Khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư cần ghi nhận đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Hiện nay, mã ngành nghề kinh doanh doanh nghiệp đăng ký tại phụ lục I ban hành kèm theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam.
Đăng ký mã ngành nghề kinh doanh
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc thông báo sửa đổi, bổ sung thông tin về ngành nghề kinh doanh, chủ đầu tư hay chủ doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký mã ngành nghề kinh doanh tương ứng với quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện hành:
- Đối với doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trước tháng 10/2018, trong đó ngành nghề kinh doanh được đăng ký ghi nhận theo hệ thống mã ngành nghề cũ thì cần phải đăng ký cập nhật lại mã ngành nghề mới. Trường hợp doanh nghiệp chưa cập nhật thì khi vào cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ thấy hệ thống ghi chú màu đỏ các ngành nghề kinh doanh có mã ngành cũ.
- Đối với các nhà đầu tư đang dự kiến đăng ký kinh doanh thành lập công ty thì phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo quy định. Vì thế, nhà đầu tư dự định đăng ký kinh doanh cần thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống.
- Trong quá trình tra cứu mã ngành nghề kinh doanh, người thực hiện có thể gặp một số vướng mắc như:
- Một số ngành nghề chưa được quy định chi tiết mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn như: ngành nghề buôn bán thiết bị ngành dầu khí, buôn bán thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Đối với một số ngành nghề, doanh nghiệp được phòng đăng ký kinh doanh yêu cầu liệt kê chi tiết nội dung kinh doanh vì mã ngành cấp 4 thể hiện chung chung.
- Một số mã ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện đáp ứng về mặt chứng chỉ hành nghề, giấy phép con không đúng với nội dung mã ngành ghi nhận.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của công ty có vốn đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc áp ngành nghề trong khi mục tiêu dự án được cấp theo mã CPC quy định tại biểu cam kết WTO.
Thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh mới nhất
Để thực hiện tra cứu mã ngành nghề kinh doanh, xin mời bạn đọc tải Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo đường link sau đây và tìm mã ngành nghề kinh doanh mình đang quan tâm.
Xin mời quý khách tải miễn phí: Mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh đúng quy định
Ngành nghề kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp đăng ký hoạt động hợp pháp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngành nghề kinh doanh còn giúp đối tác xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá doanh nghiệp tốt hơn. Vì thế, chủ doanh nghiệp hay chủ đầu tư cần lưu ý một số điều khi tra cứu và đăng ký mã ngành nghề kinh doanh:
- Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì thể hiện các ngành nghề đó lên đầu danh sách để đối tác dễ nhận biết và đánh giá cao, ngoài việc thể hiện lĩnh vực đó trên tên công ty.
- Doanh nghiệp cần xác định rõ các điều kiện cần đáp ứng liên quan đến việc đăng ký hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện. Liên quan đến các loại giấy phép con, giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, điều kiện về vốn pháp định,… để đảm bảo đủ điều kiện triển khai hoạt động hợp pháp.
- Những ngành nghề kinh doanh được doanh nghiệp đăng ký sẽ được hiển thị theo nội dung trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì thế, người soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần cân nhắc và sắp xếp thông tin sao cho khoa học và phù hợp trước khi nộp hồ sơ.
Mã ngành nghề kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu
Khi thực hiện tra cứu mã ngành nghề trên hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, bạn có thể không tìm thấy cụm từ ngành nghề xuất nhập khẩu. Bởi những lý do như sau:
- Hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong các quyền của doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu được nhà nước ghi nhận thành một ngành nghề theo quy định hướng dẫn của nghị định 09/2018/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng mã ngành 8299 để đăng ký.
Trường hợp chủ doanh nghiệp Việt Nam nếu vẫn muốn ghi nhận ngành nghề xuất nhập khẩu khi đăng ký kinh doanh thì có thể sử dụng mã 8299 để tiến hành đăng ký mã ngành kinh doanh này. Theo đó, việc đăng ký mã ngành nghề chuẩn của doanh nghiệp sẽ có hình thức như sau:
- Ngành nghề xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp Việt Nam là Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu.
- Ngành nghề xuất nhập khẩu đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài là Mã ngành 8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu.
Đăng ký mã ngành nghề kinh doanh là một trong nhiều lưu ý doanh nghiệp cần quan tâm khi soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu quý khách chưa nắm rõ các quy định pháp lý hoặc cần được hỗ trợ dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục, hãy liên hệ ngày với Tư vấn Quang Minh để được cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói chất lượng và hiệu quả. Khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm với việc đăng ký ngành nghề kinh doanh và một bộ hồ sơ hợp lệ, đúng quy định.
Những câu hỏi liên quan đến mã ngành nghề kinh doanh
Mã ngành nghề kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu là bao nhiêu?
Khi thực hiện tra cứu mã ngành nghề trên hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, bạn có thể không tìm thấy cụm từ ngành nghề xuất nhập khẩu. Bởi những lý do như sau:
- Hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong các quyền của doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu được nhà nước ghi nhận thành một ngành nghề theo quy định hướng dẫn của nghị định 09/2018/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng mã ngành 8299 để đăng ký.
- Trường hợp chủ doanh nghiệp Việt Nam nếu vẫn muốn ghi nhận ngành nghề xuất nhập khẩu khi đăng ký kinh doanh thì có thể sử dụng mã 8299 để tiến hành đăng ký mã ngành kinh doanh này.
Đăng ký mã ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp để làm gì?
Mã ngành nghề kinh doanh được xem là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận được phép hoạt động hợp pháp, đặc biệt là đối với những ngành nghề có điều kiện. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để cơ quan thuế cấp mã chương, loại, khoản để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. Ngành nghề kinh doanh cũng giúp đối tác xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá doanh nghiệp tốt hơn.
Cần lưu ý gì khi tra cứu và đăng ký mã ngành nghề kinh doanh?
- Doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì thể hiện các ngành nghề đó lên đầu danh sách để đối tác dễ nhận biết và đánh giá cao, ngoài việc thể hiện lĩnh vực đó trên tên công ty.
- Doanh nghiệp cần xác định rõ các điều kiện cần đáp ứng liên quan đến việc đăng ký hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề có điều kiện. Liên quan đến các loại giấy phép con, giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, điều kiện về vốn pháp định,… để đảm bảo đủ điều kiện triển khai hoạt động hợp pháp.
- Những ngành nghề kinh doanh được doanh nghiệp đăng ký sẽ được hiển thị theo nội dung trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vì thế, người soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp cần cân nhắc và sắp xếp thông tin sao cho khoa học và phù hợp trước khi nộp hồ sơ.
Đánh giá: