Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu đầu tư ra nước ngoài của những công ty lớn ngày càng phát triển. Trong đó, thành lập công ty tại Singapore được xem là một trong những lựa chọn thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn trong nước quan tâm. Vậy thủ tục thành lập công ty ở Singapore như thế nào? Doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì để có thể đăng ký kinh doanh tại Singapore? Bài viết sau đây sẽ cung cấp tất tần tật các thông tin bạn cần tham khảo, hãy cùng Tư Vấn Quang Minh tìm hiểu nhé.
Singapore – Quốc gia thu hút đầu tư khởi nghiệp
Chính sách phát triển luôn đổi mới và cải cách
Từ khi thành lập vào năm 1819 và giành được độc lập hoàn toàn vào 1965, Singapore là quốc gia liên tục đổi mới, cải cách và viết nên kỳ tích về sự phát triển. Hiện nay, Singapore được biết đến như một trung tâm thương mại lớn tại Châu Á và kể cả trên thế giới.
Trung tâm tài chính đứng thứ 3 trên thế giới và đứng đầu tại Đông Nam Á
Giao thương, thương mại được xem là một lĩnh vực vai trò then chốt trong nền kinh tế định hướng thị trường tại Singapore. Sự phát triển định hướng này đưa Singapore trở thành trung tâm thương mại, tài chính đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau NewYork (Mỹ) và London (Anh) theo báo cáo liên quan đến chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu năm 2022. Thị trường này nắm giữ vị trí đứng đầu tại khu vực Đông Nam Á.
Thành viên chủ chốt của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
Singapore đã trở thành một trong những thành viên quan trọng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quốc gia này duy trì những chính sách thân thiện với các nhà đầu tư khởi nghiệp trên thế giới như một cách xây dựng nền kinh tế toàn cầu hóa tri thức đầy cởi mở.
Những lợi thế cạnh tranh kinh tế đầy triển vọng của Singapore
Chính sách thuế ưu đãi dành cho doanh nghiệp
Singapore cung cấp mức thuế ưu đãi hấp dẫn đối với các doanh nghiệp thành lập công ty tại Singapore. Bên cạnh đó, doanh nghiệp mở tại Singapore được hưởng rất nhiều lợi ích nổi bật từ những hiệp định đầu tư quốc tế của Singapore với các quốc gia.
Cơ cấu pháp lý thân thiện và thủ tục thành lập công ty đơn giản
Thủ tục thành lập công ty tại Singapore vô cùng đơn giản, nhanh chóng, đều được làm online và chỉ mất 1 ngày để hoàn thành mọi thủ tục.
Sự thuận tiện khi kinh doanh thông qua hệ thống trực tuyến
Quy trình thành lập công ty cũng như các dịch vụ phát triển kinh doanh tại Singapore được thiết kế đơn giản, hiện đại, cho phép doanh nghiệp tiếp cận hệ thống trực tuyến dễ dàng. Singapore cũng là trung tâm tiếp cận với các doanh nghiệp và trung tâm tài chính, công nghệ hàng đầu như Facebook, Google, hệ thống ngân hàng quốc tế,…
Cầu nối giao thương thuận lợi trên bản đồ thương mại quốc tế
Nằm ở vị trí thuận tiện ở châu Á, Singapore trở thành một huyết mạch giao thương quan trọng trên bản đồ thương mại quốc tế. Đất nước này sở hữu các hệ thống giao thông vận tải hiện đại về hàng không, hàng hải và logistic.
Cơ sở hạ tầng hiện đại và phát triển
Cùng với vị trí địa lý hấp dẫn, đây cũng là quốc gia được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại. Singapore là trung tâm trung chuyển hàng đầu kết nối với hơn 600 cảng tàu và sở hữu sân bay tốt nhất thế giới trong 7 năm liên tiếp, hệ thống đường cao tốc, tàu điện ngầm và và các cơ sở hạ tầng công nghệ tiện nghi.
Tại sao nên thành lập công ty tại Singapore?
Singapore sở hữu lực lượng lao động chuyên môn cao
Singapore là đất nước phát triển hệ thống giáo dục hàng đầu trên thế giới, mang đến lực lượng lao động trình độ tốt nhất hiện có trên thị trường. Cùng với trình độ học vấn và chuyên môn cao, người dân Singapore nổi bật với sự chăm chỉ và nguyên tắc.
Bên cạnh đó, chính sách nhập cư tại Singapore cũng thu hút rất nhiều nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Lực lượng lao động này kết nối toàn cầu có khả năng giao tiếp tiếng Anh thành thạo đáp ứng nguồn nhân sự cao cấp cho doanh nghiệp khi thành lập công ty tại Singapore.
Môi trường kinh doanh thân thiện và cởi mở
Singapore cung cấp một hệ thống chính sách thuế thân thiện nhất tại khu vực châu Á. Doanh nghiệp thành lập tại đây có thể tận hưởng nhiều ưu đãi thuế như 0% thuế đối với cổ tức, lãi vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp thứ 2 tại các nước Đông Nam Á, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với hơn 70 quốc gia,…
Nhiều cơ hội tiềm năng khi thành lập công ty ở Singapore
Đất nước Singapore sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại với sân bay quốc tế, các cảng biển sâu, đường cao tốc, tàu điện ngầm và và những cơ sở hạ tầng công nghệ tiện nghi khác. Tất cả cho phép việc kinh doanh và giao thương quốc tế trở nên thuận tiện và dễ dàng tại Singapore.
Các nhà đầu tư lựa chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Singapore có cơ hội tiếp xúc với nhiều tiềm năng phát triển kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau. Bao gồm lĩnh vực thương mại điện tử, du lịch, bán sỉ bán lẻ, kinh doanh nhà hàng quán ăn, phát triển phần mềm, blockchain, thiết bị y tế, dược phẩm, thiết kế game,…
Ngoài ra, Singapore cũng là thành viên của WTO, ASEAN và đạt được những thỏa thuận Thương mại tự do khu vực (FTA) với nhiều đất nước trên thế giới. Điều này giúp các nhà đầu tư thành lập công ty tại Singapore cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Cơ hội làm việc và trải nghiệm cuộc sống chất lượng
Tại Singapore, người dân tận hưởng nhiều tiện ích và ưu đãi trong công việc và cuộc sống. Quốc gia này phát triển các chương trình nâng cao chất lượng giáo dục, chương trình phát triển và nâng cao phẩm chất, kỹ năng và trí tuệ người lao động.
Bên cạnh đó, các chính sách thu hút nhân tài giúp việc đăng ký làm việc tại Singapore dễ dàng và thuận tiện. Ngoài ra, Singapore cung cấp những chương trình cấp thị thực và giấy phép lao động phù hợp với các nhu cầu khác nhau.
Tiếp xúc với hệ thống ngân hàng, tài chính hàng đầu thế giới
Các doanh nghiệp tại Singapore có cơ hội tiếp xúc với hệ thống ngân hàng, tài chính hàng đầu thế giới. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tận dụng những dịch vụ của các tổ chức tài chính như vay vốn, quản lý tài sản, bảo hiểm, thanh toán quốc tế,…
Thông tin cần chuẩn bị khi thành lập công ty Singapore
Các yêu cầu để đăng ký kinh doanh thành lập công ty tại Singapore rất đơn giản và dễ dàng. Trong đó, nhà đầu tư chỉ cần chuẩn bị những thông tin cơ bản bao gồm:
Tên công ty dự kiến thành lập tại Singapore
Tên công ty dự kiến đăng ký thành lập không được trùng lặp, vi phạm quy định về bản quyền, chứa các từ ngữ hay thông tin không phù hợp, liên quan đến chính phủ. Tên công ty của bạn có thể đăng ký bằng tiếng Anh, tiếng Trung, và phù hợp với loại hình doanh nghiệp lựa chọn.
Có ít nhất 1 cổ đông của công ty
Doanh nghiệp phải có tối thiểu 1 cổ đông khi đăng ký thành lập công ty Singapore. Cổ đông công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Khi lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, số lượng cổ đông của doanh nghiệp tối đa là 50. Theo quy định tại Singapore, cổ đông nước ngoài được phép nắm giữ 100% cổ phần công ty.
Doanh nghiệp có ít nhất 1 giám đốc địa phương
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn làm giám đốc của doanh nghiệp miễn là doanh nghiệp có tối thiểu 1 giám đốc địa phương tại Singapore. Giám đốc địa phương khi thành lập công ty tại Singapore phải là công dân có quốc tịch Singapore, hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú dân hoặc Giấy phép làm việc tại Singapore.
Giám đốc địa phương được chỉ định sẽ không tham gia vào hoạt động kinh doanh và quản lý, điều hành của doanh nghiệp tại Singapore. Người nắm giữ chức danh này đảm nhận vai trò pháp lý để hỗ trợ chủ doanh nghiệp thực hiện những nghĩa vụ và yêu cầu của doanh nghiệp đối với chính phủ Singapore.
Thư ký doanh nghiệp địa phương tại Singapore
Thư ký cho doanh nghiệp tại Singapore là cá nhân phải có quốc tịch Singapore, có kiến thức và kinh nghiệm về Luật doanh nghiệp ở Singapore.
Trách nhiệm của thư ký sau khi thành lập công ty tại Singapore là nộp báo cáo hằng năm cho chính phủ Singapore, liên quan đến báo cáo thường niên, báo cáo tài chính cuối năm, biên bản cuộc họp hội đồng thường niên,… Bên cạnh đó, thư ký địa phương cập nhập các quy định mới nhất từ chính phủ đến các chủ doanh nghiệp.
Địa chỉ công ty tại Singapore
Địa chỉ trụ sở công ty là địa chỉ dùng để đăng ký thành lập công ty với cơ quan Singapore. Chủ đầu tư cân nhắc lựa chọn địa chỉ thuê làm văn phòng với chi phí thuê hiệu quả và phải chăng.
Các loại hình công ty tại Singapore dành cho Doanh nghiệp
Theo quy định luật doanh nghiệp của Singapore, các loại hình công ty mà doanh nghiệp nước ngoài có thể lựa chọn thành lập tại Singapore bao gồm:
Loại hình công ty tư nhân
Loại hình công ty tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đăng ký thành lập và sở hữu.
Loại hình công ty hợp danh
Loại hình công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp được thành lập và sở hữu bởi 2 đến 20 thành viên. Khi số lượng thành viên công ty lớn hơn 20, thì công ty cần phải đăng ký thay đổi sang loại hình công ty khác.
Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân
Loại hình công ty này thường được đăng ký thành lập phổ biến đối với nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài được thành lập công ty tại Singapore loại hình này nhận được nhiều lợi ích hấp dẫn. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân với quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế vĩnh viễn đối với doanh nghiệp.
Loại hình công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn
Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến được thành lập tại Singapore, sở hữu tính pháp lý tương tự như công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân nhưng do nhiều cổ đông đăng ký thành lập và sở hữu.
Loại hình công ty hợp danh hữu hạn
Loại hình công ty hợp danh hữu hạn cần có ít nhất hai thành viên sáng lập. Trong đó, một thành viên sẽ chịu trách nhiệm cá nhân cho những rủi ro tổn thất của doanh nghiệp (nếu có) và một thành viên góp vốn, chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Loại hình công ty hợp danh hữu hạn không có tư cách pháp nhân riêng biệt.
Quy trình thủ tục thành lập công ty tại Singapore
Trường hợp chủ đầu tư muốn thành lập công ty tại Singapore, hoạt động độc lập với công ty ở Việt Nam và không có kế hoạch chuyển vốn hay lợi nhuận về Việt Nam, thì không cần thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam. Khi đó, thủ tục thành lập công ty tại Singapore gồm các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp tại Singapore
Nhà đầu tư Việt Nam có thể thành lập công ty tại Singapore với một trong các loại hình công ty như đã trình bày bên trên. Hãy lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu và định hướng kinh doanh. Đồng thời, cân nhắc những lợi ích từ các chính sách ưu đãi mà Singapore áp dụng với từng loại hình.
Bước 2: Kiểm tra và đăng ký tên công ty
Bước tiếp theo chủ đầu tư cần thực hiện là chọn một tên công ty phù hợp và không trùng với các công ty khác đã được đăng ký tại Singapore. Đồng thời, để tăng khả năng được chấp nhận bởi cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore ACRA, tên doanh nghiệp đề xuất không được vi phạm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào và không chứa những từ ngữ hoặc ý nghĩa xúc phạm.
Bước 3: Chuẩn bị các thông tin và hồ sơ thành lập công ty tại Singapore
Chuẩn bị thông tin cần thiết để đăng ký doanh nghiệp bao gồm: tên công ty, mô tả tóm tắt hoạt động kinh doanh, địa chỉ công ty đăng ký tại Singapore, thông tin giám đốc (gồm ít nhất một giám đốc địa phương tại Singapore), thông tin thư ký công ty (một thư ký địa phương tại Singapore) và bảng điều lệ hoạt động công ty.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần có thông tin tương ứng với giấy tờ pháp lý của cổ đông cụ thể trong từng trường hợp sau:
- Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài: Bản sao hộ chiếu và bằng chứng địa chỉ cư trú (tại nước ngoài).
- Đối với cổ đông là người dân Singapore: Bản sao chứng minh nhân dân Singapore.
- Đối với cổ đông là tổ chức pháp nhân: Bản sao các giấy tờ pháp lý xác nhận tổ chức, bao gồm Giấy chứng nhận thành lập và Điều Lệ Hoạt Động công ty.
Song song với các thông tin nêu trên, nhà đầu tư cần soạn thảo hồ sơ giấy tờ gồm các loại giấy tờ sau:
- Văn bản phê duyệt tên công ty dự kiến thành lập tại Singapore.
- Văn bản mô tả chi tiết về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn bản chỉ định giám đốc và giấy tờ pháp lý của tất cả các giám đốc và thành viên/ cổ đông của công ty.
- Văn bản đăng ký cấp phép đầu tư ra nước ngoài tại Bộ kế hoạch và Đầu tư nếu cần.
- Chứng từ xác minh thông tin địa chỉ của các giám đốc và thành viên công ty có thời hạn không quá 3 tháng và bao gồm cả bản tiếng Việt và bản tiếng Anh.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại cơ quan ACRA
Sau khi đã chuẩn bị các thông tin quan trọng và hồ sơ nêu trên, nhà đầu tư tiến hành nộp hồ sơ kèm theo văn bản đăng ký thành lập công ty tại Singapore đến cơ quan ACRA.
Trong hầu hết các trường hợp đăng ký thành lập công ty, ACRA sẽ xem xét đăng ký doanh nghiệp khá nhanh, chỉ sau vài tiếng. Tuy vậy, một số trường hợp đặc biệt yêu cầu doanh nghiệp phải bổ sung thêm một số tài liệu cần thiết).
Bước 5: Tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty tại Singapore
Nếu hồ sơ được cơ quan ACRA chấp nhận, nhà đầu tư sẽ nhận được mã số đăng ký công ty, cùng với giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp tại Singapore bản điện tử từ ACRA.
Bước 6: Hoàn tất các thủ tục đối với doanh nghiệp mới thành lập
Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp mới thành lập cần thực hiện công khai tài liệu chứng nhận thành lập công ty với cổ đông. Đồng thời, chủ doanh nghiệp công khai sổ đăng ký nêu rõ cổ phần của từng cổ đông trong doanh nghiệp.
Bước 7: Đăng ký mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp
Tại Singapore, doanh nghiệp có thể lựa chọn mở tài khoản của rất nhiều ngân hàng khác nhau. Hệ thống ngân hàng ở đây thường cung cấp nhiều gói chính sách cạnh tranh, cho phép nhà đầu tư tận dụng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Bước 8: Đăng ký tài khoản CorpPass dành cho doanh nghiệp
CorpPass được xem là tài khoản định danh riêng dành cho mỗi doanh nghiệp thành lập tại Singapore. CorpPass trở thành phương tiện chính thức duy nhất được các doanh nghiệp sử dụng để tương tác và tiến hành giao dịch với các cơ quan chính phủ tại Singapore từ tháng 9 năm 2018. Quá trình đăng ký tài khoản CorpPass có thể được tiến hành bởi giám đốc hoặc thư ký địa phương của công ty.
Với tài khoản CorpPass, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc khai báo thuế doanh nghiệp hàng năm tới Cơ quan thuế, thanh toán lệ phí để có thể xin giấy phép kinh doanh con hay mở chi nhánh,…
Bước 9: Đăng ký giấy phép con đối với một số ngành đặc biệt
Một số ngành kinh doanh đặc biệt tại Singapore đòi hỏi các doanh nghiệp phải đăng ký giấy phép con để có thể đi vào hoạt động. Chẳng hạn như ngành dược, dịch vụ tài chính, thực phẩm, giáo dục, du lịch,…
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuộc những lĩnh vực, ngành nghề này cần nộp đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh đến các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Bước 10: Đăng ký GST – thuế hàng hóa dịch vụ
Thuế hàng hóa dịch vụ GST (Goods and Services Tax) là một loại thuế gián tiếp, được tính khi khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ một doanh nghiệp. Nếu doanh thu hàng năm của doanh nghiệp đạt hơn 1 triệu SGD, thì doanh nghiệp phải đăng ký thuế GST tại Cơ quan Doanh thu Nội địa Singapore.
Vì thế, nếu doanh thu dự kiến chịu thuế trong 12 tháng tiếp theo hơn 1 triệu đô la Singapore, thì doanh nghiệp nên thực hiện đăng ký thuế GST.
Bước 11: Thực hiện đăng ký Quỹ phòng trung ương CPF
Tất cả công dân hoặc người thường trú có thu nhập trên 50 đô la Singapore hàng tháng phải thực hiện đóng CPF. Tương tự như bảo hiểm xã hội tại Việt Nam, Quỹ Phòng Xa Trung Ương CPF (Central Provident Fund) tại Singapore là một chương trình tiết kiệm để đảm bảo tương lai người lao động, cho mục tiêu chăm sóc sức khỏe, nhà ở và nhu cầu về hưu. Tổ chức doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện chương trình CPF như một nghĩa vụ bắt buộc.
Bước 12: Thực hiện báo cáo hàng năm
Các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập công ty tại Singapore phải nộp báo cáo tài chính thường niên theo Tiêu Chuẩn Báo Cáo Tài Chính của Singapore. Ngoài ra, doanh nghiệp phải khai báo doanh thu và ước tính thuế thu nhập (ECI) hàng năm cho Cơ quan Doanh thu Nội địa Singapore (IRAS) thông qua việc nộp mẫu ECI trong vòng 3 tháng tính từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Singapore cũng phải báo cáo hàng năm với ACRA trong vòng một tháng sau khi tổ chức Đại hội Thường niên, diễn ra một lần mỗi năm. Doanh nghiệp tại Singapore cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ hàng năm để tránh các khoản phạt theo quy định.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp ở Singapore
Khi có nhu cầu thực hiện một dự án kinh doanh và thành lập công ty offshore tại Singapore, các nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của luật đầu tư và được cơ quan chức năng cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư Ra Nước Ngoài.
- Nhà đầu tư cần tiến hành hoạt động đầu tư được quy định của Luật Đầu Tư tại Điều 51.
- Không được tham gia đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài, tại Điều 53 của Luật Đầu Tư. Đối với những ngành nghề có điều kiện, nhà đầu tư cần tuân thủ tất cả các điều kiện liên quan.
- Nhà đầu tư thực hiện cam kết thu xếp ngoại tệ, tự cam kết hoặc có cam kết từ một tổ chức tín dụng để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
- Nhà đầu tư cũng cần cung cấp quyết định đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, theo quy định của Luật đầu tư tại Điều 59.
- Có văn bản xác nhận từ cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào thời điểm xác nhận, không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Khi đăng ký kinh doanh tại Singapore, nhà đầu tư cũng cần đáp ứng các điều kiện được quy định tại Singapore:
- Vốn điều lệ: chủ đầu tư cần có tối thiểu một đơn vị tiền tệ định sẵn để thành lập công ty tại Singapore.
- Tên công ty dự kiến đăng ký thành lập: không được trùng lặp, vi phạm quy định về bản quyền, chứa các từ ngữ hay thông tin không phù hợp, liên quan đến chính phủ.
- Về cổ đông của công ty: Doanh nghiệp phải có tối thiểu 1 cổ đông khi đăng ký thành lập công ty Singapore, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
- Giám đốc địa phương: Nhà đầu tư nước ngoài vẫn làm giám đốc của doanh nghiệp miễn là doanh nghiệp có tối thiểu 1 giám đốc địa phương tại Singapore. Giám đốc địa phương khi thành lập công ty tại Singapore phải là công dân có quốc tịch Singapore, hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú dân hoặc Giấy phép làm việc tại Singapore.
- Thư ký doanh nghiệp địa phương tại Singapore: là cá nhân phải có quốc tịch Singapore, có kiến thức và kinh nghiệm về Luật doanh nghiệp ở Singapore.
- Địa chỉ công ty tại Singapore: là địa chỉ dùng để đăng ký thành lập công ty với cơ quan Singapore.
Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty tại Singapore
Tại sao nên thành lập công ty tại Singapore?
Singapore được xem là một trong những lựa chọn thu hút rất nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới quan tâm. Sau đây là những lý do nên thành lập doanh nghiệp ở Singapore:
- Singapore sở hữu lực lượng lao động chuyên môn cao
- Môi trường kinh doanh thân thiện và cởi mở
- Nhiều cơ hội tiềm năng khi thành lập công ty ở Singapore
- Cơ hội làm việc và trải nghiệm cuộc sống chất lượng
- Tiếp xúc với hệ thống ngân hàng, tài chính hàng đầu thế giới
Những điều kiện cần đáp ứng để đăng ký thành lập công ty tại Singapore?
- Vốn điều lệ: chủ đầu tư cần có tối thiểu một đơn vị tiền tệ định sẵn để thành lập công ty tại Singapore.
- Tên công ty dự kiến đăng ký thành lập: không được trùng lặp, vi phạm quy định về bản quyền, chứa các từ ngữ hay thông tin không phù hợp, liên quan đến chính phủ.
- Về cổ đông của công ty: Doanh nghiệp phải có tối thiểu 1 cổ đông khi đăng ký thành lập công ty Singapore, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
- Giám đốc địa phương: Nhà đầu tư nước ngoài vẫn làm giám đốc của doanh nghiệp miễn là doanh nghiệp có tối thiểu 1 giám đốc địa phương tại Singapore. Giám đốc địa phương khi thành lập công ty tại Singapore phải là công dân có quốc tịch Singapore, hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú dân hoặc Giấy phép làm việc tại Singapore.
- Thư ký doanh nghiệp địa phương tại Singapore: là cá nhân phải có quốc tịch Singapore, có kiến thức và kinh nghiệm về Luật doanh nghiệp ở Singapore.
- Địa chỉ công ty tại Singapore: là địa chỉ dùng để đăng ký thành lập công ty với cơ quan Singapore.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đăng ký các loại hình công ty nào khi thành lập doanh nghiệp tại Singapore?
Các loại hình công ty mà doanh nghiệp nước ngoài có thể lựa chọn thành lập tại Singapore bao gồm:
- Loại hình công ty tư nhân
- Loại hình công ty hợp danh
- Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân
- Loại hình công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn
- Loại hình công ty hợp danh hữu hạn
Thủ tục thành lập công ty tại Singapore có phức tạp không?
Thủ tục thành lập công ty tại Singapore vô cùng đơn giản, nhanh chóng, đều được làm online và chỉ mất 1 ngày để hoàn thành mọi thủ tục. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần đáp ứng những quy định liên quan khi thực hiện các thủ tục đăng ký.
Bài viết trên đây của Quang Minh đã cung cấp những thông tin quan trọng về quy trình thủ tục thành lập công ty tại Singapore cũng như các vấn đề pháp lý liên quan. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để bạn tìm hiểu. Quang Minh tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp, hiệu quả và nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất. Khi cần được hỗ trợ thông tin hoặc tư vấn dịch vụ, xin mời bạn liên hệ ngay với hotline của chúng tôi.
Bài viết cùng chủ đề:
Thành lập công ty xây dựng
Thành lập công ty tại singapore
Thành lập công ty logistics
Thành lập công ty mất bao nhiêu tiền
Thành lập công ty mua bán nợ
Thành lập công ty mỹ phẩm
Thành lập công ty nội thất
Mở cửa hàng kinh doanh đồ cũ
Thành lập công ty cổ phần tập đoàn
Đánh giá: