Mã vạch là thông tin phổ biến có thể được bắt gặp trên nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Bạn phân vân mã vạch là gì và mã vạch Việt Nam là bao nhiêu? Bảng mã vạch các nước trên thế giới được thể hiện như thế nào? Hiện có những loại mã vạch thông dụng nào được sử dụng hiện nay? Trong bài viết này, Quang Minh cung cấp những thông tin chi tiết để giải đáp từng câu hỏi nêu trên.
Mã vạch là gì?
Mã vạch là khái niệm thường dùng để chỉ hệ thống biểu diễn thông tin sử dụng các đường kẻ đen trắng, với độ dày mỏng khác nhau và được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định, được sử dụng để biểu diễn dữ liệu về sản phẩm, hàng hóa. Khi mã vạch được quét bởi máy đọc mã vạch, dữ liệu mã hóa sẽ được giải mã và hiển thị thông tin về sản phẩm một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác.
Nguyên tắc hoạt động thông thường của mã vạch
- Mã hóa: Thông tin về sản phẩm, hàng hóa từ mã quốc gia, mã doanh nghiệp, đến mã hàng hóa, sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng,… sử dụng các đường kẻ đen trắng, với độ dày mỏng khác nhau và được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định để mã hóa.
- Giải mã: Máy đọc mã vạch sẽ quét các vạch đen và trắng thông qua việc sử dụng tia laser để giải mã thông tin được lưu trữ trong mã vạch.
Lợi ích và ứng dụng của mã vạch
Lợi ích thiết thực của việc sử dụng mã vạch
Từ khi ra đời cho đến nay, mã vạch đã đóng vai trò quan trọng trong việc:
- Gia tăng hiệu quả công tác quản lý: Mã vạch giúp tự động hóa việc thu thập thông tin, dữ liệu, tối ưu hóa thời gian và chi phí, giảm thiểu sai sót trong theo dõi sản phẩm, quản lý hàng tồn kho, bán hàng,…
- Nâng cao trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa: Với việc sử dụng mã vạch cho phép việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Đồng thời, người bán và khách hàng có thể truy xuất thông tin sản phẩm dễ dàng, góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm.
- Chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả: Mã vạch cho phép khách hàng phân biệt sản phẩm chính hãng với hàng giả, hàng nhái, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và uy tín thương hiệu. Khi biết thông tin bảng mã vạch các nước, người tiêu dùng có thể xác định được xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa chính xác.
Ứng dụng của mã vạch vào các lĩnh vực đời sống
Trong quá trình phát triển của công nghệ, hệ thống mã vạch ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn vào các lĩnh vực khác nhau trong đời sống như:
- Ứng dụng mã vạch trong lĩnh vực y tế: Mã vạch được sử dụng để theo dõi hồ sơ bệnh án, quản lý hệ thống thuốc và dược liệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm y tế,…
- Ứng dụng mã vạch trong ngành công nghiệp: Với việc sử dụng mã vạch, việc theo dõi nguyên vật liệu, quản lý quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm,… trở nên thuận tiện hơn.
- Ứng dụng mã vạch trong lĩnh vực logistics: Mã vạch được sử dụng để quản lý hàng hóa, theo dõi đơn hàng, tối ưu hóa quy trình vận chuyển,…
- Ứng dụng mã vạch trong đa dạng lĩnh vực khác nhau như thể hiện bảng mã vạch các nước trên thế giới, mã vạch các doanh nghiệp,…
Nội dung, cách đọc và đặc điểm của mã vạch
Nội dung cơ bản của mã vạch
Mã vạch không đơn giản chỉ là những đường kẻ đen trắng với độ dày khác nhau mà trong đó, ẩn chứa vô số nội dung hữu ích. Việc khám phá nội dung của mã vạch giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò cần thiết và quan trọng của mã vạch trong thế giới số. Chẳng hạn, bảng mã vạch các nước cho biết xuất xứ sản phẩm, hàng hóa đến từ đâu.
- Ban đầu, mã vạch lưu trữ thông tin, dữ liệu dựa trên độ dày hay chiều rộng của các đường kẻ đen trắng in song song, cùng với khoảng trống giữa chúng.
- Trong quá trình phát triển của công nghệ hiện đại, mã vạch có thể thể hiện thông tin, dữ liệu qua nhiều dạng thức khác nhau như vòng tròn đồng tâm, mẫu điểm, hay thậm chí ẩn trong hình ảnh.
Cách thức sử dụng để đọc mã vạch
- Đọc mã vạch bằng thiết bị quét quang học: Thông tin mã vạch có thể được giải mã bằng việc sử dụng máy đọc mã vạch.
- Đọc mã vạch bằng phần mềm chuyên biệt: Ngoài máy đọc mã vạch, việc quét mã vạch có thể được thực hiện từ hình ảnh bằng phần mềm chuyên dụng.
Đặc điểm của mã vạch
- Mã vạch được biểu diễn dưới dạng dãy ký tự: Đặc điểm này giúp mã vạch dễ dàng lưu trữ và xử lý thông tin.
- Tính độc nhất của mã vạch: Mỗi mã vạch thể hiện cho một sản phẩm duy nhất, độc nhất, đảm bảo tính chính xác và truy xuất nguồn gốc hiệu quả.
- Dễ dàng được quét và đọc: Giúp tối ưu hóa thời gian và công sức trong việc thu thập và xử lý dữ liệu.
- Mã vạch giúp tiết kiệm không gian: Mã vạch có thể được in nhỏ gọn và thể hiện trên bao bì sản phẩm.
- Mã vạch dễ dàng được in ấn: Việc in ấn mã vạch được thực hiện đơn giản và nhanh chóng bằng các thiết bị in thông thường.
- Tích hợp dữ liệu, thông tin: Mã vạch có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu, thông tin khác nhau.
- Mã vạch có tính linh hoạt: Mã vạch có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Bảng mã vạch các nước trên thế giới
Mã vạch được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Bảng mã vạch các nước cũng thể hiện nơi xuất xứ và nguồn gốc quốc gia mà doanh nghiệp sản xuất đăng ký hoặc quốc gia mà sản phẩm được sản xuất.
Mã vạch của Việt Nam là bao nhiêu?
Tương tự như dấu vân tay, mã vạch của Việt Nam giúp người tiêu dùng Việt Nam phân biệt sản phẩm chính hãng tại Việt Nam, nhằm giúp người tiêu dùng phân biệt với hàng giả, hàng nhái. Trong bảng mã vạch các nước, mã vạch của Việt Nam thông thường bắt đầu với số “893”, tiếp theo là những ký tự thể hiện cho thông tin sản phẩm chẳng hạn mã doanh nghiệp, mã sản phẩm, ngày sản xuất,…
Nếu 3 chữ số đầu của một mã vạch là 893, chúng ta biết rằng sản phẩm này được sản xuất tại Việt Nam. Trong đó, mã vạch phân biệt những sản phẩm hàng hóa Việt Nam thông thường có dạng thức là 893MMMMMMXXXC
- 893: thể hiện mã xuất xứ quốc gia Việt Nam
- MMMMMM: thể hiện mã doanh nghiệp được cơ quan chức năng cấp khi đăng ký sản phẩm
- XXX: thể hiện dãy số từ 000 đến 9999 do doanh nghiệp đặt cho mỗi loại hàng hóa, sản phẩm khác nhau.
- C thể hiện số kiểm tra được tính từ dãy 12 số 893MMMMMMXXX (Số này được Corel tự động điền).
Bảng mã vạch các nước Đông Nam Á
- 899 GS1: thể hiện mã xuất xứ quốc gia Indonesia
- 885 GS1: thể hiện mã xuất xứ quốc gia Thái Lan (Thailand)
- 893 GS1: thể hiện mã xuất xứ quốc gia Việt Nam
- 955 GS1: thể hiện mã xuất xứ quốc gia Malaysia
- 480 GS1: thể hiện mã xuất xứ quốc gia Philippines
- 884 GS1: thể hiện mã xuất xứ quốc gia Campuchia (Cambodia)
- 888 GS1: thể hiện mã xuất xứ quốc gia Singapore
Bảng mã vạch các nước trên thế giới
Nguyên tắc chung để xác định nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, sản phẩm ở đâu là dựa vào ba chữ số đầu tiên của mã vạch.
Trong một vài trường hợp, hàng hóa, sản phẩm được nhập khẩu từ quốc gia thứ nhất sang đến quốc gia thứ hai, rồi lại được xuất khẩu qua quốc gia thứ ba thì mã vạch sẽ biểu hiện xuất xứ ở quốc gia thứ hai. Chẳng hạn, một doanh nghiệp ở Trung Quốc nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam, rồi lại xuất khẩu đến các quốc gia khác thì mã vạch sẽ biểu hiện xuất xứ sản phẩm là ở Trung Quốc chứ không phải ở Việt Nam.
Dưới đây là bảng mã vạch các nước theo quy chuẩn quốc tế, để bạn có thể tham khảo trong việc phân biệt xuất xứ hàng hóa sản phẩm.
Bảng mã vạch các nước trên thế giới | Đầu số mã vạch |
Mã vạch quốc gia Việt Nam | 893 |
Mã vạch quốc gia Mỹ (USA) -Tương thích UPC-A | 001–019 |
Mã vạch Thuốc của quốc gia Mỹ (USA) – Tương thích UPC-A – | 030–039 |
Mã vạch quốc gia Mỹ (USA)-Tương thích UPC-A – | 060–099 |
Mã vạch quốc gia Mỹ (USA) | 100–139 |
Mã vạch quốc gia Canada | 754–755 |
Mã vạch quốc gia Nhật Bản | 450–459 |
Mã vạch quốc gia Đức | 400–440 |
Mã vạch quốc gia Pháp và Monaco | 300–379 |
Mã vạch quốc gia Vương quốc Anh | 500–509 |
Mã vạch quốc gia Nga | 460–469 |
Mã vạch quốc gia Trung Quốc | 680–681 |
Mã vạch quốc gia Trung Quốc | 690–699 |
Mã vạch quốc gia Nhật Bản | 490–499 |
Mã vạch quốc gia Hàn Quốc | 880–881 |
Mã vạch quốc gia Đài Loan | 471 |
Mã vạch quốc gia Thái Lan | 885 |
Mã vạch quốc gia Indonesia | 899 |
Mã vạch quốc gia New Zealand | 940–949 |
Mã vạch quốc gia Bulgaria | 380 |
Mã vạch quốc gia Slovenia | 383 |
Mã vạch quốc gia Croatia | 385 |
Mã vạch quốc gia Bosnia và Herzegovina | 387 |
Mã vạch quốc gia Montenegro | 389 |
Mã vạch quốc gia Cộng hòa Kosovo | 390 |
Mã vạch quốc gia Kyrgyzstan | 470 |
Mã vạch quốc gia Estonia | 474 |
Mã vạch quốc gia Latvia | 475 |
Mã vạch quốc gia Azerbaijan | 476 |
Mã vạch quốc gia Litva | 477 |
Mã vạch quốc gia Uzbekistan | 478 |
Mã vạch quốc gia Sri Lanka | 479 |
Mã vạch quốc gia Philippin | 480 |
Mã vạch quốc gia Bêlarut | 481 |
Mã vạch quốc gia Ukraina | 482 |
Mã vạch quốc gia Turkmenistan | 483 |
Mã vạch quốc gia Moldova | 484 |
Mã vạch quốc gia Armenia | 485 |
Mã vạch quốc gia Gruzia | 486 |
Mã vạch quốc gia Kazakhstan | 487 |
Mã vạch quốc gia Tajikistan | 488 |
Mã vạch quốc gia Hồng Kông | 489 |
Mã vạch quốc gia Hy Lạp | 520–521 |
Mã vạch quốc gia Liban | 528 |
Mã vạch quốc gia Síp | 529 |
Mã vạch quốc gia Albania | 530 |
Mã vạch quốc gia Bắc Macedonia | 531 |
Mã vạch quốc gia Malta | 535 |
Mã vạch quốc gia Ireland | 539 |
Mã vạch quốc gia Bỉ và Luxembourg | 540–549 |
Mã vạch quốc gia Bồ Đào Nha | 560 |
Mã vạch quốc gia Iceland | 569 |
Mã vạch quốc gia Đan Mạch, Quần đảo Faroe và Greenland | 570–579 |
Mã vạch quốc gia Ba Lan | 590 |
Mã vạch quốc gia Romania | 594 |
Mã vạch quốc gia Hungary | 599 |
Mã vạch quốc gia Nam Phi | 600–601 |
Mã vạch quốc gia Ghana | 603 |
Mã vạch quốc gia Senegal | 604 |
Mã vạch quốc gia Ô-man | 607 |
Mã vạch quốc gia Bahrain | 608 |
Mã vạch quốc gia Mô-ri-xơ | 609 |
Mã vạch quốc gia Ma-rốc | 611 |
Mã vạch quốc gia Algérie | 613 |
Mã vạch quốc gia Nigeria | 615 |
Mã vạch quốc gia Kenya | 616 |
Mã vạch quốc gia Ca-mơ-run | 617 |
Mã vạch quốc gia bờ biển Ngà | 618 |
Mã vạch quốc gia Tunisia | 619 |
Mã vạch quốc gia Tanzania | 620 |
Mã vạch quốc gia Syria | 621 |
Mã vạch quốc gia Ai Cập | 622 |
Mã vạch “được quản lý bởi Văn phòng Toàn cầu GS1 cho MO tương lai” | 623 |
Mã vạch quốc gia Libya | 624 |
Mã vạch quốc gia Jordan | 625 |
Mã vạch quốc gia Iran | 626 |
Mã vạch quốc gia Cô-oét | 627 |
Mã vạch quốc gia Ả Rập Saudi | 628 |
Mã vạch quốc gia các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất | 629 |
Mã vạch quốc gia Qatar | 630 |
Mã vạch quốc gia Namibia | 631 |
Mã vạch quốc gia Phần Lan | 640–649 |
Mã vạch quốc gia Na Uy | 700–709 |
Mã vạch dành cho Người israel | 729 |
Mã vạch quốc gia Thụy Điển | 730–739 |
Mã vạch quốc gia Guatemala | 740 |
Mã vạch quốc gia El Salvador | 741 |
Mã vạch quốc gia Honduras | 742 |
Mã vạch quốc gia Nicaragua | 743 |
Mã vạch quốc gia Costa Rica | 744 |
Mã vạch quốc gia Panama | 745 |
Mã vạch quốc gia Cộng hòa Dominica | 746 |
Mã vạch quốc gia México | 750 |
Mã vạch quốc gia Venezuela | 759 |
Mã vạch quốc gia Thụy Sĩ và Liechtenstein | 760–769 |
Mã vạch quốc gia Colombia | 770–771 |
Mã vạch quốc gia Uruguay | 773 |
Mã vạch quốc gia Peru | 775 |
Mã vạch quốc gia Bolivia | 777 |
Mã vạch quốc gia Argentina | 778–779 |
Mã vạch quốc gia Chile | 780 |
Mã vạch quốc gia Paraguay | 784 |
Mã vạch quốc gia Ecuador | 786 |
Mã vạch quốc gia Brazil | 789–790 |
Mã vạch quốc gia Ý, San Marino và Vatican | 800–839 |
Mã vạch quốc gia Tây Ban Nha và Andorra | 840–849 |
Mã vạch quốc gia Cuba | 850 |
Mã vạch quốc gia Slovakia | 858 |
Mã vạch quốc gia Cộng hòa Séc (mã vạch kế thừa từ Tiệp Khắc ) | 859 |
Mã vạch quốc gia Serbia (mã vạch kế thừa từ Nam Tư và Serbia và Montenegro ) | 860 |
Mã vạch quốc gia Mông Cổ | 865 |
Mã vạch quốc gia Bắc Triều Tiên | 867 |
Mã vạch quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ | 868–869 |
Mã vạch quốc gia Hà Lan | 870–879 |
Mã vạch quốc gia Myanmar | 883 |
Mã vạch quốc gia Campuchia | 884 |
Mã vạch quốc gia Singapore | 888 |
Mã vạch quốc gia Ấn Độ | 890 |
Mã vạch quốc gia Pakistan | 896 |
Mã vạch quốc gia Áo | 900–919 |
Mã vạch của Châu Úc | 930–939 |
Mã vạch Văn phòng toàn cầu GS1: áp dụng để hỗ trợ các quốc gia và lãnh thổ không có Tổ chức thành viên GS1 nào hoạt động | 950 |
Mã vạch được áp dụng để cấp Mã số Tổng Giám đốc cho lược đồ Mã định danh Chung (GID) EPC, trong đó được xác định bởi Tiêu chuẩn Dữ liệu Thẻ EPC | 951 |
Mã vạch được dùng để trình diễn và làm ví dụ về hệ thống GS1 | 952 |
Mã vạch quốc gia Malaysia | 955 |
Mã vạch quốc gia Ma Cao | 958 |
Mã vạch Văn phòng GS1 dành cho Vương quốc Anh: Phân bổ GTIN-8 | 960–961 |
Mã vạch Văn phòng toàn cầu GS1: đối với Cấp GTIN-8 | 962–969 |
Mã vạch dành cho ấn phẩm nối tiếp (ISSN) | 977 |
Mã vạch “Bookland” (ISBN) – 979-0 được sử dụng cho bản nhạc (“Musicland”, ISMN -13, thay thế các số ISMN M- không được dùng nữa) | 978–979 |
Mã vạch sử dụng đối với Biên lai hoàn tiền | 980 |
Mã vạch dùng để nhận dạng phiếu giảm giá GS1 dành cho khu vực tiền tệ chung | 981–983 |
Mã vạch dùng để nhận dạng phiếu giảm giá GS1 | 990–999 |
Trên đây là bảng mã vạch các nước để quý khách tham khảo về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa mình lựa chọn.
Như vậy, mã vạch không chỉ là hệ thống đường kẻ đen trắng đơn giản, mà còn là biểu hiện công nghệ giúp kết nối thông tin sản phẩm, hàng hóa thực với thế giới số. Việc ứng dụng mã vạch mang lại vô số lợi ích cho doanh nghiệp, xã hội và người tiêu dùng. Hiểu biết về mã vạch giúp trải nghiệm sử dụng sản phẩm thông minh, hiệu quả và góp phần tạo nên thị trường minh bạch và an toàn.
Hy vọng những thông tin trên đây về mã vạch bảng mã vạch các nước trên thế giới giúp quý khách có thêm kiến thức và có thể kiểm tra được xuất xứ các hàng hoá, sản phẩm chính xác.
Đánh giá: