Kế toán doanh nghiệp là một trong những bộ phận quan trọng đối với hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Vị trí này có những nhiệm vụ và công việc gì? Phương pháp và quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp ra sao? Những kỹ năng cần có để trở thành một kế toán doanh nghiệp giỏi? Xin mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây và cùng Quang Minh tìm kiếm câu trả lời nhé!
Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp là vị trí kế toán thực hiện nhiệm vụ thu thập, kiểm tra, xử lý, cung cấp và phân tích thông tin kinh tế, thông tin tài chính dưới hình thức hiện vật, giá trị, thời gian lao động.
Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp là bộ phận có vai trò rất quan trọng. Thông thường kế toán doanh nghiệp gồm có 2 mảng chính là kế toán thuế và kế toán nội bộ.
Kế toán doanh nghiệp gồm các thành phần nào?
Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định kế toán doanh nghiệp gồm có các thành phần như sau:
- Thành phần đầu tiên là kế toán: gồm có kế toán về hàng hóa và sản phẩm, nguyên vật liệu; bên cạnh đó còn có kế toán về chi phí và hạch toán giá thành.
- Thành phần thứ hai là giao dịch: gồm việc thực hiện giám sát, quản lý các giao dịch bằng tiền gửi, tiền mặt, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và các giao dịch bằng ngoại tệ.
- Thành phần thứ ba là hạch toán: Tiến hành hạch toán tiền lương đối với người lao động; Hạch toán đối với đối tác (gồm người mua hoặc người bán); đồng thời, hạch toán đối với người nhận tạo ứng, hạch toán với ngân sách.
Nhiệm vụ và công việc của kế toán doanh nghiệp
- Nhiệm vụ phổ biến nhất của kế toán doanh nghiệp là tiến hành thu thập và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các hoá đơn, chứng từ phát sinh trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng cho việc ghi nhận, tính toán, đối chiếu, xử lý, hạch toán đối với các bút toán kế toán hay công nợ của doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ tiếp theo là kiểm tra, in ấn, hạch toán và trình ký. Đồng thời, sắp xếp và lưu trữ dữ liệu kế toán một cách khoa học và cẩn thận theo các nguyên tắc kế toán.
- Lập các loại báo cáo quản trị, báo cáo tài chính theo định kỳ hoặc theo quy định của lãnh đạo doanh nghiệp. Các báo cáo này nhằm phục vụ cho việc lên kế hoạch, chiến lược và ra quyết định của bộ máy lãnh đạo. Đồng thời, để giám sát, theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Tiến hành kê khai và báo cáo thuế, thực hiện định kỳ báo cáo thuế (tháng, quý, năm) để nộp cho cơ quan thuế. Đồng thời, nộp thuế (nếu phát sinh) đúng hạn quy định vào ngân sách Nhà nước.
Những nhiệm vụ và công việc của kế toán doanh nghiệp tương đối nhiều và khá giống với kế toán tổng hợp. Tuy vậy, kế toán doanh nghiệp vẫn có những nhiệm vụ khác biệt so với kế toán tổng hợp.
Quy trình các bước làm việc của kế toán doanh nghiệp
Quy trình các bước làm việc của kế toán doanh nghiệp bao gồm như sau:
Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp
Trong bước này, kế toán doanh nghiệp tiến hành tập hợp đầy đủ các hoạt động phát sinh về doanh thu, chi phí trong kỳ báo cáo. Đồng thời, tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hoá đơn, chứng từ kế toán trước khi thực hiện hạch toán.
Bước 2: Trên cơ sở tổng hợp, tiến hành lập các chứng từ gốc
Chứng từ gốc được xác định là tất cả các loại giấy tờ ghi nhận các giao dịch, bao gồm các loại phiếu xuất nhập vật tư, lệnh thu chi tiền mặt, hóa đơn,… Chúng được sử dụng để làm căn cứ pháp lý để xác thực, chứng minh, chứng cứ phát sinh giao dịch kinh tế trong doanh nghiệp.
Lập chứng từ gốc là việc tổng hợp các chứng từ để xây dựng một bộ hồ sơ kế toán hoàn chỉnh.
Bước 3: Thực hiện ghi sổ sách kế toán
Sau khi lập chứng từ gốc, kế toán doanh nghiệp tiến hành nhập các dữ liệu vào hệ thống phần mềm kế toán dựa trên chứng từ gốc. Đồng thời, cập nhật các loại sổ sách kế toán chẳng hạn như sổ cái, sổ nhật ký chứng từ, sổ chi tiết,… Đồng thời, hạch toán theo các quy định pháp luật và nguyên tắc kế toán.
Bước 4: Thực hiện điều chỉnh và kết chuyển các bút toán
Vào mỗi cuối kỳ, kế toán doanh nghiệp cần tiến hành bút toán điều chỉnh. Việc này nhằm xác định, đo lường đầy đủ các khoản chi phí, doanh thu và chuẩn bị sẵn sàng các tài khoản để phục vụ báo cáo tài chính.
Bước 5: Tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh được xem là tài liệu phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn tăng giảm và hiện có trong kỳ, từ đầu đến cuối kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa trên sổ chi tiết và sổ cái mà Bảng cân đối số phát sinh được lập nên.
Bước 6: Định kỳ lập bộ báo cáo tài chính và thực hiện quyết toán thuế
Kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ định kỳ lập tờ khai thuế, tiến hành quyết toán thuế. Đồng thời, kế toán lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của cơ quan Thuế hoặc của cấp lãnh đạo.
Những yêu cầu cần có đối với một kế toán doanh nghiệp
- Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ về kế toán: Đây là yêu cầu bắt buộc đối với vị trí kế toán. Người làm kế toán cần phải đảm bảo kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng nhằm tránh những sơ suất không đáng có và ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Không ngừng cập nhật các quy định của pháp luật: Công việc kế toán luôn yêu cầu độ chính xác và phù hợp với quy định bởi pháp luật. Do đó, Kế toán viên cần luôn chủ động cập nhật những quy định của pháp luật.
- Năng lực tư duy hệ thống và phân tích logic: Kế toán viên thường làm việc với những số liệu nên cần có tư duy logic và khả năng phân tích. Từ đó, thực hiện các báo cáo kế toán và phân tích thông tin hữu ích cho chủ doanh nghiệp.
- Trình độ ngoại ngữ và tin học của kế toán doanh nghiệp: Một trong những yêu cầu quan trọng trong bối cảnh hiện nay của một kế toán là kỹ năng tin học và ngoại ngữ.
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán: Đây là điều kế toán doanh nghiệp cần được rèn luyện và nâng cao trong quá trình làm việc, báo cáo tài chính hoặc đóng góp ý kiến cho doanh nghiệp. Kỹ năng này cũng hỗ trợ kế toán phát triển mối quan hệ làm việc.
- Cẩn thận, trung thực và tinh thần trách nhiệm: Yêu cầu đặc trưng của người kế toán làm là cần cẩn thận, trung thực, và tinh thần trách nhiệm trong công việc. Nhằm đảm bảo hoàn thành công việc và không mắc các sai sót ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Các câu hỏi thường gặp về kế toán doanh nghiệp
Thế nào là kế toán doanh nghiệp?
Kế toán doanh nghiệp là vị trí kế toán thực hiện nhiệm vụ thu thập, kiểm tra, xử lý, cung cấp và phân tích thông tin kinh tế, thông tin tài chính dưới hình thức hiện vật, giá trị, thời gian lao động.
Kế toán doanh nghiệp gồm có những thành phần nào?
Kế toán doanh nghiệp gồm kế toán, giao dịch và hạch toán.
Những kỹ năng mà kế toán doanh nghiệp cần có là gì?
Kế toán doanh nghiệp cần đảm bảo kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn kế toán, kỹ năng giao tiếp, khả năng phân tích, tổng hợp và tư duy logic, cùng sự tỉ mỉ, cẩn thận và tinh thần trách nhiệm là những kỹ năng quan trọng mà một kế toán doanh nghiệp cần có.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của Tư vấn Quang Minh với hy vọng giúp bạn hiểu hơn về kế toán doanh nghiệp và chức năng của vị trí này trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Quang Minh cũng cung cấp các dịch vụ kế toán doanh nghiệp trọn gói uy tín và hiệu quả. Doanh nghiệp quan tâm đến dịch vụ hoặc cần được tư vấn thêm, vui lòng gọi đến hotline 0932.068.886 để được hỗ trợ nhé!
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932 068 886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Đánh giá: