Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, ngày càng nhiều cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp lựa chọn Việt Nam làm nơi để đầu tư kinh doanh. Việt Nam không chỉ sở hữu một thị trường tiềm năng với dân số trẻ và năng động, mà còn có những chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, quá trình thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam vẫn đòi hỏi sự hiểu biết về các quy định pháp luật và thủ tục hành chính. Trong bài viết này, hãy cùng Quang Minh tìm hiểu những điều kiện và thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam cần thực hiện để khởi đầu thành công.
Căn cứ pháp lý về thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
- Luật Đầu tư 2020 ban hành quy định về điều kiện, thủ tục đăng ký đầu tư, trong đó có thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam và việc cấp giấy phép kinh doanh cho người nước ngoài.
- Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các điều kiện đăng ký thành lập công ty nói chung và thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam nói riêng.
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ban hành hướng dẫn chi tiết về cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép kinh doanh cho người nước ngoài đối với các dự án đầu tư mở công ty của nhà đầu tư nước ngoài.
- Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO đề cập đến những cam kết của Việt Nam về việc mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài, quy định tỷ lệ sở hữu tối đa và các điều kiện, thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam.
Điều kiện để thực hiện thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
Điều kiện về chủ thể người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
- Chủ thể thực hiện thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam có thuộc quốc gia gia nhập tổ chức WTO cùng với Việt Nam.
- Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty không thuộc những ngành nghề cấm, theo biểu cam kết WTO.
- Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp chứng minh được năng lực tài chính và kinh nghiệm để đầu tư thực hiện dự án.
- Đáp ứng những điều kiện liên quan đến vốn đầu tư, vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nhà đầu tư đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế tại Việt Nam và những nghĩa vụ khác theo quy định.
Điều kiện về vốn khi thực hiện thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo những quy định về tỷ lệ góp vốn tại Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh cụ thể.
- Ngoại trừ các ngành nghề có điều kiện quy định cụ thể về vốn pháp định, các văn bản luật tại Việt Nam không có quy định về vốn điều lệ tối thiểu nhưng cần đăng ký phù hợp với quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Điều kiện liên quan đến các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường
Trước khi cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp thực hiện thủ tục người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần nắm các quy định về các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường.
Quy định này được ban hành tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Trong đó, nhà nước Việt Nam quy định 25 ngành, nghề thuộc danh mục ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và 59 nhóm ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện. Căn cứ vào đó, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện được quy định tương ứng với các ngành, nghề được quy định theo Luật Đầu tư tại khoản 3 Điều 9 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại khoản 3 Điều 15.
Quy định của Luật Đầu tư tại khoản 3 Điều 9 về ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Quy định của Luật Đầu tư tại khoản 3 Điều 9 về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường về:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài trong một tổ chức kinh tế tại Việt Nam.
- Hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia hoạt động đầu tư.
- Phạm vi nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện hoạt động đầu tư.
- Quy định năng lực thực hiện hoạt động đầu tư của người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam.
- Những điều kiện khác đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại những văn bản luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định của Cơ quan nhà nước và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quy định của Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại khoản 3, Điều 15 về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường được quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài
Theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại khoản 3, Điều 15, cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Điều kiện liên quan đến việc sử dụng đất đai, lao động, khai thác khoáng sản, các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Điều kiện liên quan đến việc cung ứng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước hoặc hàng hóa, dịch vụ công.
- Điều kiện liên quan đến việc sở hữu, kinh doanh bất động sản, nhà ở.
- Điều kiện liên quan đến việc áp dụng những hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với việc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ hoặc các ngành, lĩnh vực liên quan.
- Điều kiện liên quan đến việc tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Những điều kiện khác đối với nhà đầu tư nước ngoài, người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam được quy định tại những văn bản luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định của Cơ quan nhà nước và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về quy định nhà đầu tư nước ngoài không được phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường tại Việt Nam.
Thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
Tùy từng trường hợp cụ thể mà nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam theo 1 trong 2 cách:
Cách 1: Thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam trực tiếp bằng vốn nước ngoài. Với cách này, thành lập công ty cho người nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cách 2: Thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người Việt Nam rồi sau đó, thực hiện thủ tục chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của cổ đông Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tục người nước ngoài mở công ty ở Việt Nam trực tiếp bằng vốn nước ngoài
Thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam trực tiếp bằng vốn nước ngoài được tiến hành như sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký mở công ty tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Hồ sơ thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép kinh doanh cho người nước ngoài đăng ký đầu tư bao gồm các thành phần sau:
- Văn bản nhà đầu tư nước ngoài đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Văn bản trình bày đề xuất dự án đầu tư bao gồm những thông tin liên quan đến dự án.
- Tài liệu pháp lý chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư nước ngoài (giấy tờ chứng thực số dư tài khoản ngân hàng hoặc bản sao báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong 2 năm gần nhất).
- Văn bản trình bày tóm tắt nghiên cứu khả thi về dự án đầu tư.
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp như Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương đối với tổ chức, hay bản sao chứng thực hộ chiếu đối với cá nhân.
- Bản sao xác nhận quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê nhà hoặc các văn bản pháp lý liên quan.
- Bản điều lệ công ty đối với nhà đầu tư là tổ chức.
- Giấy ủy quyền của tổ chức cho cá nhân thực hiện thủ tục nếu người đại diện pháp lý của nhà đầu tư không trực tiếp thực hiện.
Các tài liệu có thể thay đổi hoặc bao gồm những thành phần khác tùy theo loại hình dự án và quy định cụ thể của từng địa phương.
Nhà đầu tư nước ngoài sau khi chuẩn bị hồ sơ, thì nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thường là Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi thực hiện dự án hoặc Ban quản lý khu công nghiệp. Thời hạn quy định giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm việc tính từ thời điểm hồ sơ được tiếp nhận.
Bước 2: Thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam cần làm tiếp theo là nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục này thực hiện tại Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi nhà đầu tư dự định đặt trụ sở chính của công ty. Hồ sơ thành lập công ty cho người nước ngoài bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài.
- Văn bản trình bày quyết định thành lập công ty của nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhận ở bước 1 được chứng thực.
- Văn bản dự thảo điều lệ công ty tại Việt Nam.
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập doanh nghiệp cùng với thông tin chi tiết.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của các thành viên hoặc cổ đông là cá nhân như Căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, hoặc Hộ chiếu.
- Đối với thành viên hoặc cổ đông là tổ chức thì cần có Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương, xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên hoặc cổ đông. Cùng với văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân đại diện phần vốn góp và bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện phần vốn góp của tổ chức.
- Các tài liệu, giấy tờ, chứng chỉ hành nghề,… đối với ngành, nghề có điều kiện yêu cầu tương ứng.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần được nộp tại phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư – nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Theo quy định, hồ sơ sẽ được xử lý trong thời hạn 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong thời gian đó, cơ quan tiếp nhận sẽ giải quyết và cấp giấy phép kinh doanh cho người nước ngoài.
Thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng
Với cách này, thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam được thực hiện bằng cách thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người Việt Nam rồi sau đó thực hiện chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài. Với cách này, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 1: Thực hiện thủ tục thành lập công ty 100% vốn góp của nhà đầu tư Việt Nam
Hồ sơ thành lập công ty 100% vốn góp của nhà đầu tư Việt Nam gồm có:
- Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo quy định của cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Văn bản trình bày điều lệ hoạt động của công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập cùng với thông tin của từng thành viên/cổ đông.
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên/cổ đông: Đối với thành viên/cổ đông là tổ chức, thì hồ sơ cần có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý tương đương. Văn bản cử người đại diện quản lý phần vốn góp của tổ chức, cùng với bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện.
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên/cổ đông đối với thành viên/cổ đông là cá nhân, là bản sao một trong các giấy tờ pháp lý của cá nhân.
- Tài liệu pháp lý chứng minh quyền sử dụng địa điểm đăng ký trụ sở công ty như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê mướn địa điểm,…
- Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện, cùng với bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.
Hồ sơ nêu trên cần được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp cũng có thể nộp hồ sơ thông qua mạng qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn/mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn/mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài tại Phòng Đầu tư – Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty liên doanh đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản trình bày đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn/mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty Việt Nam đã nhận ở bước 1.
- Văn bản trình bày hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa các bên liên quan.
- Giấy tờ pháp lý xác minh tư cách của nhà đầu tư nước ngoài như Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương đối với tổ chức, hay bản sao chứng thực hộ chiếu đối với cá nhân.
- Tài liệu pháp lý chứng minh khả năng tài chính, nguồn gốc vốn của nhà đầu tư nước ngoài là hợp pháp (giấy tờ chứng thực số dư tài khoản ngân hàng, hợp đồng mua bán,…).
- Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân đại diện phần vốn góp và bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện phần vốn góp.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn/mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được xử lý thường là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bước 3: Thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh, cập nhật thông tin thành viên góp vốn
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn/mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài hoàn thành thủ tục hợp đồng chuyển nhượng vốn, cổ phần. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh để cập nhật sự thay đổi thông tin thành viên góp vốn trong giấy phép kinh doanh cho người nước ngoài. Khi đó, nhà đầu tư nước ngoài trở thành chủ sở hữu hay đồng sở hữu doanh nghiệp theo tỷ lệ góp vốn đã được chuyển nhượng.
Hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn/cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài được nộp tại tại Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn/mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp ở bước 2.
- Văn bản đề nghị chuyển nhượng vốn/cổ phần theo mẫu được cơ quan chức năng quy định.
- Hợp đồng thực hiện chuyển nhượng vốn/cổ phần trình bày thỏa thuận giữa các bên đối với việc chuyển nhượng.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty sẽ tiến hành chuyển nhượng vốn.
- Giấy tờ pháp lý xác nhận tư cách của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
- Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân đại diện phần vốn góp và bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện phần vốn góp.
- Văn bản trình bày danh sách thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp sau khi tiến hành chuyển nhượng.
- Văn bản trình bày danh sách cổ đông của doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài.
Trên đây là thông tin chia sẻ chi tiết của Quang Minh về thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam theo 2 cách. Nếu khách hàng chưa có nhiều kinh nghiệm pháp lý hoặc muốn đẩy nhanh tiến độ làm thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam thì có thể tham khảo dịch vụ tại Tư vấn Quang Minh.
Lưu ý khi người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
Khi thực hiện thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam, cũng cần lưu ý một số điều như sau:
Trường hợp tổ chức nhà đầu tư nước ngoài được chuyển nhượng vốn từ người Việt Nam
- Đối với loại hình công ty cổ phần, cá nhân thực hiện chuyển nhượng phải nộp tờ khai thuế TNCN lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng. Tỷ lệ nộp thuế TNCN là 0.1% so với giá trị chuyển nhượng.
- Đối với loại hình công ty TNHH, cá nhân thực hiện chuyển nhượng chỉ cần nộp tờ khai thuế TNCN lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng.
Lưu ý đối với công ty thành lập 100% vốn của người nước ngoài trực tiếp ngay từ đầu
- Đối với công ty nước ngoài có nhu cầu phân phối bán lẻ thì cần làm thủ tục xin cấp giấy phép của Bộ Công thương.
- Sau khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần phải mở tài khoản vốn đầu tư để gửi phần vốn góp.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện những thủ tục đối với doanh nghiệp mới thành lập công ty, như đăng bố cáo thông tin doanh nghiệp, treo bảng hiệu tại trụ sở chính, khai báo thuế ban đầu, mua chữ ký số,…
- Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm luật doanh nghiệp, luật đầu tư và các quy định liên quan khác.
Các câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì để mở công ty tại Việt Nam?
Để thực hiện thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam, cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Điều kiện về chủ thể người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
- Điều kiện về vốn theo những quy định về tỷ lệ góp vốn tại Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngành nghề đăng ký kinh doanh cụ thể.
- Điều kiện liên quan đến các ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường theo quy định tại khoản 3 Điều 9 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại khoản 3 Điều 15.
Thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam thực hiện như thế nào?
Tùy từng trường hợp cụ thể mà nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam theo 1 trong 2 cách:
- Cách 1: Thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam trực tiếp bằng vốn nước ngoài. Với cách này, nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Cách 2: Thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người Việt Nam rồi sau đó, thực hiện thủ tục chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của cổ đông Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam trực tiếp bằng vốn nước ngoài thực hiện ra sao?
Thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam trực tiếp bằng vốn nước ngoài được tiến hành như sau:
- Bước 1: Thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Bước 2: Thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hình thức thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng tiến hành như thế nào?
Với cách này, thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam được thực hiện bằng cách thành lập doanh nghiệp bằng vốn của người Việt Nam rồi sau đó thực hiện chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài. Với cách này, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và không được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
- Bước 1: Thực hiện thủ tục thành lập công ty 100% vốn góp của nhà đầu tư Việt Nam
- Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn/mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
- Bước 3: Thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh, cập nhật thông tin thành viên góp vốn
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện góp vốn/mua lại cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài hoàn thành thủ tục hợp đồng chuyển nhượng vốn, cổ phần. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh để cập nhật sự thay đổi thông tin thành viên góp vốn trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài trở thành chủ sở hữu hay đồng sở hữu doanh nghiệp theo tỷ lệ góp vốn đã được chuyển nhượng.
Việc cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà còn yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải nắm vững các thủ tục pháp lý. Qua việc chuẩn bị kỹ lưỡng, từ việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, thủ tục người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam, cho đến tuân thủ nghĩa vụ liên quan, các nhà đầu tư có thể đặt nền móng cho hoạt động hiệu quả và bền vững. Nếu nhà đầu tư có nhu cầu được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ pháp lý, đừng ngần ngại liên hệ với Tư vấn Quang Minh ngay hôm nay nhé!
Đánh giá: