Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, Việt Nam đón nhiều nguồn đầu tư trong nước cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vậy hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Tại Việt Nam, hiện có những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nào? Đặc điểm, tác động của hình thức đầu tư này đối với nền kinh tế như thế nào? Xin mời bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung này trong bài viết này.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thường được viết tắt là FDI vì hình thức này trong tiếng Anh là Foreign Direct Investment. Đây là khái niệm dùng để chỉ hình thức đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư nước này sẽ đầu tư một phần hoặc toàn bộ số vốn đủ lớn cho một dự án tại nước khác, nhằm tham gia kiểm soát hoặc nắm quyền kiểm soát dự án đó. FDI là một hình thức đầu tư tư nhân nhằm mục đích chính yếu là tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh.
Như vậy, hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI xét trên bình diện tại Việt Nam là một hoạt động đưa vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để tham gia hoạt động quản lý đối với việc đầu tư đó.
Những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phổ biến
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo cách thức xâm nhập
- Hoạt động đầu tư mới: là việc một doanh nghiệp đầu tư để tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất, cơ sở hành chính mới hay marketing.
- Hoạt động đầu tư bằng hình thức mua lại: là việc đầu tư hoặc mua trực tiếp của một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc một doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.
- Hoạt động sáp nhập: là một dạng đặc biệt của hình thức mua lại, trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp sẽ cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới lớn hơn. Hình thức sáp nhập được sử dụng phổ biến giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô vì những hoạt động có khả năng hợp nhất với nhau trên cơ sở cân bằng tương đối.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng của nước được nhận đầu tư
- Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài thay thế nhập khẩu: Đây là hình thức FDI nhằm mục đích sản xuất, cung ứng cho thị trường của quốc gia nhận đầu tư những sản phẩm mà trước đây quốc gia này phải nhập khẩu những sản phẩm đó về. Hình thức đầu tư thay thế nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi rào cản thương mại của nước nhận đầu tư, dung lượng của thị trường và chi phí vận chuyển.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cường xuất khẩu: Hình thức đầu tư này hướng đến những thị trường lớn hơn trên toàn cầu, trong đó có cả thị trường của nước chủ đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo các định hướng khác của Chính phủ: Chính phủ của quốc gia nhận đầu tư áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư theo kế hoạch của quốc gia đó để tiến hành điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức pháp lý
- FDI theo hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây được xem là loại hợp đồng (văn bản) được tiến hành ký kết giữa các bên để thực hiện đầu tư. Trong đó, hợp đồng thể hiện trách nhiệm phân chia kết quả kinh doanh cho những bên không cần thành lập pháp nhân mới.
- FDI hình thức doanh nghiệp liên doanh: là hình thức đầu tư trong đó doanh nghiệp được thành lập tại quốc gia sở tại căn cứ theo hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên, hoặc trong trường hợp đặc biệt hơn là doanh nghiệp được thành lập dựa trên Hiệp định được ký kết giữa các quốc gia, để thực hiện việc đầu tư, kinh doanh tại quốc gia sở tại.
- FDI hình thức thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là hình thức đầu tư trong đó doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia sở tại và thuộc sở hữu của chính nhà đầu tư đó, nhà đầu tư này sẽ tự quản lý và chịu trách nhiệm đối với hoạt động và kết quả kinh doanh.
- FDI theo hình thức BOT, BTO, BT: là hình thức đầu tư dựa trên những loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP tiến hành dự án PPP theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp dự án PPP đối với việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư.
Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI có một số đặc điểm như sau:
- Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư gồm tiền và các loại tài sản khác giữa các quốc gia. Từ đó, dẫn đến việc gia tăng lượng tiền và tài sản của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư đó, trong khi làm giảm lượng tiền, tài sản của quốc gia thực hiện đầu tư.
- Hình thức đầu tư được thực hiện thông qua việc thành lập mới những doanh nghiệp, mua lại những doanh nghiệp hoặc chi nhánh hiện đã có, hợp đồng hợp tác kinh doanh, tiến hành việc hợp nhất, chuyển nhượng doanh nghiệp, hoặc mua cổ phiếu ở mức khống chế.
- Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 100% vốn đầu tư hoặc nắm giữ vốn đầu tư với tỷ lệ ở mức có khả năng tham gia quản lý trực tiếp đối với doanh nghiệp.
- Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư của tư nhân, ít chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị giữa các quốc gia.
- Nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát trực tiếp và tham gia điều hành quá trình hoạt động đối với dòng vốn đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là hình thức đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và từ trong nước ra nước ngoài. Chính vì thế, FDI bao gồm dòng vốn đầu tư vào một quốc gia và cả dòng vốn di chuyển ra khỏi quốc gia đó.
- Hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp hầu hết được thực hiện bởi các công ty xuyên quốc gia.
- FDI thường đi kèm với việc chuyển giao công nghệ cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư để triển khai các dự án.
Ảnh hưởng tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với nền kinh tế
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại nhiều tác động tích cực to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế trong nước như:
- Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm, chuyên môn và kỹ năng tốt, góp phần cải thiện và phát triển tình hình đầu tư tại Việt Nam.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam được khai thác, gia tăng việc làm cho nguồn lao động trong nước và đào tạo nhân sự chất lượng cao.
- Xây dựng quy mô sản xuất lớn, khả năng sản xuất được nâng cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Từ đó, giá thành sản phẩm được giảm xuống, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng trong nước.
- Hạn chế được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chi phí mậu dịch của quốc gia nhận đầu tư.
- Thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế đáng kể cho quốc gia nhận đầu tư.
- Gia tăng nguồn thu ngân sách lớn đối với cả bên nhận và bên đầu tư.
- Cơ hội tiếp nhận và chuyển giao tài nguyên, công nghệ, kỹ thuật.
Dịch vụ tư vấn thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài
Cùng với việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế, Việt Nam đã và đang nhận được sự thu hút của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 1 trong 2 cách thức đăng ký về mặt thủ tục pháp lý:
- Một là thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người Việt Nam, sau đó thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần hoặc thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp. Với cách thức này, nhà đầu tư sẽ không có giấy phép đầu tư nhưng chỉ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Cách thứ hai là thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, rồi thực hiện thủ tục thành lập công ty bằng vốn của người nước ngoài trực tiếp ngay từ đầu. Với cách thức này, nhà đầu tư sẽ nhận được giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, Quang Minh hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu, hãy liên hệ ngay hotline của Quang Minh để được tư vấn và nhận hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Những câu hỏi thường gặp về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI được hiểu như thế nào?
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, thường được viết tắt là FDI vì hình thức này trong tiếng Anh là Foreign Direct Investment. Đây là khái niệm dùng để chỉ hình thức đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư nước này sẽ đầu tư một phần hoặc toàn bộ số vốn đủ lớn cho một dự án tại nước khác, nhằm tham gia kiểm soát hoặc nắm quyền kiểm soát dự án đó. FDI là một hình thức đầu tư tư nhân nhằm mục đích chính yếu là tìm kiếm lợi nhuận kinh doanh.
Hiện có những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI nào tại Việt Nam?
Hiện có những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI sau đây tại Việt Nam:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo cách thức xâm nhập bao gồm hoạt động đầu tư mới, hoạt động đầu tư bằng hình thức mua lại và hoạt động sáp nhập.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng của nước được nhận đầu tư theo hình thức thay thế nhập khẩu hoặc tăng cường xuất khẩu, hoặc ttheo các định hướng khác của Chính phủ.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức pháp lý. Bao gồm hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc theo hình thức BOT, BTO, BT.
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI mang lại những lợi ích gì?
Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại nhiều tác động tích cực to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế như:
- Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm, chuyên môn và kỹ năng tốt, góp phần cải thiện và phát triển tình hình đầu tư tại Việt Nam.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam được khai thác, gia tăng việc làm cho nguồn lao động trong nước và đào tạo nhân sự chất lượng cao.
- Xây dựng quy mô sản xuất lớn, khả năng sản xuất được nâng cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Từ đó, giá thành sản phẩm được giảm xuống, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng trong nước.
- Hạn chế được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chi phí mậu dịch của quốc gia nhận đầu tư.
- Thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế đáng kể cho quốc gia nhận đầu tư.
- Gia tăng nguồn thu ngân sách lớn đối với cả bên nhận và bên đầu tư.
- Cơ hội tiếp nhận và chuyển giao tài nguyên, công nghệ, kỹ thuật.
Có mấy cách để đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam?
Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo 1 trong 2 cách thức đăng ký về mặt thủ tục pháp lý:
- Một là thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người Việt Nam, sau đó thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần hoặc thực hiện chuyển nhượng phần vốn góp. Với cách thức này, nhà đầu tư sẽ không có giấy phép đầu tư nhưng chỉ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Cách thứ hai là thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, rồi thực hiện thủ tục thành lập công ty bằng vốn của người nước ngoài trực tiếp ngay từ đầu. Với cách thức này, nhà đầu tư sẽ nhận được giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đánh giá: