Với những ai đang có nhu cầu thành lập công ty để kinh doanh và băn khoăn không biết nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh hãy liên lạc với công ty Quang Minh số 0963839005 để được tư vấn tận tình và cụ thể về ưu nhược điểm.
Tùy vào nguồn vốn và các điều kiện kinh doanh của mình mà quý khách lựa chọn loại hình công ty cổ phần hay TNHH phù hợp nhất. Bài viết dưới đây phân tích những ưu nhược điểm của từng loại hình công ty và những điều cần cân nhắc liên quan. Nếu có bất kì thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ với Quang Minh để được giải đáp.
Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH?
Thực tế thì vấn đề nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH khi kinh doanh tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố như:
Về nguồn vốn thành lập
- Công ty cổ phần: được cấp phép về việc huy động nguồn vốn dưới hình thức cổ phiếu của công ty.
- Công ty TNHH: loại hình này không được phép huy động nguồn vốn bằng cách phát hành ra cổ phiếu.
Nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH khi nói về trách nhiệm với khoản nợ
- Về phần này công ty cổ phần và công ty TNHH giống nhau chính là thành viên của công ty sẽ có trách nhiệm hữu hạn với các khoản nợ, nghĩa vụ của công ty dựa trên những gì mình đã góp vào.
- Như vậy, khác với doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng tất cả những gì chủ sở hữu đang có, công ty TNHH hay công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm có giới hạn với những gì mình đã góp vào.
Số lượng người/thành viên tham gia công ty
Về số lượng thành viên của công ty có sự khác nhau từ mức tối thiểu:
- Công ty cổ phần: tối thiểu là 3 thành viên trở lên
- Công ty TNHH 1 thành viên: 1 thành viên là chủ sở hữu
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có mức quy định tối thiểu là 2 thành viên nhưng tối đa chỉ được 50 thành viên.
Điều kiện về quyền chuyển nhượng số vốn đã góp
- Công ty cổ phần: việc chuyển nhượng này thực hiện dễ dàng hơn.
- Công ty TNHH: chuyển nhượng không dễ như công ty cổ phần, việc chuyển nhượng phải dựa vào điều kiện là ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên cùng công ty trước.
Vậy, nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta cần phân tích các mặt lợi và những bất cập đối với từng loại hình. Đồng thời, cần cân nhắc dựa vào nguồn tài chính, nhân lực cũng như vị thế hiện tại trên thương trường để đưa ra quyết định đúng đắn.
Những ưu, nhược điểm của công ty TNHH và công ty cổ phần
Để giúp bạn quyết định nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH, nội dung sau đây sẽ trình bày cơ bản về những ưu điểm, hạn chế của cả hai loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH. Dựa vào tổng quan, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại hình công ty dựa trên điều kiện và nhu cầu của bản thân.
Ưu và nhược điểm của công ty cổ phần
Ưu điểm nổi bật của công ty cổ phần:
- Trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong phạm vi góp vốn. Do đó, mức rủi ro đối với các cổ đông là thấp.
- Loại hình công ty cổ phần có khả năng triển khai hoạt động kinh doanh trong phạm vi rộng với nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau.
- Cơ cấu vốn cực kỳ linh hoạt để thu hút sự góp vốn của rất nhiều người vào công ty.
- Khả năng thu hút và huy động nguồn vốn đầu tư rất cao, thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phần và các loại chứng khoán khác.
- Khá thuận tiện và dễ dàng trong việc sang nhượng vốn trong công ty. Cán bộ công chức cũng được phép tham gia mua cổ phiếu thuộc công ty cổ phần.
Hạn chế của công ty cổ phần
- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần khá phức tạp vì bao gồm rất nhiều cổ đông. Các cổ đông có thể không quen biết nhau và khả năng nảy sinh sự mâu thuẫn, đối lập về lợi ích giữa các nhóm cổ đông.
- Việc thành lập quản lý và điều hành công ty cổ phần tương đối phức tạp. Những quy định của pháp luật, nhất là về tài chính và kế toán có những ràng buộc chặt chẽ.
- Vì yêu cầu công khai và báo cáo các thông tin về hoạt động kinh doanh với các cổ đông, khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính của công ty cổ phần bị giới hạn.
Ưu và nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty TNHH là một trong những lựa chọn phổ biến của nhiều doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh. Trong đó, có 2 phương thức trong loại hình công ty TNHH, là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Chúng ta hãy tìm hiểu mỗi phương thức về điểm mạnh và hạn chế trước khi lựa chọn nhé.
Điểm mạnh đối với công ty TNHH 1 thành viên
- Một trong những ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên là chủ sở hữu được toàn quyền quyết định đối với mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Công ty có thể được thành lập với chỉ một cá nhân duy nhất.
- Khi thành lập, công ty có tư cách pháp nhân, nên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty xoay quanh số vốn đóng góp vào công ty. Đây là điểm mạnh nổi bật và khác biệt so với công ty tư nhân.
- Cấu trúc tổ chức đơn giản, gọn gàng và linh hoạt, cùng với thủ tục thành lập dễ dàng.
- Công ty TNHH 1 thành viên được quyền phát hành trái phiếu. Vì thế, khả năng huy động vốn của công ty sẽ thuận lợi hơn trước đây.
Hạn chế của công ty TNHH 1 thành viên
- Quy định của pháp luật đối với công ty TNHH 1 thành viên tương đối chặt hơn.
- Công ty TNHH 1 thành viên không được phép phát hành cổ phiếu. Khả năng thu hút và huy động vốn ít linh hoạt hơn so với công ty cổ phần.
- Theo quy định, tiền lương dành cho chủ sở hữu công ty không được xem là chi phí hợp lệ trong việc khai báo thuế thu nhập công ty.
- Không được thực hiện việc rút vốn trực tiếp. Thay vào đó, vốn được tiến hành sang nhượng một phần hay toàn bộ cho cá nhân hay tổ chức khác, hoặc tiến hành phát hành trái phiếu.
Điểm mạnh của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Các thành viên của công ty TNHH 2 thành viên chỉ trách nhiệm về hoạt động của công ty với phạm vi số vốn tham gia đóng góp vào công ty. Điều này ít gây rủi ro cho các thành viên góp vốn.
- Các thành viên góp vốn thành lập công ty thường là người quen biết nhau nên việc quản lý, điều hành không quá phức tạp.
- Quy định về việc sang nhượng vốn trong công ty khá chặt chẽ. Nhà đầu tư có khả năng kiểm soát được sự thay đổi của các thành viên khá dễ dàng. Khi muốn sang nhượng vốn, các thành viên phải ưu tiên cho các thành viên còn lại trong công ty trước.
- Công ty TNHH 2 thành viên được quyền phát hành trái phiếu. Vì thế, khả năng huy động vốn của công ty sẽ thuận lợi hơn.
Hạn chế của công ty TNHH 2 thành viên trở lên bạn cần biết
- Uy tín đối với hoạt động kinh doanh của công ty có thể bị ảnh hưởng vì các thành viên chỉ chịu trách nhiệm với phạm vi phần vốn góp của mình.
- Công ty TNHH 2 thành viên chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật chặt chẽ hơn các loại hình khác.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu. Khả năng thu hút và huy động vốn hạn chế hơn so với công ty cổ phần.
- Thành viên tham gia góp vốn giới hạn số lượng từ 02 đến 50.
Do đó, nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH, bạn cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, xem xét những điều kiện bản thân tương ứng với loại hình công ty phù hợp như:
- Nếu công ty là doanh nghiệp nhỏ, lượng khách hàng không nhiều, mức vốn ít,… thì loại hình công ty TNHH có thể là sự giải pháp hợp lý. Việc thành lập và quản lý, các thủ tục hồ sơ pháp lý, công việc kế toán và thuế được đơn giản hoá.
- Trong khi đó, nếu bạn muốn phát triển kinh doanh với ưu tiên hướng đến việc huy động nguồn vốn và đầu tư mạnh mẽ, lựa chọn thành lập công ty cổ phần sẽ là lợi thế đáng kể.
Trình tự, thủ tục thành lập công ty cổ phần
Điều 26 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
Các hình thức đăng ký công ty cổ phần
Người thực hiện thủ tục thành lập công ty hoặc người được ủy quyền có thể thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo một trong ba phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh.
- Đăng ký doanh nghiệp thông qua qua dịch vụ bưu chính.
- Đăng ký doanh nghiệp thông qua phương thức trực tuyến, mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần
Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại Điều 23 đưa ra quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần:
- Văn bản đề nghị đăng ký công ty cổ phần, theo mẫu quy định.
- Văn bản trình bày điều lệ công ty cổ phần.
- Văn bản liệt kê danh sách đầy đủ các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Cùng với bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các cổ đông sáng lập là cá nhân;
- Tờ giấy quyết định thành lập, hay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương khác; cùng với một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông khi cổ đông là tổ chức.
- Trường hợp cổ đông là tổ chức nước ngoài, thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương phải là bản sao được hợp pháp hóa lãnh sự.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Thủ tục đăng ký công ty cổ phần
- Trong vòng 03 ngày làm việc tính từ thời điểm nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành xem xét và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ. Sau đó, thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp.
- Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hay hợp lệ, Cơ quan này sẽ có thông báo bằng văn bản. Trong đó, trình bày rõ nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người nộp hồ sơ doanh nghiệp.
- Nếu Cơ quan này từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì cần có văn bản thông báo và nêu rõ lý do cụ thể.
Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Đối với việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Nghị định 78/2015/NĐ- CP về đăng ký doanh nghiệp tại Điều 23 quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH 1 thành viên.
- Văn bản đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên theo mẫu quy định.
- Văn bản trình bày điều lệ công ty TNHH 1 thành viên.
- Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ theo quy định của người đại diện theo ủy quyền.
- Bản sao hợp lệ đối với các giấy tờ sau:
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty nếu chủ sở hữu công ty là cá nhân.
- Tờ giấy quyết định thành lập, hay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương khác; Điều lệ công ty hoặc văn bản tương đương khác nếu chủ sở hữu công ty là tổ chức.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
- Tờ giấy ủy quyền cho người được ủy quyền của chủ sở hữu nếu chủ sở hữu công ty là tổ chức.
Đối với việc thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Nghị định 78/2015/NĐ- CP tại Điều 22 quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Văn bản đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên theo mẫu quy định.
- Văn bản trình bày điều lệ công ty TNHH 1 thành viên.
- Văn bản liệt kê danh sách thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Cùng với danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu thành viên là tổ chức.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân khi thành viên công ty là cá nhân.
- Tờ giấy quyết định thành lập, hay Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương khác; Cùng với một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền nếu thành viên là tổ chức.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cần có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Những cần lưu ý khi thành lập công ty cổ phần và công ty TNHH
Dù thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Xác định tên công ty đúng quy định
Tên công ty được đăng ký khi thành lập là tên gọi riêng của doanh nghiệp. Quy định không đặt tên công ty trùng với mọi tên công ty nào đã đăng ký trước trên phạm vi cả nước. Đồng thời, không được cố tình hoặc gây nhầm lẫn với những tên công ty khác đã đăng ký.
Lưu ý về địa chỉ đăng ký làm trụ sở chính của công ty
Dù đắn đo nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH, doanh nghiệp đều cần đăng ký địa chỉ để xác định trụ sở chính để giao dịch kinh doanh. Cần lưu ý các quy định khi đăng ký trụ sở công ty. Không được sử dụng địa chỉ là khu tập thể hay các khu chung cư chỉ có chức năng để ở làm đặt trụ sở chính. Cần đăng ký địa chỉ rõ ràng, cụ thể và có thông tin liên lạc.
Xác định ngành nghề để kinh doanh khi thành lập công ty
Khi đăng ký ngành nghề để thực hiện kinh doanh, công ty cần xác định ngành nghề phù hợp và tương ứng với mã hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân.
Mỗi ngành nghề được nhà nước quy định những điều kiện khác nhau cần đáp ứng để được đăng ký thành lập. Tuỳ mỗi ngành nghề bạn muốn đăng ký thành lập, mà bạn cần đáp ứng về vốn, chứng chỉ hành nghề hay những điều kiện cụ thể khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện theo các quy định của Luật doanh nghiệp về các thủ tục thành lập doanh nghiệp và sau khi thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn có những băn khoăn cụ thể, hãy liên hệ với Quang Minh để được hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn nhé!
Quang Minh và dịch vụ tư vấn nên thành lập công ty
Mỗi loại hình công ty đều có những mặt lợi và hạn chế khác nhau, hiểu rõ được từng loại hình công ty sẽ giúp quý khách nhanh chóng đưa ra quyết định hơn. Hãy liên hệ Quang Minh để được hỗ trợ:
Phân tích mặt lợi/bất cập của từng loại hình tương ứng với điều kiện của quý khách
Công ty cổ phần và công ty TNHH là những công ty gì, cách huy động vốn như thế nào, hình thức sở hữu tài sản ra sao, nguồn lực cần có cho mỗi loại hình như thế nào sẽ được Quang Minh trình bày rõ với quý khách. Như vậy quý khách có thể xem xét và đưa ra mọi quyết định.
Phân tích và tư vấn dựa trên nguồn vốn/ngân sách và mong muốn của khách hàng
Khi chuẩn bị lập công ty, mỗi quý khách sẽ có một nguồn vốn tương ứng khác nhau, nguồn vốn này phù hợp để lập công ty cổ phần hay TNHH còn tùy thuộc. Vì vậy, Quang Minh sẽ tư vấn dựa trên ngân sách mà khách hàng có để quyết định là nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh.
Sau tư vấn, Quang Minh luôn hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan
Những vấn đề phát sinh sau khi tư vấn, trong quá trình thành lập công ty quý khách sẽ được công ty hỗ trợ tận tình đến khi hoàn tất việc lập/mở công ty như mong muốn, Quang Minh luôn đồng hành cùng quý khách trên con đường kinh doanh.
Vậy, nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Sau khi được Quang Minh phân tích các mặt lợi cũng như bất cập đối với từng loại hình, quý khách sẽ được cân nhắc dựa vào nguồn tài chính, nhân lực cũng như vị thế hiện tại của mình trên thương trường để đưa ra quyết định đúng đắn. Công ty Quang Minh chúc quý khách thành công và đạt được hiệu quả kinh doanh như mong đợi, chúng tôi hy vọng luôn được đồng hành sát cánh với khách hàng. Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết liên quan bạn cần quan tâm:
Vốn điều lệ công ty cổ phần là bao nhiêu
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần
Nên thành lập công ty cổ phần hay tnhh
Chức danh trong công ty cổ phần
Chuyển nhượng công ty cổ phần
Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Hội đồng quản trị công ty cổ phần
Sáp nhập công ty cổ phần
Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Thay đổi thông tin cổ đông
Ưu nhược điểm thành lập công ty cổ phần
Các loại cổ phần trong công ty cổ phần
Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần
Đánh giá: