Bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Bạn đang tìm mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu? Bạn không biết giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao nhiêu năm? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây, mời bạn tham khảo nhé.
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo quy định mới nhất
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành năm 2023 đưa ra quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ. Trong đó, quy định liên quan đến việc sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Nghị định này có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 23/8/2023.
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP cũng ban hành các Mẫu tờ khai liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại Phụ lục kèm theo.
Bên cạnh đó, mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu được ban hành kèm theo tại Thông tư 16/2016/TT-BKHCN với mẫu quy định như sau:
Tham khảo và tải về chi tiết mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN . (link tải về)
Yêu cầu đối với mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 tại Điều 105 được sửa đổi bởi Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 khoản 34 Điều 1 có quy định về yêu cầu đối với mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Trong đó, quy định khi soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nói chung và mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu nói riêng, người thực hiện cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Thông tin, tài liệu, mẫu vật xác định nhãn hiệu cần đăng ký bảo hộ trong mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
-
- Thông tin mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu;
- Quy chế liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
- Mô tả mẫu nhãn hiệu để làm rõ những yếu tố cấu thành của nhãn hiệu, cùng với ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu. Trường hợp nhãn hiệu bao gồm từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ này phải được phiên âm. Trường hợp nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì từ, ngữ đó cần phải được dịch ra tiếng Việt. Trường hợp nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp chứa âm thanh và bản thể hiện dạng đồ họa của âm thanh đó.
- Dịch vụ, hàng hóa nêu trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải được sắp xếp theo các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về dịch vụ, hàng hóa nhằm để đăng ký nhãn hiệu, được công bố bởi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
- Đối với quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể thì cần bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
-
- Thông tin về tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động liên quan đến tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Những tiêu chuẩn cần đáp ứng để trở thành thành viên của tổ chức tập thể.
- Danh sách liệt kê các cá nhân, tổ chức được phép sử dụng nhãn hiệu.
- Những điều kiện cần đáp ứng để sử dụng nhãn hiệu.
- Những biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải bao gồm đầy đủ những nội dung cơ bản sau đây:
-
- Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Những điều kiện cần đáp ứng để sử dụng nhãn hiệu.
- Những đặc tính đối với dịch vụ, hàng hoá được chứng nhận bởi nhãn hiệu
- Phương pháp đánh giá những đặc tính đối với dịch vụ, hàng hoá và phương pháp dùng để kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu.
- Người sử dụng nhãn hiệu phải chi trả chi phí bao nhiêu cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Những trường hợp có quyền đăng ký nhãn hiệu
Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi 2009 quy định các trường hợp có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Cá nhân, tổ chức có quyền dùng mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu dùng cho dịch vụ do mình cung cấp hoặc hàng hóa do mình sản xuất.
- Cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do người khác sản xuất mà mình đưa ra thị trường, với điều kiện người sản xuất áp dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký.
- Tổ chức tập thể đăng ký thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để nhờ đó, nhãn hiệu được sử dụng bởi các thành viên của mình theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Trường hợp dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của dịch vụ, hàng hóa, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. Trường hợp địa danh, dấu hiệu khác thể hiện nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương tại Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính, nguồn gốc, chất lượng hoặc tiêu chí khác về dịch vụ, hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không thực hiện sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa đó. Trường hợp địa danh, dấu hiệu khác thể hiện nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương tại Việt Nam thì việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều cá nhân, tổ chức có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu khi đáp ứng những điều kiện sau đây:
-
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải được áp dụng cho dịch vụ, hàng hóa mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh; hoặc thực hiện nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu.
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây hiểu nhầm về nguồn gốc của dịch vụ, hàng hóa cho người tiêu dùng.
- Người có quyền đăng ký nhãn hiệu, bao gồm người đã nộp đơn đăng ký được quyền chuyển giao quyền đăng ký cho cá nhân, tổ chức khác dưới dạng văn bản hợp đồng, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, điều kiện là các cá nhân, tổ chức được chuyển giao phải thỏa mãn các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
- Trường hợp nhãn hiệu được bảo hộ tại một quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm đại lý hoặc người đại diện của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó, mà Việt Nam cũng là thành viên thì đại lý hoặc người đại diện đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không đồng ý, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Bên cạnh mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu, người thực hiện quan tâm đến hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Căn cứ quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 tại Điều 93, hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như sau:
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được chứng nhận có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Hiệu lực của Bằng độc quyền sáng chế có từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 (hai mươi) năm kể từ ngày nộp đơn.
- Hiệu lực của Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 (mười năm) kể từ ngày nộp đơn.
- Hiệu lực của Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 (năm) năm kể từ ngày nộp đơn. Bằng này có thể được thực hiện gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có từ ngày cấp và kết thúc vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
-
- Kết thúc 10 (mười) năm tính từ thời điểm nộp đơn.
- Kết thúc 10 (mười) năm tính từ thời điểm thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên trên thế giới tại bất kỳ nơi nào.
- Kết thúc 15 (mười lăm) năm tính từ thời điểm tạo ra thiết kế bố trí.
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có từ ngày cấp đến hết 10 (mười) năm tính từ thời điểm nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần gia hạn được mười năm.
Như vậy, hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có từ ngày cấp đến hết 10 (mười) năm tính từ thời điểm nộp đơn.
Trên đây là thông tin giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu, hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và những quy định liên quan. Hãy liên hệ ngay với Tư Vấn Quang Minh nếu bạn cần được tư vấn thêm các thông tin pháp lý về đăng ký nhãn hiệu hoặc về doanh nghiệp nói chung.
Bài viết cùng chủ đề:
Đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tra cứu nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu
Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Đăng ký mã số mã vạch
Thời gian đăng ký nhãn hiệu
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền
Đánh giá: