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và việc quản lý, sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệp.
Khái niệm doanh nghiệp nhà nước là gì?
Doanh nghiệp nhà nước được xác định là tổ chức kinh tế, trong đó, toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối do Nhà nước sở hữu. Doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Doanh nghiệp nhà nước thường được xem là hoạt động kém hiệu quả và mang lại lợi nhuận thấp hơn khi so sánh với doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp Nhà nước thường phải gắn với những trách nhiệm xã hội và hoạt động vì lợi ích của người dân thay vì chia tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông như các hình thức doanh nghiệp khác. Hình thức doanh nghiệp này thường được thành lập để đối phó với những thất bại của nền kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước không nhắm đến và không cần tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp tư nhân. Chính vì thế, có những ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước mà chúng ta cần quan tâm.
Phân loại doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước phân theo nguồn vốn
Theo Luật Doanh nghiệp được ban hành năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, các doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp nhà nước:
Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ
- Công ty TNHH một thành viên có 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ là công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty TNHH một thành viên là công ty độc lập với 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ.
Doanh nghiệp có tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc thành viên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là Nhà nước
- Công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên trở lên, với tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc trên 50% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ, là công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
- Công ty cổ phần hay công ty TNHH hai thành viên trở lên có tổng số cổ phần có quyền biểu quyết hoặc trên 50% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ.
Doanh nghiệp nhà nước phân theo mô hình kinh doanh
Theo luật doanh nghiệp năm 2020 tại điều 88, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các loại hình sau:
- Công ty nhà nước: là doanh nghiệp mà toàn bộ vốn điều lệ thành lập do nhà nước sở hữu. Việc tổ chức quản lý và tồn tại của doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
- Công ty cổ phần nhà nước: là loại hình công ty cổ phần, trong đó toàn bộ cổ đông là các tổ chức hoặc công ty nhà nước được nhà nước ủy quyền tham gia góp vốn. Doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Công ty TNHH nhà nước một thành viên là công ty TNHH, trong đó, toàn bộ vốn điều lệ do nhà nước sở hữu và tổ chức quản lý.
- Công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên: là công ty TNHH, trong đó, tất cả các thành viên của doanh nghiệp đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước được ủy quyền góp vốn. Doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
- Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của nhà nước: được xem là doanh nghiệp mà tổng số vốn góp hoặc cổ phần của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Trong đó, Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.
Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước
Tương tư như các doanh nghiệp tư nhân, có những ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thành lập và phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước cụ thể qua nội dung tiếp theo:
Ưu điểm của doanh nghiệp nhà nước
- Hoạt động của doanh nghiệp nhà nước thể hiện tính thống nhất, kịp thời và đồng bộ khi giải quyết các vấn đề nảy sinh với nền kinh tế. Chẳng hạn, khi một loại sản phẩm trên thị trường có nhu cầu vượt quá mức cung, Nhà nước sẽ điều động các doanh nghiệp nhà nước gia tăng sản xuất san phẩm đó để đáp ứng nhu cầu xã hội. Và ngược lại.
- Doanh nghiệp nhà nước có nguồn lực tài chính với quy mô lớn và vững chắc, khả năng tiếp cận thông tin thị trường và thương mại nhanh.
- Việc huy động vốn thuận lợi vì được nhà nước đầu tư nguồn vốn.
- Doanh nghiệp nhà nước được nhà nước tạo điều kiện về mặt chính sách, thuế và công nghệ.
- Sản phẩm đầu ra được sự bảo hộ của nhà nước.
- Doanh nghiệp có lợi thế uy tín khi thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh trước đối tác và khách hàng.
Nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước
Những ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước thể hiện trong… Nếu như các doanh nghiệp nhà nước có những lợi thế đặc biệt như trên, nó cũng bao gồm những hạn chế nhất định.
- Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước không thể hiện tính năng động sáng tạo. Hầu như các doanh nghiệp sản xuất một cách thụ động, quyền quyết định đều thuộc cấp quản lý bên trên. Nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc về nhà nước, các cấp quản lý chỉ hưởng mức lương đã được ấn định.
- Nhân sự của doanh nghiệp nhà nước thường không có sự năng động và tính cạnh tranh cao, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
- Thủ tục ra quyết định của doanh nghiệp khá phức tạp và rườm rà. Điều này có thể làm mất nhiều cơ hội đầu tư, và ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
- Khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp nhà nước để lại cho nền kinh tế quốc gia hậu quả lớn và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
Bài viết là nội dung chia sẻ của Quang Minh về đặc điểm, phân loại và ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước. Hi vọng bạn có thể tìm thấy thông tin tham khảo cần thiết. Nếu bạn còn có những thắc mắc cần được làm rõ hoặc được cung cấp dịch vụ, hãy liên hệ với Quang Minh để được tư vấn giải đáp nhé.
Đánh giá: