Trong quá trình đăng ký và hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Trong đó, hầu hết mọi sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp liên quan đều cần thực hiện thủ tục pháp lý. Trong bài viết này, Quang Minh sẽ cung cấp mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh, cùng thông tin về các trường hợp cụ thể cần và không cần thực hiện thủ tục thay đổi. Xin mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Quang Minh để tham khảo các thông tin về mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh nhé.
Thủ tục thay đổi đăng ký giấy phép kinh doanh
Mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh là một trong những văn bản quan trọng không thể thiếu khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh hay còn gọi là thay đổi đăng ký kinh doanh.
Đây được xem là một trong các thủ tục hành chính doanh nghiệp cần tiến hành khi muốn thay đổi những thông tin đã đăng ký trước đó trong hồ sơ doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
Trong đó, những thay đổi nội dung doanh nghiệp được ghi nhận như: thay đổi về tên công ty, thay đổi về ngành nghề kinh doanh, thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi vốn điều lệ,… Doanh nghiệp phải đăng ký hoặc thông báo về việc thay đổi nội dung với Cơ quan đăng ký kinh doanh về doanh nghiệp.
Về hồ sơ:
Một số thông tin cơ bản về bộ hồ sơ:
- Đơn xin cấp/ cấp lại GPKD
- Tài liệu chứng minh xác thực tất cả thông tin thay đổi là đúng sự thật với trường hợp muốn thay đổi thông tin trên GPKD
- Đối với trường hợp vi phạm GPKD cũ đã bị thu hồi hay tước quyền sử dụng phải cần tài liệu chứng minh đã khắc phục vi phạm.
- Các giấy tờ chứng minh hoạt động của cá nhân, tổ chức đạt yêu cầu như giấy đăng ký kinh doanh, bằng cấp, chứng chỉ,….
- Cùng một số giấy tờ cần thiết liên quan khác.
Về quy trình:
Muốn được cấp giấy phép kinh doanh đơn vị phải trải qua việc rà soát hồ sơ, thẩm định điều kiện thực tế của Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn. Mỗi ngành nghề khác nhau quy trình sẽ được thực hiện tại các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng khác nhau. Quy trình căn bản được tóm tắt như sau:
Bước 1: Cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức soạn thảo một bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan có thẩm quyền để thẩm định và cấp GPKD cho cá nhân, doanh nghiệp.
Bước 3: Hồ sơ cần phải bổ sung, sửa chữa sẽ được thông báo bởi Cơ quan thẩm quyền sau khi đã kiểm tra tất cả hồ sơ đã nộp.
Bước 4: Sau khi hoàn thành việc thẩm định doanh nghiệp sẽ được cấp GPKD. Hoặc Cơ quan có quyền từ chối cấp GPKD và thông báo rõ lý do bằng văn bản.
Với mỗi loại giấy phép khác nhau, thủ tục thẩm định cũng khác nhau thế nên thời gian, chi phí để hoàn thành thủ tục cũng sẽ khác nhau.
Tham khảo mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh
Mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh, còn được gọi là Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp có thể áp dụng theo mẫu sau:
https://docs.google.com/document/d/1WwwqBDrvtn8VwyWMgWVnmpeWAGZSpBrXbQSF0wGP7uI/edit
Những trường hợp phải tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Để triển khai hoạt động kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp cần đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với những nội dung cụ thể. Vì thế, bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến các nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cấp, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thay đổi theo quy định.
Trong đó, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và sử dụng mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh khi:
- Thay đổi địa điểm đăng ký về trụ sở công ty;
- Thay đổi người, số lượng người đại diện theo pháp luật, chức danh người đại diện, thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp;
- Thay đổi tên gọi của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Thay đổi thêm hoặc bớt ngành nghề kinh doanh;
- Thay đổi thành viên doanh nghiệp do thực hiện chuyển nhượng, các thông tin cá nhân của thành viên doanh nghiệp;
- Thay đổi vốn điều lệ, có thể là tăng hoặc giảm;
- Thay đổi các thông tin liên hệ của doanh nghiệp, bao gồm số điện thoại, Fax, Email, Website (đã đăng ký),…
Thay đổi đăng ký doanh nghiệp có thể được chia thành hai trường hợp cơ bản sau đây. Trường hợp một là thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hai là thông báo thay đổi.
Hai trường hợp nêu trên khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ nhận được kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy xác nhận về việc thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
Các trường hợp không cần thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp không cần sử dụng mẫu thay đổi giấy phép kinh doanh để thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh về các trường hợp sau:
- Trường hợp thay đổi thông tin liên quan đến cổ đông trong công ty cổ phần.
- Trường hợp thay đổi cổ đông sáng lập doanh nghiệp (Trừ khi thay đổi cổ đông sáng lập do số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định chưa được thanh toán hoặc chỉ được thanh toán một phần).
Trên đây là mẫu thay đổi đăng ký kinh doanh và các trường hợp cần tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Hy vọng bài viết hữu ích cho quá trình tham khảo của bạn.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932 068 886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết liên quan bạn cần quan tâm:
Các loại giấy phép kinh doanh thông dụng nhất hiện nay
Thủ tục hủy giấy phép kinh doanh đối với từng mô hình kinh doanh
Đánh giá: