Nhu cầu tiêu dùng gạo của người Việt Nam khá cao cho đời sống hàng ngày. Vì thế, mở cửa hàng bán gạo là mô hình rất tiềm năng. Vậy có nên mở cửa hàng bán gạo không? mở cửa hàng bán gạo cần những gì? Mở cửa hàng bán gạo cần bao nhiêu vốn? Nếu bạn đang băn khoăn về những điều này, hãy tham khảo bài viết sau đây của Quang Minh nhé! Bài viết sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạo nhé!
Có nên mở cửa hàng bán gạo không?
Việt Nam là đất nước có cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước. Vì thế, hạt gạo gắn liền với đời sống người dân và sự phát triển dân tộc. Cho đến nay, việc sản xuất lúa gạo vẫn được xem là nền kinh tế chủ yếu. Gạo là một trong những lương thực chính của người dân Việt.
Điều này cho thấy mô hình kinh doanh bán gạo không phải là một ý tưởng mới mẻ nhưng chưa bao giờ hết triển vọng. Mở cửa hàng bán gạo có thể mang đến cơ hội kinh doanh tốt và tạo nguồn thu nhập lâu dài. Khi gạo vẫn là lương thực chính thì cửa hàng bán gạo sẽ không mất người tiêu dùng.
Như thế, việc kinh doanh cửa hàng bán gạo rất khó để thua lỗ. Nhưng lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đó có thể là nguồn hàng, loại gạo hay cách để quảng bá cửa hàng. Xin mời bạn tham khảo những nội dung tiếp theo về kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạo nhé.
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạo
Mở cửa hàng bán gạo cần bao nhiêu vốn?
Có rất nhiều yếu tố liên quan để trả lời câu hỏi mở cửa hàng bán gạo cần bao nhiêu vốn. Nguồn vốn cần chuẩn bị phụ thuộc vào quy mô, phạm vi kinh doanh hay mặt bằng,… Bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây để ước tính vốn cho việc mở cửa hàng bán gạo.
Chi phí vốn đầu tư để nhập gạo
Giả sử mỗi kg gạo có giá là 11.000 đồng, thì một bao gạo 20kg có giá khoảng 220.000 đồng. Nếu cửa hàng của bạn nhập 20 bao gạo thì số vốn bạn cần để nhập hàng là 4,4 triệu đồng.
Chi phí thuê địa điểm kinh doanh
Địa điểm mở cửa hàng bán gạo là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc bán gạo. Vị trí cửa hàng bán gạo cần nằm trong khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại. Thật tốt nếu nhà bạn có vị trí thuận tiện để kinh doanh mà không cần bỏ chi phí thuê cửa hàng. Nếu đó là địa điểm thuê, bạn cần trích ra khoản vốn cố định hàng tháng. Tùy vị trí mà giá thuê địa điểm khác nhau, có thể nằm trong khoảng 10 triệu đồng.
Chi phí chuẩn bị trang thiết bị kinh doanh
Để mở cửa hàng bán gạo, bạn cần chuẩn bị một số trang thiết bị kinh doanh. Đó có thể là ghế, bàn, thùng đựng gạo, lít, cân, máy tính, xe đẩy gạo,… Chi phí dự trù cho khoản này tầm 2 triệu đồng.
Chi phí trả lương nhân viên
Bạn có thể thuê nhân viên để buôn bán hoặc giao nhận hàng hóa để giúp việc bán gạo dễ dàng và suôn sẻ hơn. Mức lương trả cho nhân viên trong giai đoạn đầu này có thể tầm 5 triệu đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Trường hợp hộ gia đình tự kinh doanh, buôn bán thì bạn có thể tiết kiệm được khoản chi phí này. Song, thời gian và công sức dành cho cửa hàng sẽ nhiều hơn.
Các khoản chi phí khác để vận hành cửa hàng
Một số khoản chi phí khác bạn cần tính toán khi mở cửa hàng bao gồm:
- Chi phí điện, nước, internet, điện thoại mỗi tháng vào khoảng 500 nghìn đồng.
- Chi phí vận chuyển hàng hoá và các chi phí khác có thể phát sinh vào khoảng 1 triệu đồng.
Xác định thị trường mục tiêu của cửa hàng bán gạo
Thị trường mục tiêu là điều yếu tố quan trọng cần được cân nhắc trước khi mở cửa hàng bán gạo. Tại sao? Bởi vì nếu bạn bán một sản phẩm mà không biết thị trường mục tiêu mà bạn muốn hướng đến, thì sự thành công của doanh nghiệp bạn sẽ còn lâu mới đạt được hiệu quả tối ưu. Thị trường tiềm năng mà cửa hàng nhắm tới là ai, lối sống, thói quen tiêu dùng và khả năng chi trả của họ ra sao.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phân tích thị trường cạnh tranh của cửa hàng. Xung quanh địa điểm bạn dự định kinh doanh đã có những cửa hàng bán gạo hay chưa? Việc phân tích thị trường tiềm năng và đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Xác định loại gạo được bán
Xác định loại gạo cửa hàng sẽ bán có mối liên hệ với nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Bạn hãy phân tích và lựa chọn những loại gạo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu khách hàng tiềm năng là những người có mức sống cao và quan tâm nhiều đến sức khỏe, thì gạo hữu cơ hoặc gạo lứt có thể là loại gạo tiềm năng. Hay khu vực đó, loại gạo nào được nhiều người ưa chuộng.
Tìm nhà cung cấp gạo uy tín
Hãy lựa chọn nhà cung cấp gạo uy tín, có khả năng cung cấp các loại gạo chất lượng với giá cả tốt nhất. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cần có trách nhiệm về sản phẩm, thời gian và số lượng cung cấp gạo. Nhờ đó, việc kinh doanh bán gạo của cửa hàng thuận lợi và suôn sẻ.
Quản lý việc xuất, nhập, tồn của cửa hàng gạo
Một kinh nghiệm mở cửa hàng bán gạo khác bạn cần chú ý là quản lý việc xuất, nhập, tồn cửa hàng gạo của mình. Bạn cần biết gạo nhập vào có thể để được bao lâu. Nhờ đó, đáp ứng chất lượng tốt nhất cho khách hàng và tránh những thất thoát không đáng có.
Việc quản lý gạo là biết được lượng gạo dự trữ, dự trữ được trong bao lâu, cách cân đong gạo hợp lý. Bên cạnh đó, xác định loại gạo bán ra, chất lượng gạo, cách xếp bao tải gạo,…
Thực hiện các chiến lược marketing cho cửa hàng gạo
Để quảng bá cho cửa hàng gạo, bạn có thể sử dụng nhiều chiến lược khác nhau. Chẳng hạn, chiến lược truyền miệng là khá quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách quảng bá cửa hàng khác như tặng quà cho khách hàng thân thiết. Bên cạnh đó, việc định mức giá phù hợp cũng rất quan trọng trong việc duy trì khách hàng lâu dài.
Duy trì dịch vụ và chất lượng của cửa hàng gạo
Chất lượng gạo và dịch vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của cửa hàng gạo. Bạn phải duy trì được nguồn gạo chất lượng: trắng, thơm, sạch, không có mọt. Dịch vụ bán hàng thể hiện sự thân thiện, nhanh nhẹn, sẵn sàng lắng nghe và kiên nhẫn với người tiêu dùng.
Những điều này giúp khách hàng thoải mái khi mua gạo tại cửa hàng của bạn. Hãy tạo, duy trì và phát triển lượng khách hàng thân thiết.
Thủ tục mở cửa hàng bán gạo
Hồ sơ mở cửa hàng bán gạo theo hình thức hộ kinh doanh
Mở cửa hàng bán gạo cần những gì? Cá nhân hay hộ gia đình muốn mở cửa hàng bán gạo cần đăng ký kinh doanh. Trong đó, hình thức hộ kinh doanh cá thể là phù hợp đối với cửa hàng bán gạo. Sau đây là hồ sơ mà chủ kinh doanh cần chuẩn bị để đăng ký kinh doanh hộ cá thể:
- Bản sao CCCD hay giấy tờ chứng thực cá nhân khác hợp lệ có công chứng của chủ hộ đăng ký kinh doanh.
- Văn bản xác thực quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê cửa hàng bán gạo.
- Văn bản đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể kinh doanh gạo theo quy định.
Các bước thực hiện thủ tục mở cửa hàng bán gạo
Thủ tục mở cửa hàng bán gạo theo hình thức hộ kinh doanh cá thể gồm các bước như sau:
- Bước 1: Chủ cửa hàng bán gạo nộp một bộ hồ sơ nêu trên để đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Hồ sơ được nộp đến Phòng Tài chính – Kế hoạch tại UBND cấp quận/huyện nơi đặt cửa hàng gạo.
- Bước 2: Khi nhận hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ và trao Giấy biên nhận cho người nộp.
- Bước 3: Cơ quan này sẽ tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong 3 ngày nếu hồ sơ hợp lệ.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, người đăng ký sẽ nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung bằng văn bản từ cơ quan chức năng trong 05 ngày làm việc.
Một số lưu ý đừng bỏ qua khi mở cửa hàng bán gạo
Cần đặt tên cho cửa hàng bán gạo hợp lệ
Tên cửa hàng cần bao gồm loại hình là hộ kinh doanh cá thể và tên riêng. Tên riêng để đăng ký cho cửa hàng bán gạo không phép trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trên phạm vi quận, huyện. Ngoài ra, tên riêng của cửa hàng không vi phạm các quy định khác có liên quan.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp
Khi mở cửa hàng bán gạo, bạn cần đăng ký ngành nghề và mã ngành kinh doanh phù hợp với dự định bán gạo. Như vậy, giấy phép đăng ký kinh doanh mới hợp lệ để triển khai kinh doanh phù hợp.
Lưu ý về nghĩa vụ đóng thuế của cửa hàng gạo
Một nghĩa vụ của hộ kinh doanh mở cửa hàng bán gạo là cần đóng những loại thuế theo quy định. Cửa hàng kinh doanh gạo cần đóng những loại thuế sau đây:
- Thuế giá trị gia tăng của cửa hàng bán gạo.
- Thuế thu nhập cá nhân liên quan đến cửa hàng bán gạo.
- Thuế môn bài của cửa hàng bán gạo.
Đối với thuế môn bài, mức thuế cửa hàng cần đóng hàng năm sẽ được tính dựa trên doanh thu, cụ thể như sau:
- Cửa hàng có doanh thu từ 100 triệu đến 300 triệu/ năm, thì mức thuế môn bài cần đóng là 300.000 đồng.
- Cửa hàng có doanh thu từ trên 300 triệu đến 500 triệu/ năm, thì mức thuế môn bài cần đóng là 500.000 đồng.
- Cửa hàng có doanh thu từ trên 500 triệu đến 1 tỷ/ năm, thì mức thuế môn bài cần đóng là 1 triệu đồng.
Tư vấn mở cửa hàng bán gạo tại Quang Minh
Nếu bạn có nhu cầu mở cửa hàng bán gạo nhanh gọn và hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến Quang Minh để được tư vấn.
Quang Minh sẽ hướng dẫn, tư vấn mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc mở cửa hàng bán gạo. Bao gồm việc đặt tên, đăng ký ngành nghề và mã ngành phù hợp, hồ sơ hay thủ tục mở cửa hàng.
Chúng tôi cũng nhận thay khách hàng soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh. Nhờ đó, cửa hàng của bạn nhanh chóng có giấy phép và triển khai hoạt động đúng theo quy định.
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên với chuyên môn vững vàng và giàu kinh nghiệm, Tư Vấn Quang Minh cam kết sẽ mang lại hiệu quả cho khách hàng.
Nếu cần được tư vấn và giải đáp về thủ tục mở cửa hàng bán gạo, hãy liên hệ đến Quang Minh để được tư vấn chi tiết hơn. Chúng tôi rất sẵn lòng được hỗ trợ khách hàng.
Bài viết cùng chủ đề:
Mở cửa hàng kinh doanh
Mở cửa hàng mỹ phẩm
Mở cửa hàng đồ chơi trẻ em
Mở cửa hàng bán đồ gia dụng
Mở cửa hàng bán gạo
Mở cửa hàng bánh ngọt
Mở cửa hàng bỉm sữa
Mở đại lý yến sào
Mở đại lý xe đạp
Mở nhà thuốc
Mở đại lý thực phẩm chay
Kinh doanh cửa hàng quần áo
Mở cửa hàng hoa quả sạch
Mở cửa hàng nội thất
Mở cửa hàng hải sản tươi sống
Mở cửa hàng máy tính
Mở cửa hàng kinh doanh đồ cũ
Đánh giá: