Bạn muốn phát triển hoạt động kinh doanh với việc thành lập công ty? Bạn đang tìm hiểu xem mức vốn điều lệ cần đăng ký là bao nhiêu? Bạn băn khoăn về quy định vốn điều lệ khi thành lập công ty như thế nào?
Thật vậy, một trong những yêu cầu bắt buộc phải đăng ký khi thực hiện thủ tục thành lập công ty là vốn điều lệ. Nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động kinh doanh, Nhà nước đã đưa ra những quy định liên quan đến vốn góp của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, Quang Minh sẽ tư vấn về những quy định vốn điều lệ khi thành lập công ty hiện nay.
Vốn điều lệ là gì?
Trước khi tìm hiểu về những quy định vốn điều lệ khi thành lập công ty, ta cần hiểu rõ vốn điều lệ là gì.
- Đây được xem là tổng số vốn được đóng góp hoặc cam kết đóng góp bởi chủ sở hữu hoặc các thành viên trong một phạm vi thời gian xác định đối với công ty TNHH hoặc công ty hợp danh.
- Trong khi đó, vốn điều lệ đối với công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được bán ra hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp.
- Loại vốn này là bắt buộc cần phải đăng ký khi thành lập doanh nghiệp và xuyên suốt thời gian hoạt động của công ty.
Mức vốn điều lệ cần đăng ký khi thành lập công ty là bao nhiêu?
Trường hợp 1: Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không điều kiện
Theo luật doanh nghiệp được ban hành năm 2020, nhà nước không yêu cầu mức vốn điều lệ cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp. Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu được chủ sở hữu hay thành viên của công ty tự quyền quyết định. Tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế và mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp quyết định số vốn điều lệ. Một số yếu tố doanh nghiệp có thể cân nhắc khi quyết định số vốn điều lệ:
- Năng lực tài chính của chủ sở hữu hay những thành viên góp vốn.
- Quy mô và phạm vi triển khai các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Các khoản phí thực tế để thực hiện các hoạt động của công ty khi đã được thành lập.
- Những dự án dự kiến sẽ tham gia thực hiện với đối tác…
Việc đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu là tùy vào nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Tuy vậy, doanh nghiệp không nên đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp nếu ngành nghề hoạt động không quy định về vốn tối thiểu,. Vì sao? Vì số vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký còn tạo uy tín khi tiến hành việc hợp tác giao dịch với khách hàng, đối tác, và các cơ quan nhà nước. Do đó, việc cân nhắc đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp và tương đối là điều cần thiết để cho hoạt động kinh doanh.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định
Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhà nước quy định cụ thể số vốn pháp định. Trong trường hợp này, để doanh nghiệp thành lập và hoạt động, số vốn điều lệ tối thiểu cần đăng ký là bằng với vốn pháp định mà ngành nghề kinh doanh đó yêu cầu.
Để làm rõ nội dung này, chúng ta cùng tìm hiểu xem vốn pháp định là gì nhé! Vốn pháp định được xác định là số vốn ít nhất cần đáp ứng để thành lập công ty theo quy định của nhà nước. Mức vốn pháp định tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện. Nếu doanh nghiệp đăng ký hoạt động ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, pháp luật không quy định mức vốn pháp định. Ngược lại, đối với những ngành nghề có điều kiện, mức vốn pháp định là khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề.
Chẳng hạn, hoạt động kinh doanh bất động sản là ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định. Khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động ngành nghề này thì cần đáp ứng vốn pháp định là 20 tỷ đồng. như thế, mức vốn điều lệ ít nhất mà doanh nghiệp cần đăng ký thành lập là 20 tỷ đồng.
Quy định vốn điều lệ khi thành lập công ty
Phương thức góp vốn điều lệ thành lập công ty
Khi đăng ký thành lập công ty, các thành viên có thể góp vốn nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tiền mặt hoặc tài sản khác.
Phương thức góp vốn bằng tiền mặt
Đối với việc góp vốn bằng tiền mặt, chủ sở hữu hoặc các thành viên có thể đóng góp trực tiếp bằng tiền mặt. Cách thứ 2 có thể thực hiện là sử dụng phương thức chuyển khoản vào tài khoản công ty.
Phương thức góp vốn bằng tài sản
Tài sản góp vốn vào công ty có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, tài sản vàng, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác. Những tài sản này có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Chủ sở hữu hoặc các thành viên của công ty phải thực hiện thủ tục góp vốn bằng tài sản theo quy định của pháp luật. Thủ tục được quy định gồm 3 bước như sau: thực hiện định giá tài sản; sau đó soạn thảo hồ sơ góp vốn bằng tài sản cố định; cuối cùng là thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Qua bài viết trên, Quang Minh muốn cung cấp đến khách hàng những quy định vốn điều lệ khi thành lập công ty. Nếu khách hàng vẫn còn những thắc mắc liên quan đến vốn điều lệ hay những vấn đề khác liên quan đến việc thành lập công ty.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất về dịch vụ thành lập công ty:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 096 3839 005
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết liên quan bạn nên tham khảo:
Vốn điều lệ công ty cổ phần là bao nhiêu
Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn
Góp vốn thành lập doanh nghiệp
Hợp đồng góp vốn thành lập công ty
Đánh giá: