Hạch toán sau quyết toán thuế giá trị gia tăng là một trong những hoạt động của kế toán ghi vào sổ sách những khoản tiền phạt hoặc khoản thuế GTGT cơ quan Thuế thu thêm do doanh nghiệp nộp thiếu. Trong bài viết này, Quang Minh sẽ hướng dẫn cách thực hiện hạch toán sau quyết toán thuế đúng quy định.
Hạch toán sau quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN
Hạch toán sau quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN
Sau khi thực hiện quyết toán, doanh nghiệp có thể gặp sai sót làm tăng thuế TNDN phải đóng, hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ, từ đó làm số thuế GTGT phải nộp tăng thêm. Nếu doanh nghiệp nhận được văn bản kết quả quyết toán thì thực hiện hạch toán sau quyết toán thuế như sau:
Trường hợp năm trước doanh nghiệp đang lỗ (Số dư Nợ 4211)
Trường hợp năm trước doanh nghiệp đang lỗ (Số dư Nợ 4211) thì hạch toán Nợ TK 811:
- Có TK 3334: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm;
- Có TK 33311: Số thuế giá trị gia tăng phải nộp thêm.
Khoản chi phí này sẽ không được trừ khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và được ghi lên chỉ tiêu [B4] “Những khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế’’ trên tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trường hợp năm trước doanh nghiệp đang lãi (Số dư Có 4211)
Đối với công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân
Trường hợp năm trước doanh nghiệp đang lãi (Số dư Có 4211) thì hạch toán Nợ TK 4211 đối với công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân:
- Có TK 3334: Số thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu;
- Có TK 33311: Số thuế giá trị gia tăng nộp thêm sau quyết toán.
Đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Đối với công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên, trường hợp năm trước doanh nghiệp đang lãi (Số dư Có 4211) thì cần có biên bản họp hội đồng thành viên, trường hợp các thành viên chấp nhận tính vào lợi nhuận của năm trước thì thực hiện hạch toán sau quyết toán thuế:
- Nợ TK 4211
- Có TK 33311, TK 3334
Trường hợp các thành viên không chấp nhận tính vào lợi nhuận của năm trước thì thực hiện hạch toán sau quyết toán thuế:
- Nợ TK 811
- Có TK 33311, TK 3334
Trường hợp làm giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ không dẫn đến làm tăng số thuế giá trị gia tăng phải nộp thì thực hiện hạch toán:
- Nợ TK 4211
- Có TK 1331: Số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ bị giảm.
Trường hợp làm tăng số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thì hạch toán:
- Nợ TK 33311: Số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng.
- Có TK 4211: Lợi nhuận tăng lên do giảm chi phí của doanh nghiệp.
Trường hợp làm giảm số thuế giá trị gia tăng đầu ra
- Nợ TK 33311: Số thuế giá trị gia tăng được giảm.
- Có TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Thay đổi thuế thu nhập cá nhân sau quyết toán thuế
Khi doanh nghiệp bị truy thu thêm tiền thuế thu nhập cá nhân, thì doanh nghiệp xác định khoản tiền thuế thu nhập cá nhân này sẽ do người lao động trả hay do doanh nghiệp trả.
Trường hợp thuế TNCN do nhân viên trả và được khấu trừ vào lương của kỳ này
Trường hợp thuế TNCN do nhân viên trả và được khấu trừ vào lương của kỳ này thì tiến hành hạch toán:
- Nợ TK 334 – Khấu trừ số TNCN truy thu vào lương nhân viên
- Có TK 3335: Số thuế thu nhập cá nhân bị truy thu.
Trường hợp thuế TNCN bị truy thu sẽ do doanh nghiệp trả
Trường hợp thuế TNCN bị truy thu sẽ do doanh nghiệp trả thì hạch toán tương tự phần thuế GTGT và thuế TNDN, cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp đang có số dư Nợ 4211 thì tiến hành hạch toán:
- Nợ TK 811;
- Có TK 3335.
Đối với doanh nghiệp đang có số dư Có 4211 (lãi) và ở công ty TNHH 2 TV trở lên và công ty cổ phần, các thành viên chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước thì tiến hành hạch toán sau quyết toán:
- Nợ TK 4211
- Có TK 3335.
Hạch toán sau quyết toán thuế nộp vào ngân sách nhà nước
Khi thực hiện việc nộp các loại thuế vào ngân sách nhà nước kế toán tiến hành hạch toán:
- Nợ TK 33311: Số thuế giá trị gia tăng bị truy thu
- Nợ TK 3334: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm
- Nợ TK 3335: Số thuế thu nhập cá nhân bị truy thu
- Có TK 1111/112: Số tiền nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Khi giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thì ngoài việc hạch toán trên sổ sách, doanh nghiệp cần tiến hành điều chỉnh kê khai bổ sung đối với kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và tiến hành nhập vào chỉ tiêu 37 – “điều chỉnh tăng’’ trong tờ khai thuế giá trị gia tăng hiện tại khi có kết quả kiểm tra, thanh tra.
Chẳng hạn, doanh nghiệp A là công ty TNHH 2 thành viên có biên bản thanh tra ngày 15.04.2022 với kết quả truy thu thuế đối với năm 2020 như sau: Truy thu thuế 70 triệu đồng trong đó, thuế GTGT là 20 triệu đồng và thuế TNDN là 50 triệu đồng. Doanh nghiệp A có lỗ sau thuế năm trước là 150 triệu đồng (Số dư bên Nợ 4211). Vậy, việc hạch toán sau quyết thuế đối với các khoản truy thu và nộp thuế được thực hiện như sau:
- Nợ TK 811: 70 triệu đồng.
- Có TK 33311: 20 triệu đồng.
- Có TK 3334: 50 triệu đồng.
Khi doanh nghiệp tiến hành nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:
- Nợ TK 3334: 50 triệu đồng.
- Nợ TK 33311: 200 triệu đồng.
- Có TK 1111/1121: 70 triệu đồng.
Hướng dẫn xử lý chênh lệch hàng tồn kho, tiền mặt
Trường hợp số kiểm tra thực tế lớn hơn so với sổ sách
Tất cả trường hợp doanh nghiệp phát hiện hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, dụng cụ, công cụ hay tiền mặt thừa (nghĩa là số kiểm tra thực tế lớn hơn so với sổ sách), dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì cần phải tìm ra nguyên nhân thừa và lập biên bản.
- Nếu nguyên nhân thừa do quên ghi sổ hay nhầm lẫn về cân đo đong đếm thì doanh nghiệp phải tiến hành điều chỉnh lại sổ sách kế toán.
- Nếu doanh nghiệp chưa xác định được nguyên nhân thừa và chờ đợi Ban Giám đốc giải quyết thì tiến hành hạch toán như sau:
-
- Nợ TK 156/155/152/153/1111
- Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý.
- Khi Ban Giám đốc có quyết định về việc xử lý hàng thừa thì tiến hành hạch toán như sau:
-
- Nợ TK 3381 – Tài khoản thừa chờ được quyết định
- Có TK 331: Nếu nguyên nhân thừa do nhà cung cấp giao thừa và quyết định mua hết số hàng thừa.
- Có TK 152/155/156/153: Nếu nguyên nhân thừa do nhà cung cấp giao thừa và quyết định trả lại hàng thừa.
- Có TK 711: Nếu nguyên nhân không xác định được và Ban Giám đốc quyết định đưa vào thu nhập khác.
Trường hợp số kiểm tra thực tế nhỏ hơn so với sổ sách
Trường hợp doanh nghiệp phát hiện hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, dụng cụ, công cụ thiếu (tức là số kiểm tra thực tế nhỏ hơn so với sổ sách), thì tương tự như trường hợp thừa, nếu không xác định được nguyên nhân thiếu chờ BGĐ xử lý thì:
- Nếu doanh nghiệp chưa xác định được nguyên nhân thừa và chờ đợi Ban Giám đốc giải quyết thì tiến hành hạch toán như sau:
-
- Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ được xử lý
- Có 156/152/155/153/1111.
- Khi Ban quản lý, hạch toán có quyết định về việc xử lý hàng thiếu thì tiến hành hạch toán như sau:
-
- Nợ 1111 – Nếu nhân viên gây ra lỗi thiếu hàng nộp bồi thường bằng tiền.
- Nợ 334 – Nếu áp dụng trừ vào lương của nhân viên gây ra lỗi.
- Nợ 632 – Phần giá trị hao hụt đối với hàng hóa, nguyên vật liệu, dụng cụ công cụ còn lại tính vào giá vốn.
- Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ được xử lý.
Giải quyết các trường hợp khác sau khi quyết toán thuế
Đối với trường hợp thực hiện kê khai chi phí không đúng quy định
- Những chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định nhưng doanh nghiệp vẫn tiến hành kê khai vào dẫn đến việc kê khai sai chi phí được trừ. Trường hợp doanh nghiệp các năm bị quyết toán đang lỗ và những chi phí lại nhỏ hơn số lỗ thì doanh nghiệp sẽ không có truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế giá trị gia tăng, thay vào đó cơ quan thuế sẽ đưa ra quyết định giảm lỗ của năm doanh nghiệp được quyết toán.
- Doanh nghiệp sẽ không phải hạch toán vào sổ sách khi số lỗ giảm sau quyết định thanh tra này. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện theo dõi riêng đối với số lỗ bị giảm này. Từ đó, làm căn cứ chuyển lỗ áp dụng với các năm tiếp theo của tờ khai quyết toán thuế TNDN, trên phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2/TNDN. Lưu ý là thời gian chuyển lỗ liên tục không được hơn 5 năm tính từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ).
Trường hợp minh họa
- Chẳng hạn: Năm 2023 trên báo cáo tài chính, doanh nghiệp có số lỗ là 200 triệu đồng. Năm 2024 có biên bản thanh tra thuế cho năm 2023 với kết quả giảm lỗ đối với năm 2023 là 50 triệu đồng do doanh nghiệp thực hiện kê khai các chi phí trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt.
- Dựa trên kết quả này thì theo kế toán, kết chuyển lãi lỗ đầu năm vẫn là 200 triệu đồng. Số lỗ chỉ được chấp nhận theo thuế là: 200 – 50 = 150 triệu đồng. Số lỗ này được sử dụng làm căn cứ chuyển lỗ tại tờ khai quyết toán thuế TNDN, trên phụ lục chuyển lỗ 03-2/TNDN nếu doanh nghiệp hoạt động có lãi trong năm 2024 hoặc các năm tiếp theo (Tối đa không quá 5 năm kể từ năm 2023).
Đối với trường hợp doanh nghiệp bị phạt vi phạm hành chính và chậm nộp
- Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai sai dẫn đến số thuế phải nộp bị thiếu thì sẽ bị phạt theo quy định của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP tại khoản 1 Điều 16. Theo đó, doanh nghiệp sẽ bị áp dụng mức xử phạt với số tiền bằng 20% số tiền thuế bị truy thu.
- Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp thì sẽ bị phạt theo quy định của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP tại Điều 12:
- Áp dụng mức phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu 500 ngàn đồng đối với hành vi thực hiện kê khai sai, khai không đầy đủ những chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến nghĩa vụ thuế.
- Áp dụng mức phạt tiền từ 1 triệu 500 ngàn đồng đến 2 triệu 500 ngàn đồng đối với hành vi thực hiện kê khai sai, khai không đầy đủ những chỉ tiêu trên tờ khai thuế và những phụ lục kèm theo nhưng không liên quan đến nghĩa vụ thuế.
- Áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi kê khai sai, khai không đầy đủ những chỉ tiêu liên quan đến nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế.
- Khi bị truy thu thêm tiền thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp thêm tiền chậm nộp đối với những khoản truy thu thêm đó. Mức tiền chậm nộp theo quy định của Thông tư 130/2016/TT-BTC tại khoản 3 Điều 3, được tính là 0.03%/ngày căn cứ trên số tiền thuế chậm nộp.
- Khi doanh nghiệp nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quy định tiền chậm nộp tại biên bản quyết toán thuế, thì cần phải ghi nhận vào chi phí khác đối với năm nhận được quyết định xử phạt như sau:
-
- Nợ TK 811: Số tiền doanh nghiệp nộp phạt vi phạm hành chính hay tiền chậm nộp
- Có TK 3339: Những khoản tiền phạt doanh nghiệp phải nộp.
- Khi doanh nghiệp thực hiện việc nộp các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì thực hiện hạch toán:
-
- Nợ TK 3339: Tiền chậm nộp + tiền phạt vi phạm hành chính;
- Có TK 1111/1121: Số tiền phí phải nộp nhà nước.
Đồng thời, khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm nhận quyết toán thì không được tính khoản tiền phạt này vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Những câu hỏi thường gặp về hạch toán sau quyết toán thuế
Hạch toán sau quyết toán thuế là gì?
Hạch toán sau quyết toán thuế là một trong những hoạt động của kế toán ghi vào sổ sách những khoản tiền phạt hoặc khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân được cơ quan Thuế thu thêm do doanh nghiệp nộp thiếu.
Thực hiện hạch toán sau quyết toán thuế như thế nào khi tay đổi thuế thu nhập cá nhân sau quyết toán?
Khi doanh nghiệp bị truy thu thêm tiền thuế thu nhập cá nhân, thì doanh nghiệp xác định khoản tiền thuế thu nhập cá nhân này sẽ do người lao động trả hay do doanh nghiệp trả.
Trường hợp thuế TNCN do nhân viên trả và được khấu trừ vào lương của kỳ này thì tiến hành hạch toán:
- Nợ TK 334 – Khấu trừ số TNCN truy thu vào lương nhân viên
- Có TK 3335: Số thuế thu nhập cá nhân bị truy thu.
Trường hợp thuế TNCN bị truy thu sẽ do doanh nghiệp trả
Trường hợp thuế TNCN bị truy thu sẽ do doanh nghiệp trả thì hạch toán tương tự phần thuế GTGT và thuế TNDN, cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp đang có số dư Nợ 4211 thì tiến hành hạch toán Nợ TK 811, Có TK 3335. Đối với doanh nghiệp đang có số dư Có 4211 (lãi) và ở công ty TNHH 2 TV trở lên và công ty cổ phần, các thành viên chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước thì tiến hành hạch toán sau quyết toán: Nợ TK 4211, Có TK 3335.
Trường hợp hạch toán sau quyết toán thuế nộp vào ngân sách nhà nước thì thực hiện như thế nào?
Khi thực hiện việc nộp các loại thuế vào ngân sách nhà nước kế toán tiến hành hạch toán:
- Nợ TK 33311: Số thuế giá trị gia tăng bị truy thu
- Nợ TK 3334: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm
- Nợ TK 3335: Số thuế thu nhập cá nhân bị truy thu
- Có TK 1111/112: Số tiền nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
Khi giảm số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thì ngoài việc hạch toán trên sổ sách, doanh nghiệp cần tiến hành điều chỉnh kê khai bổ sung đối với kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và tiến hành nhập vào chỉ tiêu 37 – “điều chỉnh tăng’’ trong tờ khai thuế giá trị gia tăng hiện tại khi có kết quả kiểm tra, thanh tra.
Mức phạt nào áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp kê khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp?
Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp thì sẽ bị phạt theo quy định của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP tại Điều 12:
- Áp dụng mức phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu 500 ngàn đồng đối với hành vi thực hiện kê khai sai, khai không đầy đủ những chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến nghĩa vụ thuế.
- Áp dụng mức phạt tiền từ 1 triệu 500 ngàn đồng đến 2 triệu 500 ngàn đồng đối với hành vi thực hiện kê khai sai, khai không đầy đủ những chỉ tiêu trên tờ khai thuế và những phụ lục kèm theo nhưng không liên quan đến nghĩa vụ thuế.
- Áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi kê khai sai, khai không đầy đủ những chỉ tiêu liên quan đến nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế.
Đánh giá: