Bạn muốn lựa chọn cho mình loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển. Hãy theo dõi các loại hình doanh nghiệp dưới đây và liên hệ vào hotline 0932 068 886 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất có thể.
Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay căn cứ theo Luật doanh nghiệp 2020 có 5 loại hình phổ biến hiện nay như Công ty Cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty Hợp danh và cuối cùng là Doanh nghiệp tư nhân. Đặc điểm các loại hình doanh nghiệp như thế lại có ưu, nhược điểm khác nhau, nó cũng phụ thuộc vào nhu cầu của tổ chức để bạn có thể chọn lựa loại hình thích hợp cho doanh nghiệp của mình.
Sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp phổ biến – Công ty Luật Quang Minh
Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này như thế nào?
Loại hình 1: Công ty Cổ phần
Công ty cổ phần là gì? Cổ phần là công ty có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Gồm có Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc ( hoặc Tổng giám đốc ) và cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, họ chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà họ đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp, họ cũng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác ( hay người muốn mua lại cổ phần hoặc chuyển cho người thân ).
Ưu điểm của loại hình này:
- Trong các loại hình doanh nghiệp thì công ty Cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đóng góp đầu tư nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao lắm.
- Đặc điểm riêng của công ty Cổ phần là khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phần chào bán hoặc cổ phiếu ra công chúng.
- Phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng do việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, không cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông với Sở Kế hoạch đầu tư và, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm của loại hình này:
- Điều hành và quản lý Công ty Cổ phần rất phức tạp do có rất nhiều cổ đông công ty, có thể đối kháng lợi ích với nhau vì nhiều người cổ đông họ không quen biết nhau từ trước.
- Do bị ràng buộc bởi quy định của pháp luật về vấn đề tài chính, kế toán nên việc thành lập và quản lý cũng phức tạp hơn khi so sánh các loại hình doanh nghiệp khác
Ví dụ về các loại hình doanh nghiệp (Công ty Cổ Phần): Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động,…
Loại hình 2: Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân được hiểu đơn giản là doanh nghiệp chỉ có một cá nhân được làm chủ và có quyền quyết định tất cả và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, hơn nữa doanh nghiệp tư nhân này không có tư các pháp nhân.
Ưu điểm của loại hình này:
Chủ động hơn về quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp so với loại hình doanh nghiệp khác bởi vì ít có sự ràng buộc chặt chẽ từ quy định của pháp luật.
Nhược điểm của loại hình này:
Do các nhân là chủ sở hữu doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân nên chịu sự rủi ro cao trong các loại hình doanh nghiệp mà bản thân chủ doanh nghiệp phải tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài sản cũng như hoạt động của công ty.
Loại hình 3: Công ty TNHH Một thành viên ( TNHH MTV )
Là một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ công ty được ghi trong giấy đăng ký kinh doanh của mình. Và chủ sở hữu không được phép phát hành cổ phần và cũng không được phép rút trực tiếp 1 phần cổ phần trong thời gian góp vốn vào công ty.
Ưu điểm của loại hình này
So sánh các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2020 như doanh nghiệp tư nhân thì loại hình này có tư cách pháp nhân nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu công ty.
Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, chính chủ sở hữu là người có thể phụ trách công việc kế toán của doanh nghiệp nhưng nếu chủ sở hữu công ty chưa có kinh nghiệm thực chiến thì có thể tham khảo dịch vụ kế toán trọn gói của Tư vấn Quang Minh.
Về cơ cấu tổ chức cũng dễ hơn loại hình doanh nghiệp khác
Nhược điểm của loại hình này
Do chỉ có một thành viên nên việc huy động vốn của công ty bị hạn chế và khó khăn, và lương của người chủ sở hữu không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
Ví dụ về các loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên): Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Việt Thống Hưng Thịnh,…
Những loại hình doanh nghiệp còn lại
Những loại hình doanh nghiệp còn lại như thế nào?
Loại hình 4: Công ty TNHH 2 Thành viên, 2 Thành viên trở lên
Là doanh nghiệp có số lượng thành viên từ 2 đến dưới 50 thành viên, có thể là cá nhân hoặc tổ chức, loại hình này có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thành lập công ty. Cũng giống như các loại hình doanh nghiệp trên thì thành viên cũng phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vốn vào công ty và không được quyền phát hành cổ phần.
Ưu điểm của loại hình này
Có tư cách pháp nhân nên ít gây rủi ro cho thành viên góp vốn
Thời hạn đăng ký lại vốn khi các thành viên chưa góp vốn đủ là 60 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn.
Nhược điểm của loại hình này
Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn trong các loại hình doanh nghiệp khác tiêu biểu là doanh nghiệp tư nhân.
Ví dụ về các loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên): Công ty TNHH Samsung Electronics Viet Nam,…
Loại hình 5: Công ty hợp danh
Căn cứ theo Điều 177 Công ty hợp danh của Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung một công ty, công ty có thể thêm thành viên góp vốn đầu tư.
Tuy nhiên trong những loại hình doanh nghiệp thì Công ty hợp danh chưa phổ biến bằng các loại hình trên, bạn có thể tìm hiểu các vấn đề liên quan hoặc Quang Minh sẽ hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp miễn phí kỹ càng về loại hình này để có thể so sánh nên chọn lựa như thế nào, vì thế Quang Minh điểm qua 1 số đặc trưng mà bạn nên biết như sau:
Ưu điểm của loại hình này
Do là những người có độ uy tin và sự tin tưởng lẫn nhau nên việc quản lý cũng không quá phức tạp
Nhược điểm của loại hình này
Căn cứ theo Điều 180 Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh của Luật doanh nghiệp 2020 nghĩa là không được làm thành viên của công ty hợp danh khác, không được nhân danh người khác để tư lợi và phục vụ lợi ích cho bản thân, không được chuyển nhượng cổ phần nếu không được sự chấp nhận của thành viên còn lại.
Ví dụ về các loại hình doanh nghiệp (Công ty hợp danh): Công Ty Hợp Danh Quản Tài Viên Quản Lý Và Thanh Lý Tài Sản Đắk Lắk,…
Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty
Qua bài viết như trên có thể thấy các loại hình công ty đều có đặc trưng riêng, bạn nên cân nhắc so sánh đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, chọn lựa cho mình loại hình để có thể đi vào hoạt động doanh nghiệp tốt nhất.
Bạn muốn tìm loại hình phù hợp một cách chính xác hãy liên hệ cho Quang Minh để được tư vấn hỗ trợ.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 096 3839 005
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết mà bạn cần tham khảo thêm về các loại hình doanh nghiệp:
Bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp mới nhất
Các loại hình doanh nghiệp nhà nước hiện nay
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không theo luật hiện hành?
Bài viết bạn cần quan tâm:
Tư vấn luật doanh nghiệp về pháp lý – Chi tiết rõ ràng
Công ty mới thành lập và việc phải làm sau khi thành lập?
Doanh nghiệp mới thành lập chưa phát sinh doanh thu có báo cáo không?
Những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp mới thành lập Quang Minh
Hướng dẫn thành lập công ty cực kỳ đơn giản
Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập
Quy định cho người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp theo đúng luật
Điều kiện thành lập công ty – Thành lập công ty gồm những gì?
Các bước thành lập công ty như thế nào?
Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đánh giá: