Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến thủ tục thành lập công ty tại Mỹ không chỉ để mở rộng quốc tế mà còn vì chính sách đầu tư nước ngoài thuận lợi của Chính phủ Mỹ. Điều này giúp họ mở rộng quy mô doanh nghiệp tại Việt Nam với lợi ích từ môi trường kinh doanh đa dạng và thân thiện. Trước khi thành lập công ty tại mảnh đất màu mỡ này thì thủ tục thành lập công ty tại Mỹ là điều các nhà đầu tư cần phải quan tâm đến? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này để giải đáp những thắc mắc về vấn đề này nhé! Mời các nhà đầu tư theo dõi bài viết sau.
4 Loại hình doanh nghiệp tại Mỹ dành cho NĐT Việt Nam
Một trong những điều kiện quan trọng để đạt được visa đầu tư L1 là phải thành lập một công ty tại Mỹ để chứng minh khả năng quản lý.
Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ tương đối đơn giản, không cần chứng minh tài sản hay yêu cầu vốn điều lệ. Người thực hiện chỉ cần chọn tên công ty không trùng lặp và nộp hồ sơ tới cơ quan ngoại giao của tiểu bang để thông báo loại công ty có nhu cầu thành lập.
Với trường hợp visa đầu tư L1, bạn có thể lựa chọn một trong bốn loại công ty cơ bản như sau:
Thành lập công ty cổ phần (Corporation)
- Ưu điểm: Loại hình công ty cổ phần giúp bảo vệ tài sản cá nhân của cổ đông khi doanh nghiệp phá sản.
- Khuyết điểm: Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế hai lần, gồm có thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân đối với từng cổ đông.
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company)
- Ưu điểm: Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn giúp bảo vệ tài sản cá nhân khi công ty phá sản. Bên cạnh đó, công ty loại này có thủ tục thành lập và đóng thuế đơn giản.
- Khuyết điểm: Mức phí cần đóng vào khoảng $800/năm tại California. Trong đó, mức phí có thể thay đổi theo từng tiểu bang khác nhau.
Thành lập công ty dạng hợp tác (Partnership)
- Ưu điểm: Thủ tục thành lập công ty dạng hợp tác khá đơn giản. Trong đó, hồ sơ chỉ cần bao gồm hợp đồng giữa các thành viên và đăng ký tên công ty với chính quyền địa phương.
- Khuyết điểm: Loại hình công ty yêu cầu các thành viên chịu trách nhiệm cá nhân đối với mọi vấn đề của công ty.
Thành lập hộ kinh doanh cá thể (Sole Proprietorship)
- Ưu điểm: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể đơn giản, cá nhân chỉ cần đăng ký tên hộ kinh doanh với chính quyền địa phương là được.
- Khuyết điểm: Nhà nước không bảo vệ trách nhiệm cá nhân, vì thế, có thể ảnh hưởng đến tài sản cá nhân khi liên quan đến kiện tụng.
Trên đây là 4 loại hình kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn để đăng ký thành lập công ty tại Mỹ. Bạn có thể chọn bất kỳ loại công ty nào để đạt được visa đầu tư L1. Tuy nhiên, sự lựa chọn loại hình công ty còn cần phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, trách nhiệm pháp lý và tài sản cá nhân của cá nhân. Vì thế, bạn hãy cân nhắc trước khi lựa chọn loại công ty sao cho phù hợp nhất với tình hình hiện tại và định hướng tương lai của bạn.
Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thành lập công ty tại Mỹ
Trước tiên, chúng ta cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ để thực hiện thành lập công ty tại Mỹ gồm có:
- Chứng từ liên quan đến việc thành lập công ty tại Việt Nam.
- Các văn bản giấy tờ cá nhân hợp pháp.
- Điều lệ thành lập công ty, danh sách cổ đông hoặc thành viên tham gia thành lập công ty, cùng với giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Các văn bản giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả, được các cơ quan có uy tín cấp cho.
- Đơn xin thành lập công ty tại Mỹ theo mẫu quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Mỹ
Chủ sở hữu công ty đệ trình hồ sơ đã chuẩn bị đầy đủ cho cơ quan có thẩm quyền. Mỗi tiểu bang khác nhau thì cơ quan chức năng có thể là Sở Ngoại giao, Sở Thương mại hoặc Ban Doanh nghiệp thuộc Bộ Bảo vệ người tiêu dùng hoặc Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế…
Phương thức nộp hồ sơ thành lập công ty
Bạn có thể lựa chọn một trong hai phương thức nộp hồ sơ, bao gồm:
- Phương thức nộp hồ sơ trực tiếp: Bạn có thể mang hồ sơ đến nộp trực tiếp tại cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết của mỗi tiểu bang.
- Phương thức nộp hồ sơ: Bạn sẽ nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử quy định của tiểu bang.
Khi nộp hồ sơ, người thực hiện cần thanh toán một khoản lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật quốc gia Mỹ và theo quy định của luật pháp từng tiểu bang.
Bước 3: Tiếp nhận kết quả xem xét hồ sơ
Sau khi cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ về đăng ký doanh nghiệp, cơ quan này sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận thành lập công ty cho người thực hiện. Quá trình cấp phép giấy chứng nhận này dự kiến khoảng 30 ngày, tính từ thời điểm hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được nộp.
Bước 4: Những công việc bạn cần thực hiện sau khi thành lập công ty tại Mỹ
Sau khi nhận được giấy chứng nhận thành lập công ty, chủ sở hữu được yêu cầu đăng ký với các cơ quan quản lý chuyên ngành tương ứng. Chẳng hạn, một số lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như kinh doanh dược phẩm, bảo hiểm, y tế,… Các cơ quan quản lý chuyên ngành này có thể cấp giấy phép đăng ký kinh doanh đặc thù và công ty có thể hoạt động ngay sau đó. Tiếp đến, chủ sở hữu cần thực hiện việc đăng ký với cơ quan thuế và mở tài khoản ngân hàng cho công ty.
Hồ sơ thành lập công ty tại Mỹ gồm những gì?
Để thành lập công ty tại Mỹ, nhà đầu tư Việt Nam cần soạn thảo một loạt hồ sơ và tiến hành thực hiện các thủ tục cụ thể tại cả Việt Nam và Mỹ như sau:
Hồ sơ về thành lập công ty tại Việt Nam
- Bản điều lệ công ty, văn bản trình bày danh sách thành viên/cổ đông, và các thông tin liên quan đến các thành viên sáng lập.
- Các giấy tờ về đăng ký kinh doanh và các văn bản chứng thực cá nhân pháp lý khác như hộ chiếu.
- Hồ sơ chứng minh rằng doanh nghiệp không vi phạm pháp luật trước đây và đã thực hiện hoạt động kinh doanh có lãi.
Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty tại Mỹ
- Mỗi tiểu bang khác nhau sẽ có các quy định, yêu cầu riêng về hồ sơ thành lập công ty.
- Nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn thành lập mới công ty, mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tùy từng mục đích và nhu cầu cụ thể.
- Đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt như y tế, bảo hiểm, dược phẩm, luật lý, chủ sở hữu cần đăng ký với các cơ quan quản lý chuyên ngành tương ứng để được cấp giấy phép hành nghề.
- Sau khi thành lập công ty tại Mỹ, chủ sở hữu cần đăng ký với cơ quan thuế và mở tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng.
- Lưu ý: thông thường chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ được cấp loại B1 có thời hạn hoặc dạng L1 tùy trường hợp, khi tiến hành các thủ tục xin visa hoặc thẻ tạm trú kinh doanh tại Mỹ. Quá trình xin visa yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện của ban quản lý doanh nghiệp của nhà đầu tư khá phức tạp.
Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Mỹ ở đâu?
Ở Mỹ, việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp được quy định tùy theo từng bang khác nhau, mà các cơ quan quản lý khác nhau đảm nhận trách nhiệm này. Chẳng hạn, ở Utah, cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp là Sở Thương mại; ở Washington DC cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp là Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế; trong khi ở New York là Sở Ngoại giao và ở Bang Ohio là Văn phòng Bang. Tuy nhiên, tất cả cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp thường được gọi dưới tên gọi chung là Sở Đăng ký Doanh nghiệp.
Vì thế, việc nộp hồ sơ sẽ được tiến hành tại Sở Đăng ký Doanh nghiệp của bang nơi mà bạn chọn để đặt địa chỉ làm trụ sở chính cho công ty của mình. Tương ứng với việc phải đảm bảo tuân theo quy định và thủ tục cụ thể của bang đó để quá trình đăng ký thành lập công ty diễn ra hiệu quả và đúng quy định.
Những chi phí thành lập công ty tại Mỹ cần chuẩn bị
Mức phí thường được ấn định để đăng ký thành lập công ty tại Mỹ thường dao động từ 100 USD đến 300 USD. Tuy vậy, bạn cần chuẩn bị nhiều hơn khi dự phòng thể xuất hiện một số chi phí khác.
Những doanh nghiệp mong muốn thành lập công ty tại Mỹ có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho các cơ quan Mỹ và tự mình hoàn thiện các giấy tờ theo đề nghị. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cân nhắc việc đăng ký dịch vụ thành lập công ty tại một công ty luật để hỗ trợ quá trình thực hiện thủ tục để tối ưu hóa công sức và chi phí. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đảm bảo chính xác và hiệu quả thực hiện thủ tục.
Sau đây là những khoản chi phí ban đầu hoạt động khi thành lập công ty tại Mỹ và bắt đầu hoạt động:
- Chi phí thuê văn phòng làm trụ sở tiến hành hoạt động kinh doanh tại Mỹ.
- Các khoản chi phí liên hệ như điện thoại, fax, internet: Khoản chi phí này tùy thuộc vào việc tình hình sử dụng thực tế cho doanh nghiệp của bạn.
- Chi phí thiết bị phục vụ công việc: Chi phí này áp dụng cho việc mua sắm các trang thiết bị cần thiết như điện thoại, máy fax, máy tính,…
- Chi phí dành cho việc sử dụng ô tô: có thể bao gồm chi phí mua sắm ô tô, cả chi phí bảo dưỡng và xăng xe.
- Chi phí thuê nhà: Chi phí thuê nhà ở Mỹ sẽ khác nhau tùy thuộc vào khu vực và loại hình nhà ở mà bạn lựa chọn.
- Chi phí trả lương cho nhân viên (nếu có): Nếu doanh nghiệp có thuê mướn nhân viên, bạn cần bao gồm chi phí trả lương và các khoản phụ cấp khác
- Chi phí đi lại và thuê khách sạn nếu đi công tác, cùng các khoản chi phí khác.
Các câu hỏi thường gặp về việc thành lập doanh nghiệp tại Mỹ
Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ có phức tạp không?
Không. Thủ tục thành lập công ty tại Mỹ tương đối đơn giản, không cần chứng minh tài sản hay yêu cầu vốn điều lệ. Người thực hiện chỉ cần chọn tên công ty không trùng lặp và nộp hồ sơ tới cơ quan ngoại giao của tiểu bang để thông báo loại công ty có nhu cầu thành lập.
Có mấy loại hình doanh nghiệp cơ bản tại Mỹ?
Bạn có thể lựa chọn một trong bốn loại công ty cơ bản như sau: công ty cổ phần (Corporation), công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company), công ty dạng hợp tác (Partnership) và hộ kinh doanh cá thể (Sole Proprietorship).
Nộp hồ sơ thành lập công ty tại Mỹ ở đâu?
Ở Mỹ, việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp được quy định tùy theo từng bang khác nhau, mà các cơ quan quản lý khác nhau đảm nhận trách nhiệm này. Chẳng hạn, ở Utah, cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp là Sở Thương mại; ở Washington DC cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp là Văn phòng Phát triển Doanh nghiệp và Kinh tế. Tuy nhiên, tất cả cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp thường được gọi dưới tên gọi chung là Sở Đăng ký Doanh nghiệp.
Vì thế, việc nộp hồ sơ sẽ được tiến hành tại Sở Đăng ký Doanh nghiệp của bang nơi mà bạn chọn để đặt địa chỉ làm trụ sở chính cho công ty của mình.
Chi phí thành lập công ty có khác nhau tùy thuộc vào tiểu bang không?
Khi nộp hồ sơ, người thực hiện cần thanh toán một khoản lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo pháp luật quốc gia Mỹ và theo quy định của luật pháp từng tiểu bang.
Thị trường đầu tư tại Mỹ không yêu cầu phức tạp về điều kiện và thủ tục như nhiều quốc gia khác nhằm tạo điều kiện và thu hút đầu tư. Vì thế, nhiều doanh nghiệp muốn tìm hiểu thủ tục thành lập công ty tại Mỹ để tiến hành đầu tư. Với bài viết trên đây, Tư Vấn Quang Minh muốn chia sẻ các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp quan tâm. Quang Minh, đối tác cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, cam kết hỗ trợ thành lập công ty với giá cả cạnh tranh và thủ tục nhanh chóng.
Bài viết cùng chủ đề:
Thành lập công ty bảo vệ
Thành lập công ty tại Mỹ
Thành lập công ty du học
Thành lập công ty du lịch nội địa
Mở cửa hàng máy tính
Thành lập công ty cho vay tiền
Thành lập công ty cơ khí
Thành lập công ty đòi nợ
Đánh giá: