Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp? Đây có phải là câu hỏi của bạn khi muốn mở thêm công ty hoặc muốn đầu tư kinh doanh thêm ngành nghề khác. Liên hệ 0932 068 886 để đội ngũ nhân viên của công ty Quang Minh có thể tư vấn cho bạn một cách tận tình, kỹ lưỡng nhất.
Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2020 đang hiện hành? Tôi đang làm chủ một công ty không biết tôi có thể thành lập thêm hay góp vốn vào công ty khác được không?… là những câu hỏi mà công ty Quang Minh thường gặp nhất khi tư vấn thành lập công ty mới cho những khách hàng có sự nghiệp phát triển và muốn mở rộng thêm hoạt động kinh doanh của mình. Trong Luật doanh nghiệp 2020 có những quy định rõ ràng cho vấn đề này, Quang Minh đã tổng hợp thông tin cần thiết và mong muốn có thể cung cấp kết luận cho bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Một cá nhân được thành lập tối đa bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân
Chủ thể được quyền thành lập doanh nghiệp
Trong luật số 59/2020/QH14 hay còn gọi là Luật doanh nghiệp 2020, các chủ thể có quyền được thành lập công ty được quy định tại Điều 17 Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
Theo đó tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty trừ những trường hợp sau:
- Người là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
- Người chưa thành niên; người bị khó khăn trong nhận thức hoặc bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân dự.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù. Người đang bị xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện, giáo dục bắt buộc.
- Người bị Tòa án cấm hành nghề, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định và những trường hợp khác trong quy định của các Luật phá sản, Luật phòng chống tham nhũng.
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân ví dụ như doanh nghiệp tư nhân,…
- Tổ chức có tư cách pháp nhân nhưng bị cấm hoạt động, kinh doanh trong một số lĩnh vực theo quy định.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc sự quản lý của nhà nước sử dụng quỹ công để thành lập công ty cũng như không được góp vốn vào doanh nghiệp.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân,… thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân Việt Nam trừ những người được cử đi làm đại diện ủy quyền quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý doanh nghiệp nhà nước.
Quyền góp vốn, mua cổ phần được áp dụng cho các cá nhân, tổ chức trừ trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng quỹ công, tài sản nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp.
- Đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo Luật cán bộ, công chức, viên chức; Luật phòng chống tham nhũng.
Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?
Nếu cá nhân đáp ứng được những quy định trong Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 thì sẽ được phép thành lập, góp vốn mở doanh nghiệp với giới hạn như sau:
Doanh nghiệp tư nhân
Theo Luật doanh nghiệp 2020 có định nghĩa doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do chỉ một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty bằng tất cả tài sản của mình. Do đó, mỗi cá nhân chỉ có thể thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân và pháp luật quy định không được đồng thời làm chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh
Và theo quy định tại Điều 17, tổ chức không có tư cách pháp nhân không được quyền thành lập doanh nghiệp và công ty tư nhân là một trong số những trường hợp này.
Doanh nghiệp hợp danh
Tại Điều 175 Luật Doanh nghiệp quy định “Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp khác, trừ trường hợp được nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”. Ta có thể rút ra 3 trường hợp thuộc công ty hợp danh như sau:
- Nếu cá nhân là thành viên góp vốn của công ty hợp danh thì có thể là thành viên góp vốn của nhiều công ty khác.
- Nếu cá nhân là thành viên hợp danh, nếu có được sự đồng ý của các thành viên còn lại trong công ty thì cá nhân này có thể là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.
- Nếu ngược lại không được sự đồng ý của các thành viên còn lại trong công ty thì cá nhân chỉ được góp vốn vào công ty hợp danh khác.
Doanh nghiệp TNHH và công ty cổ phần
Luật doanh nghiệp chỉ có một số quy định hạn chế chuyển nhượng vốn góp, cổ phần trong công ty TNHH và công ty cổ phần. Theo đó ta có thể kết luận một cá nhân được quyền thành lập nhiều công ty TNHH, nhiều công ty cổ phần.
Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân
Phương pháp để giải quyết vấn đề
Từ những thông tin của phần trên có thể thấy, công ty tư nhân sẽ bị hạn chế về thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp khác nhiều nhất, vậy muốn giải quyết vấn đề này giải quyết vấn đề mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp thì có hướng giải quyết nào không?
- Thành lập loại hình công ty khác trừ doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, công ty hợp danh.
- Bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới cho công ty tư nhân và hoạt động kinh doanh cả hai ngành nghề cùng một thời điểm.
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Quang Minh
Qua bài viết trên, bạn đọc cũng trả lời được câu hỏi mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp và có một số kiến thức khác về quy định pháp luật. Trong trường hợp cần thêm sự giúp đỡ để giải quyết các tình huống cụ thể hơn bạn hãy liên lạc ngay cho công ty Quang Minh. Chúng tôi luôn sẵn lòng để phục vụ quý khách.
Nếu bạn có nhu cầu thành lập với các loại hình doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất :
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 096 3839 005
Email: info.tuvanquangminh@gmail.com
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết bạn nên quan tâm:
Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất
Doanh nghiệp nhà nước – Các loại hình doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Thành lập công ty có cần bằng cấp không? – Tư vấn Luật Quang Minh
Quyết định thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Thành lập văn phòng đại diện hồ sơ và thủ tục cần thực hiện là gì?
Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp tư nhân – Tư vấn Quang Minh
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không theo luật hiện hành?
Đánh giá: