Hiện nay, với nền kinh tế thị trường nhiều cạnh tranh, doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu hay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đây được xem là biện pháp quan trọng giúp chủ sở hữu sử dụng nhãn hiệu độc quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Vậy thời gian đăng ký nhãn hiệu trong bao lâu? Quang Minh xin mời bạn đến với bài viết sau đây để tham khảo những thông tin pháp lý nhé!
Căn cứ pháp lý quy định thời gian đăng ký nhãn hiệu
Để trả lời cho câu hỏi thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu, chúng ta cần căn cứ vào quy định pháp lý tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 về thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký sở hữu công nghiệp.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?
Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về thời gian đăng ký nhãn hiệu là 13-14 tháng, tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đề đăng ký. Tuy vậy, thời gian thực tế cho quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể diễn ra kéo dài hơn, từ 18 đến 20 tháng từ khi hồ sơ đăng ký được nộp.
Ngoài ra, thời gian để hoàn thành quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài, thậm chí từ 02 đến 03. Thời gian kéo dài bao lâu tùy thuộc vào việc đơn có cần được yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hay không, việc chỉnh sửa, bổ sung có đạt yêu cầu hay không hoặc nếu có phản hồi hay khiếu nại đối với việc từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì phản hồi có xác đáng hay không.
Chúng ta hãy tìm hiểu cụ thể thời gian đăng ký nhãn hiệu ở từng giai đoạn nhé!
Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu
Giai đoạn này kéo dài trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ với việc quá trình thẩm định hình thức.
Trong quá trình thẩm định hình thức của hồ sơ, cơ quan chức năng thực hiện quy trình và tiêu chuẩn đảm bảo rằng các yêu cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp được thực hiện một cách nghiêm ngặt và hiệu quả. Quá trình này nhằm đảm bảo quyền lợi của những cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ và khai thác sản phẩm, tác phẩm của trí óc con người một cách hiệu quả và toàn diện.
Giai đoạn 2: Thực hiện công bố đơn hợp lệ (trong vòng 02 tháng)
Căn cứ Thông tư 01/2007/TT-BKHCN theo điểm 14 Mục 1, đã được sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN tại Khoản 13 Điều 1, hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu sẽ được chủ đơn theo dõi và công bố quá trình thẩm định trong vòng 02 tháng kể từ ngày hồ sơ được chấp nhận hợp lệ.
Giai đoạn 3: Tiến hành thẩm định nội dung (09 tháng từ ngày công báo đơn)
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ tại khoản 2, Điều 119, nhãn hiệu sẽ được thẩm định về mặt nội dung trong thời gian 06 tháng. Đồng thời, dựa vào quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN tại Điểm 15, Mục 1, đã được chỉnh sửa và bổ sung bởi Thông tư 05/2013/TT-BKHCN, trường hợp người nộp hồ sơ tự nguyện yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa hoặc phản hồi trước thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ, thì thời gian thẩm định nội dung sẽ được gia hạn thêm 03 tháng đối với việc đăng ký nhãn hiệu.
Như vậy, thời gian thẩm định nội dung sẽ kéo dài khoảng 9 tháng tính từ thời điểm công bố hồ sơ.
Tuy nhiên, thời gian đăng ký nhãn hiệu trên thực tế có thể kéo dài lên tới 18 đến 24 tháng bởi nhiều lý do khách quan. Đó có thể là do số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ nhiều; hoặc đơn đăng ký bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung khi có sai sót về hình thức.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Từ 1 đến 2 tháng)
Thời gian xác nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào thời gian cơ quan chức năng xem xét hồ sơ, từ 1 đến 2 tháng. Nếu hồ sơ thực hiện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định, cả về hình thức lẫn nội dung, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người đăng ký.
Như vậy, tổng thời gian đăng ký nhãn hiệu từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật là 12 tháng. Tuy vậy, thời gian thực tế cho quá trình này có thể kéo dài lâu hơn.
Chuẩn bị gì để được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nhanh?
Để thời gian đăng ký nhãn hiệu được nhanh chóng được cấp Văn bằng bảo hộ, người thực hiện cần tra cứu trước nhãn hiệu để tránh bị trùng lặp. Đồng thời, chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hạn chế trường hợp phải sửa đổi, bổ sung.
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Quy định về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu căn cứ theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN tại Mục 5 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 06/2016/TT-BKHCN. Theo đó, quy định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cần có 01 bộ hồ sơ với các thành phần như sau:
- Văn bản khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu 2 bản.
- 05 mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm, cùng với danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Đối với hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của tập thể, nhãn hiệu cần được chứng nhận phải có:
-
- Văn bản trình bày quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận.
- Văn bản thuyết minh về nét đặc trưng, đặc thù về tính chất, chất lượng của sản phẩm mang nhãn hiệu. Áp dụng trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có nét đặc trưng, đặc thù về tính chất hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý, hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm.
- Bản đồ khu vực địa lý, đối với trường hợp nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh, hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương, hoặc nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm.
- Văn bản cho phép đăng ký nhãn hiệu của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với trường hợp nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận mang tính địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương.
- Văn bản ủy quyền đối với hồ sơ được nộp thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ.
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký đối với người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác như hợp đồng.
- Tài liệu, văn bản chứng minh quyền ưu tiên, trong trường hợp yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí đối với trường hợp nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính.
Thực hiện tra cứu nhãn hiệu
Sau khi thiết kế nhãn hiệu, cá nhân, tổ chức cần thực hiện tra cứu nhãn hiệu để đảm bảo nhãn hiệu đủ tiêu chuẩn để đăng ký.
Việc tra cứu nhãn hiệu không phải là nhiệm vụ bắt buộc với người nộp hồ sơ. Tuy nhiên, đây là một bước trong giai đoạn thẩm định về nội dung nhãn hiệu của cơ quan nhà nước. Việc tra cứu sẽ giúp người nộp hồ sơ kiểm tra tiêu chuẩn nhãn hiệu và đảm bảo thời gian đăng ký nhãn hiệu được nhanh chóng hơn.
Bạn có thể tự tra cứu nhãn hiệu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu. Hoặc thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu nâng cao được thực hiện với sự “hỗ trợ” của chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam nếu người nộp hồ sơ không thể tự tra cứu.
Trên đây là những chia sẻ của Tư Vấn Quang Minh về thông tin pháp lý liên quan đến thời gian đăng ký nhãn hiệu và những điều cần chuẩn bị để thời gian đăng ký nhãn hiệu diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Hy vọng thông tin này hỗ trợ bạn đọc trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Những câu hỏi liên quan đến thời gian đăng ký nhãn hiệu
Thời gian đăng ký nhãn hiệu mất bao lâu?
Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về thời gian đăng ký nhãn hiệu là 13-14 tháng, tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đề đăng ký. Tuy vậy, thời gian thực tế cho quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể diễn ra kéo dài hơn, từ 18 đến 20 tháng từ khi hồ sơ đăng ký được nộp.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu qua những giai đoạn nào?
Quá trình đăng ký nhãn hiệu thường trải qua 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu. Giai đoạn này kéo dài trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ với việc quá trình thẩm định hình thức.
- Giai đoạn 2: Thực hiện công bố đơn hợp lệ (trong vòng 02 tháng). Hồ sơ Đăng ký Nhãn hiệu sẽ được chủ đơn theo dõi và công bố quá trình thẩm định trong vòng 02 tháng kể từ ngày hồ sơ được chấp nhận hợp lệ.
- Giai đoạn 3: Tiến hành thẩm định nội dung (09 tháng từ ngày công báo đơn). Trong giai đoạn này, thời gian thẩm định nội dung sẽ kéo dài khoảng 9 tháng tính từ thời điểm công bố hồ sơ.Tuy nhiên, thời gian đăng ký nhãn hiệu trên thực tế có thể kéo dài lên tới 18 đến 24 tháng bởi nhiều lý do khách quan.
- Giai đoạn 4: Giai đoạn cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Từ 1 đến 2 tháng). Thời gian xác nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ phụ thuộc vào thời gian cơ quan chức năng xem xét hồ sơ, từ 1 đến 2 tháng. Nếu hồ sơ thực hiện đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định, cả về hình thức lẫn nội dung, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho người đăng ký.
Chuẩn bị gì để được cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nhanh?
Để thời gian đăng ký nhãn hiệu được nhanh chóng được cấp Văn bằng bảo hộ, người thực hiện cần tra cứu trước nhãn hiệu để tránh bị trùng lặp. Đồng thời, chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hạn chế trường hợp phải sửa đổi, bổ sung.
Bài viết cùng chủ đề:
Đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tra cứu nhãn hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu
Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Đăng ký mã số mã vạch
Thời gian đăng ký nhãn hiệu
Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền
Đánh giá: