Nhiều đơn vị, doanh nghiệp mua hàng, sử dụng dịch vụ hay thuê tài sản của những cá nhân không có hóa đơn. Vậy những khoản chi phí đó có được xem là chi phí hợp lý và được khấu trừ thuế TNDN không? Đơn vị cần ghi nhận chi phí không có hóa đơn như thế nào? Xin mời bạn tìm hiểu bài viết sau đây để giải đáp câu hỏi liên quan.
Mua hàng, sử dụng dịch vụ không có hóa đơn có được xem là chi phí hợp lý không?
Mua hàng, sử dụng dịch vụ không có hóa đơn có được xem là chi phí hợp lý và được khấu trừ thuế TNDN không? Đây là câu hỏi phổ biến mà nhiều đơn vị, doanh nghiệp đặt ra khi gặp phải trường hợp này.
Để trả lời câu hỏi, chúng ta căn cứ vào quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo quy định này, chi phí không có hóa đơn vẫn được xem là chi phí hợp lý và được trừ khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp nếu thỏa mãn những điều kiện sau:
- Mua những hàng hóa là hải sản, thủy sản, nông sản của người đánh bắt trực tiếp hay sản xuất bán ra.
- Mua những sản phẩm thủ công được làm bằng tre, nứa, đay, cói, lá, song, vỏ dừa, sọ dừa, mây, rơm hoặc nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp được tận dụng của người sản xuất thủ công không trực tiếp kinh doanh bán ra.
- Mua đất, sỏi, đá, cát của cá nhân, hộ gia đình tự khai thác trực tiếp bán ra.
- Mua sản phẩm phế liệu của người trực tiếp tiến hành thu nhặt.
- Mua tài sản, đồ dùng, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ gia đình kinh doanh (không bao gồm những trường hợp nêu trên) với mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (tức là 100 triệu đồng/năm).
- Bao gồm bảng kê thu mua đối với hàng hóa, dịch vụ.
- Có văn bản ký kết hợp đồng mua bán.
- Có bao gồm chứng từ thanh toán
Trong đó:
- Bảng kê thu mua đối với hàng hóa, dịch vụ được ký xác nhận bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trước pháp luật.
- Những khoản chi phí được quy định nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ được mua từ trên 20 triệu đồng.
- Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê thu mua tại thời điểm mua hàng cao hơn so với giá thị trường thì cơ quan thuế sẽ dựa vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ tương tự trên thị trường để xác định lại mức giá và thực hiện tính toán lại chi phí được khấu trừ khi xác định khoản thu nhập chịu thuế.
Những điều kiện để được xác định là chi phí hợp lý
Chi phí hợp lý được xem là những chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và thực hiện việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Để xác định khoản chi là chi phí hợp lý, chúng ta căn cứ theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6 và được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC). Trong đó, các khoản chi được khấu trừ và không được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được quy định như sau:
Ngoại trừ những khoản chi phí không có hóa đơn vẫn được xem là chi phí hợp lý nêu tại Thông tư 78/2014/TT-BTC tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6, doanh nghiệp được khấu trừ mọi khoản chi nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
- Những khoản chi thực tế phát sinh liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những khoản chi có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp căn cứ theo quy định của pháp luật.
- Những khoản chi phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với trường hợp hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mỗi lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi tiến hành thanh toán.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt tiến hành theo quy định của những văn bản pháp luật liên quan đến thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần ghi trên hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa tiến hành thanh toán thì doanh nghiệp được xác định vào chi phí được thực hiện khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Đối với trường hợp doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khi tiến hành thanh toán thì doanh nghiệp phải thực hiện việc kê khai, điều chỉnh giảm chi phí liên quan đến phần giá trị dịch vụ, hàng hóa không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt tại kỳ tính thuế phát sinh thanh toán bằng tiền mặt (bao gồm trường hợp cơ quan thuế và những cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định kiểm tra, thanh tra kỳ tính thuế có phát sinh đối với khoản chi phí này).
Đối với những hóa đơn dịch vụ, hàng hóa đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm có hiệu lực thi hành của Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì doanh nghiệp không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.
Như vậy, ngoài các khoản chi phí không có hóa đơn vẫn được xem là chi phí hợp lý đã được nêu tại Thông tư 78/2014/TT-BTC tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6, theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, các khoản chi của doanh nghiệp muốn được xác định là chi phí hợp lý thì phải đáp ứng được những điều kiện:
- Những khoản chi thực tế phát sinh liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những khoản chi có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp căn cứ theo quy định của pháp luật.
- Những khoản chi phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với trường hợp hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mỗi lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi tiến hành thanh toán.
Hướng dẫn công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Trên đây là nội dung liên quan đến chi phí không có hóa đơn và những khoản chi được tính là chi phí hợp lý. Trong phần này, Quang Minh sẽ cung cấp và hướng dẫn công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Căn cứ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 tại Điều 6 và Nghị định 218/2013/NĐ-CP tại Điều 5, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Công thức: Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất
Trong đó,
Công thức Thu nhập tính thuế như sau:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
- Thu nhập chịu thuế TNDN được tính như sau: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được khấu trừ + Những khoản thu nhập khác
Về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
- Căn cứ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 tại Điều 10, Điều 13 và Nghị định 218/2013/NĐ-CP tại Điều 14 và Điều 10, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Lưu ý: Theo quy định, một số trường hợp nhà nước áp dụng thuế suất ưu đãi thì mức nộp thấp hơn hoặc áp dụng mức thuế suất cao hơn thì mức nộp cao hơn như hoạt động khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
Những câu hỏi liên quan đến chi phí không có hóa đơn
Mua hàng, sử dụng dịch vụ không có hóa đơn có được xem là chi phí hợp lý và được khấu trừ thuế TNDN không?
Căn cứ vào quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Theo quy định này, chi phí không có hóa đơn vẫn được xem là chi phí hợp lý và được trừ khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp nếu thỏa mãn những điều kiện sau:
- Mua những hàng hóa là hải sản, thủy sản, nông sản của người đánh bắt trực tiếp hay sản xuất bán ra.
- Mua những sản phẩm thủ công được làm bằng tre, nứa, đay, cói, lá, song, vỏ dừa, sọ dừa, mây, rơm hoặc nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp được tận dụng của người sản xuất thủ công không trực tiếp kinh doanh bán ra.
- Mua đất, sỏi, đá, cát của cá nhân, hộ gia đình tự khai thác trực tiếp bán ra.
- Mua sản phẩm phế liệu của người trực tiếp tiến hành thu nhặt.
- Mua tài sản, đồ dùng, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ gia đình kinh doanh (không bao gồm những trường hợp nêu trên) với mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (tức là 100 triệu đồng/năm).
- Bao gồm bảng kê thu mua đối với hàng hóa, dịch vụ.
- Có văn bản ký kết hợp đồng mua bán.
- Có bao gồm chứng từ thanh toán
Những điều kiện nào để được xem là chi phí hợp lý và được khấu trừ thuế TNDN?
Ngoài các khoản chi phí không có hóa đơn vẫn được xem là chi phí hợp lý đã được nêu tại Thông tư 78/2014/TT-BTC tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 6, theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, các khoản chi của doanh nghiệp muốn được xác định là chi phí hợp lý thì phải đáp ứng được những điều kiện:
- Những khoản chi thực tế phát sinh liên quan trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những khoản chi có đầy đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp căn cứ theo quy định của pháp luật.
- Những khoản chi phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với trường hợp hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mỗi lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi tiến hành thanh toán.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức nào?
Căn cứ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 tại Điều 6 và Nghị định 218/2013/NĐ-CP tại Điều 5, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Công thức: Thuế thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất
Đánh giá: