Bạn dự định mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ và băn khoăn chưa biết cần chuẩn bị những gì? Trong bài viết sau đây, Tư Vấn Quang Minh sẽ chia sẻ tất cả những kinh nghiệm quan trọng trong việc mở cửa hàng kinh doanh và những điều cần chuẩn bị để giúp bạn sẵn sàng cho công việc kinh doanh. Hãy cùng Tư Vấn Quang Minh bắt đầu tìm hiểu nhé!
Những điều bạn cần chuẩn bị khi mở cửa hàng kinh doanh
Để có thể mở cửa hàng kinh doanh một cách thuận lợi, nhà đầu tư cần học hỏi những kinh nghiệm từ những người đi trước để có sự chuẩn bị kỹ càng. Dưới đây là những công việc chúng ta cần tìm hiểu và chuẩn bị trước khi mở cửa hàng.
Lưu ý về việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng
Vị trí mở cửa hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh. Vì thế, chủ cửa hàng cần khảo sát và nắm bắt tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh tại khu vực dự định mở cửa hàng. Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng tại khu vực có tình hình kinh tế ổn định và phát triển có thể mang đến sự thuận lợi cho việc kinh doanh.
Bên cạnh đó, chủ cửa hàng hãy lưu ý đến những đối thủ cạnh tranh tại khu vực để lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp.
Lưu ý về vị trí thuê mặt bằng
Cửa hàng kinh doanh cần có một diện tích tương đối rộng rãi để khách hàng có thể dễ dàng vào lựa chọn hàng hóa.
Bên cạnh đó, những mặt bằng có vị trí thuận lợi như ở gần các trường học, bệnh viện, các khu vực công cộng sẽ thu hút và tiếp cận được số lượng lớn khách hàng hơn.
Thiết kế cửa hàng kinh doanh
Không gian cửa hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thu hút và trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Bước vào một không gian thông thoáng, dễ chịu, bắt mắt với hàng hóa được sắp xếp hợp lý mang đến cho khách hàng ấn tượng tốt, cảm giác thoải mái. Từ đó, quyết định đến việc khách hàng có thường xuyên muốn ghé đến mua hàng của cửa tiệm hay không.
Cửa hàng nên được thiết kế sao cho các lối đi thông thoáng để nhiều người có thể qua lại cùng một thời điểm. Đồng thời, thiết kế chiều cao các kệ sản phẩm cần có sự hợp lý giúp khách hàng dễ dàng quan sát và lấy sản phẩm. Mỗi nhóm hàng hóa cũng nên được bố trí tại một khu vực riêng, phù hợp với tính chất sản phẩm.
Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng
Giấy phép kinh doanh là điều kiện đầu tiên và quan trọng để chủ cửa hàng có thể mở cửa hàng và triển khai hoạt động hợp pháp. Vì thế, chủ đầu tư phải lựa chọn loại hình kinh doanh và thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng.
Để mở cửa hàng kinh doanh, bạn có thể cân nhắc lựa chọn thành lập công ty một trong các loại hình kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể. Nếu mở cửa hàng nhỏ lẻ, dễ quản lý và không cần xuất hóa đơn đỏ thì mô hình hộ kinh doanh cá thể là phù hợp để đăng ký.
Hồ sơ và thủ tục để đăng ký mở cửa hàng kinh doanh
Các nhà đầu tư muốn thực hiện hoạt động kinh doanh bán sỉ và bán lẻ với quy mô lớn phải thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh tương đối phức tạp. Nếu bạn chỉ muốn mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ với quy mô nhỏ thì chỉ cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Bạn hãy tìm hiểu các mô hình và các quy định thủ tục để thực hiện thủ tục đăng ký đúng quy định để đảm bảo cửa hàng vận hành thuận tiện.
Sau đây, Quang Minh sẽ hướng dẫn thông tin pháp lý về hồ sơ và thủ tục để đăng ký mở cửa hàng kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể được nhà nước quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP Khoản 2 Điều 87, cụ thể như sau:
Hồ sơ đăng ký mở cửa hàng kinh doanh theo mô hình hộ cá thể
Hồ sơ đăng ký mở cửa hàng kinh doanh theo mô hình hộ cá thể bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu quy định.
- Bản photo hợp lệ giấy tờ pháp lý xác thực cá nhân như Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với chủ hộ kinh doanh và các thành viên tham gia đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản photo hợp lệ đối với biên bản họp thành viên hộ kinh doanh về quyết định thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên cùng tham gia đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
- Văn bản ủy quyền của các thành viên tham gia thành lập hộ kinh doanh cho một thành viên đăng ký làm chủ hộ trong trường hợp các thành viên cùng tham gia đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Thủ tục mở cửa hàng kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh cá thể
Sau khi soạn thảo hồ sơ với các thành phần nêu trên, chủ hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện, thuộc Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi chủ đầu tư dự định mở cửa hàng. Khi đó, hồ sơ của bạn sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 87 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ trao Giấy biên nhận cho người nộp. Sau đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người thực hiện.
- Nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh không hợp lệ, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện. Trong đó, cơ quan này sẽ nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh thuận lợi
Hiểu rõ thông tin về sản phẩm
Chủ đầu tư có kiến thức chuyên môn, yêu thích và tin tưởng sản phẩm mà cửa hàng sẽ cung cấp giúp việc tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn. Người bán càng am hiểu thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm và trải nghiệm khi sử dụng thì mức độ thuyết phục người tiêu dùng về sản phẩm càng cao.
Ngoài ra, việc tìm hiểu các thông tin về sản phẩm giúp chủ cửa hàng dễ dàng cập nhật nhu cầu và xu hướng của người tiêu dùng. Từ đó, cửa hàng có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.
Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp
Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với từng sản phẩm là một trong những điều không thể thiếu cho chủ đầu tư khi mở cửa hàng kinh doanh. Việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch kinh doanh từng giai đoạn giúp con đường kinh doanh trở nên rõ ràng và chuyên nghiệp hơn.
Chủ cửa hàng cần chia sẻ chiến lược kinh doanh với tất cả nhân viên để tạo động lực, khuyến khích mọi người góp sức vào thành công chung. Đồng thời, chủ cửa hàng cần hỗ trợ, tạo điều kiện để nhân viên làm việc như những mắt xích quan trọng góp phần tạo nên sự thành công.
Lựa chọn hình thức kinh doanh
Lựa chọn và xác định hình thức kinh doanh khi mở cửa hàng kinh doanh là điều rất quan trọng, quyết định đến chi phí và chiến lược sau này. Chủ đầu tư cần xác định xem mình sẽ mở cửa hàng kinh doanh theo hình thức truyền thống hay trực tuyến hay kết hợp cả hai?
Đối với hình thức mở cửa hàng kinh doanh truyền thống, vấn đề là chi phí cho mặt bằng, tiền thuê nhân viên bán hàng, bảo vệ, điện, nước, phí quản lý,… Những chi phí này sẽ làm tăng giá bán sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Trong khi đó, chủ đầu tư có thể áp dụng hình thức kinh doanh online, với việc tạo cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử hoặc dùng riêng website của mình để bán.
Việc mở cửa hàng theo mô hình online kết hợp truyền thống là xu hướng được nhiều cửa hàng áp dụng. Trong đó, người tiêu dùng có thể tham khảo, tìm kiếm thông tin sản phẩm trực tuyến và trực tiếp đến cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm.
Hình thức thanh toán online với nhiều ngân hàng
Hiện nay, chủ cửa hàng nên mở nhiều tài khoản ngân hàng hoặc liên kết với các ứng dụng chuyển tiền khác nhau như Internet Banking, MoMo, ZaloPay,… Với hình thức thanh toán online phát triển như hiện nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng thanh toán khi mua hàng bất kể là trực tuyến hay trực tiếp.
Tìm hiểu và lựa chọn phương thức giao hàng
Trong bối cảnh hiện nay, lựa chọn phương thức giao hàng là mắt xích quan trọng để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Chủ cửa hàng có thể lựa chọn phương thức tự đi giao hàng hoặc hợp tác với các dịch vụ giao hàng giá rẻ phổ biến như Viettel Post, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, J&T,…
Duy trì nguồn vốn kinh doanh ổn định
Nguồn vốn là yếu tố cần thiết đảm bảo cửa hàng hoạt động ổn định trong suốt quá trình kinh doanh. Đặc biệt là giai đoạn đầu khi mở cửa hàng kinh doanh, chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến, chưa có lượng khách hàng ổn định, chi phí quảng cáo, duy trì cửa hàng,… Vì thế, chủ cửa hàng cần dự trữ nguồn vốn ổn định để có thể đảm bảo hoạt động cho cửa hàng.
Trên đây là những kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh được đúc kết từ nhiều hộ kinh doanh đã thành công. Hy vọng bạn đọc có sự khởi đầu kinh doanh thật thuận lợi để phát triển bền vững. Hãy liên hệ ngay với Quang Minh để được tư vấn và hỗ trợ thủ tục đăng ký kinh doanh mở cửa hàng một cách tận tình nhất!
Một số câu hỏi thường gặp về việc mở cửa hàng kinh doanh
Cần chuẩn bị gì trước khi mở cửa hàng kinh doanh?
Trước khi mở cửa hàng kinh doanh, chủ đầu tư cần lưu ý chuẩn bị một số việc như:
- Lưu ý về việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng sao cho phù hợp
- Lựa chọn vị trí thuê mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh có một diện tích tương đối rộng rãi và có vị trí thuận lợi sẽ thu hút và tiếp cận được số lượng lớn khách hàng hơn.
- Thiết kế cửa hàng kinh doanh thông thoáng, dễ chịu, bắt mắt với hàng hóa được sắp xếp hợp lý mang đến cho khách hàng ấn tượng tốt, cảm giác thoải mái.
- Đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký mở cửa hàng kinh doanh hộ cá thể cần có những gì?
Hồ sơ đăng ký mở cửa hàng theo mô hình hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu quy định.
- Bản photo hợp lệ giấy tờ pháp lý xác thực cá nhân như Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với chủ hộ kinh doanh và các thành viên tham gia đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản photo hợp lệ đối với biên bản họp thành viên hộ kinh doanh về quyết định thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên cùng tham gia đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
- Văn bản ủy quyền của các thành viên tham gia thành lập hộ kinh doanh cho một thành viên đăng ký làm chủ hộ trong trường hợp các thành viên cùng tham gia đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh ở đâu?
Chủ hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/ huyện, thuộc Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi chủ đầu tư dự định mở cửa hàng.
Bài viết cùng chủ đề:
Mở cửa hàng mỹ phẩm
Mở cửa hàng đồ chơi trẻ em
Mở cửa hàng bán đồ gia dụng
Mở cửa hàng bán gạo
Mở cửa hàng bánh ngọt
Mở cửa hàng bỉm sữa
Mở đại lý yến sào
Mở đại lý xe đạp
Mở nhà thuốc
Mở đại lý thực phẩm chay
Kinh doanh cửa hàng quần áo
Mở cửa hàng hoa quả sạch
Mở cửa hàng nội thất
Mở cửa hàng hải sản tươi sống
Mở cửa hàng máy tính
Mở cửa hàng kinh doanh đồ cũ
Đánh giá: