Hiện nay, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày tại Việt Nam đang ngày càng cho thấy sự phát triển và đã đạt được những thành tựu nhất định. Đi cùng với sự phát triển đó, các công trình kiến trúc cũng phát triển không ngừng để theo kịp với sự phát triển chung của đất nước. Do đó, có rất nhiều doanh nghiệp đã và đang quan tâm về việc thành lập công ty kiến trúc. Song thành lập công ty kiến trúc cần chuẩn bị những gì, thủ tục làm hồ sơ ra sao chắc hẳn chưa nhiều người nắm rõ. Hôm nay cùng Tư Vấn Quang Minh đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Điều kiện cơ bản để thành lập công ty kiến trúc tại Việt Nam
Việc thành lập công ty kiến trúc tại Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến điều này cho thấy được sức hút mà nó mang lại đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên để thành lập được 1 công ty kiến trúc các cá nhân/tổ chức cần lưu ý những điều kiện sau để quá trình thành lập diễn ra tốt đẹp và đúng quy định của pháp luật:
Điều kiện về tên công ty kiến trúc
Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 (Được sửa đổi và bổ sung năm 2022) quy định rằng:
- Tên công ty kiến trúc phải đảm bảo yêu cầu về tính độc nhất, không được sử dụng các tên có sẵn đã được đăng ký trước
- Không được sử dụng các từ ngữ thể hiện sự thiếu văn hóa trong tên công ty gây hiểu nhầm và không được sử dụng tên gây ảnh hưởng tới cá nhân/ tổ chức khác và không đúng với thuần phong mỹ tục ở Việt Nam.
Điều kiện về địa chỉ công ty kiến trúc
Theo quy định địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty kiến trúc bắt buộc phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Địa điểm cần thể hiện rõ số nhà, số đường,… Đặc biệt không được sử dụng địa chỉ giả, không có thật để làm trụ sở công ty.
Ngoài ra các chủ doanh nghiệp cần lưu ý không được sử dụng các địa chỉ thể hiện tính tập thể: Khu tập thể, chung cư để làm trụ sở chính của công ty. Để tiết kiệm chi phí khi thành lập các chủ doanh nghiệp có thể tận dụng trực tiếp nhà riêng để làm trụ sở công ty.
Lựa chọn loại hình mô hình của doanh nghiệp
Giống như tất cả các loại ngành nghề kinh doanh khác, để thành lập được công ty kinh doanh cho mình trước hết các chủ doanh nghiệp cần xác định được rõ ràng loại hình doanh nghiệp mà công ty đang muốn hướng tới. Hiện nay, các loại mô hình doanh nghiệp phổ biến đang được các chủ doanh nghiệp, startup lựa chọn có thể kể tới: Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần,…
Các chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về các loại hình doanh nghiệp cũng như nắm bắt được rõ định hướng phát triển và mục đích hoạt động của công ty để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh
Khi thành lập công ty kiến trúc các chủ doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh theo các mã ngành phù hợp theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm các hành vi kinh doanh mã ngành không đúng theo quy định. Trong lĩnh vực kiến trúc các mã ngành bao gồm:
- Mã ngành 4100: Xây dựng các công trình kiến trúc: nhà cửa, quán xá…
- Mã ngành 4210: Xây dựng các công trình đường sắt, đường bộ,…
- Mã ngành 4220: Xây dựng các công trình công cộng, công ích.
- Mã ngành 4290: Xây dựng các công trình dân dụng khác.
- Mã ngành 4329: Lắp đặt, xây dựng các hệ thống khác.
- Mã ngành 4330: Hoàn thiện công trình kiến trúc khác.
- Mã ngành 4390: Xây dựng chuyên dụng khác.
- Mã ngành 7410: Hoạt động thiết kế chuyên dụng.
- Mã ngành 7110: Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan:
- Hoạt động kiến trúc.
- Hoạt động đo đạc bản đồ.
- Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước.
- Tư vấn lập quy hoạch xây dựng.
- Quản lý và tư vấn dự án đầu tư xây dựng.
- Khảo sát xây dựng.
- Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.
Để thành lập được công ty kiến trúc các doanh nghiệp cần lưu ý đạt được những điều kiện trên. Trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ yêu cầu các chủ doanh nghiệp có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ để tiến hành xin giấy chứng nhận kinh doanh.
Chi tiết bộ hồ sơ đầy đủ nhất khi thành lập công ty kiến trúc
Tương tự với việc thành lập công loại hình công ty khác, khi thành lập công ty kiến trúc các chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 số các loại giấy tờ cụ thể như sau:
- Giấy đề nghị Sở KH&ĐT về việc thành lập đăng ký doanh nghiệp.
- Văn bản dự thảo của doanh nghiệp sao cho phù hợp với từng loại mô hình kinh doanh (Công ty TNHH, Công ty CP,…)
- Danh sách tất cả các thành viên/cổ đông tham gia góp vốn thành lập công ty kiến trúc.
- Bản sao chứng thực các giấy tờ tuy thân của từng thành viên trong công ty: Giấy CMND/CCCD, hộ chiếu, giấy tờ xe…
- Quyết định bổ nhiệm quản lý.
- Hợp đồng lao động công nhân theo đúng những quy định của pháp luật.
- Đối với các nghề kinh doanh có điều kiện phải giám sát thi công, thiết kế chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm chứng chỉ hành nghề.
Như vậy, để thành lập được công ty kiến trúc các chủ doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về hồ sơ trên. Khi chuẩn bị đầy đủ tiếp theo các chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành các thủ tục nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục nộp hồ sơ đăng kỳ thành lập công ty kiến trúc
Khi doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ như ở phần trên tiếp theo các chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành các thủ tục nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tại Việt Nam hiện nay có 3 hình thức nộp hồ sơ lên Sở KH&ĐT chính: Nộp hồ sơ trực tiếp thông qua Sở KH&ĐT, nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện, nộp hồ sơ online thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia.
Các chủ doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ sao cho phù hợp với thời gian làm việc của mình. Sau 3-5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ thành công, nếu bộ hồ sơ hợp lệ và được thông qua sẽ có văn bản về việc nhận lại hồ sơ và giấy cấp phép kinh doanh. Trong trường hợp bộ hồ sơ bị thiếu hoặc sai thông tin, chủ doanh nghiệp cần có văn bản hồ sơ cập nhật bổ sung ngay lập tức để được xét duyệt lại.
Những thủ tục quan trọng cần thực hiện sau khi thành lập công ty kiến trúc
Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh từ Sở KH&ĐT để có thể chính thức đi vào kinh doanh hợp pháp các doanh nghiệp cần chú ý tới 1 số những thủ tục quan trọng sau
Thực hiện công bố các nội dung đăng ký doanh nghiệp
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy phép kinh doanh, các chủ doanh nghiệp cần thực hiện tiến các thủ tục liên quan tới việc công bố nội doanh nghiệp lên Cổng thông tin điện tử quốc gia. Bộ hồ sơ công bố nội dung doanh nghiệp bao gồm: Ngành nghề kinh doanh, các thành viên/cổ đông tham gia thành lập công ty.
Các chủ doanh nghiệp cần lưu ý và hoàn tất thủ tục công bố nội dung trong đúng thời gian quy định nếu không hoàn thành đúng thời gian sẽ bị phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật.
Đăng ký tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và mua chữ ký số online
Để có thể thực hiện được các giao dịch phục vụ cho kinh doanh sau này, các doanh nghiệp cần tiến hành mở tài khoản ngân hàng để thuận lợi cho các giao dịch. Để mở được tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần mang theo: CMND/CCCD, con dấu công ty và giấy đăng ký doanh nghiệp để thực hiện mở tài khoản. Sau khi mở tài khoản cần có văn bản thông báo về số tài khoản doanh nghiệp lên Sở KH&ĐT.
Sau khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cũng cần đăng ký chữ ký số điện tử phục vụ cho việc đóng thuế online. Kế toán của công ty kiến trúc sẽ trực tiếp sử dụng chữ ký số đó để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp.
Kê khai thuế và đóng các loại thuế cơ bản cho doanh nghiệp
Sau khi nhận được giấy chứng nhận kinh doanh, các chủ doanh nghiệp cần tiến hành kê khai thuế và đóng 1 số loại thuế cơ bản đối với các doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Thuế môn bài: Cần thực hiện đóng trong vòng 30 ngày từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thuế giá trị gia tăng: Đóng theo từng quý báo cáo của doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần thực hiện đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
Góp vốn doanh nghiệp
Trước khi đi vào hoạt động chính thức doanh nghiệp cần góp đủ số vốn điều lệ đúng theo văn bản đăng ký. Vốn điều lệ có thể góp bằng tài sản hoặc tiền mặt. Trong thời gian 90 ngày từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp cần góp đủ số vốn điều lệ theo đúng quy định.
Thực hiện tiến hành khắc con dấu doanh nghiệp
Hiện tại theo quy định Luật Doanh Nghiệp chưa có yêu cầu, điều khoản nào về việc doanh nghiệp đăng ký khắc con dấu. Các doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn số lượng con dấu, hình dạng cũng như kích thước con dấu. Tuy nhiên, trên con dấu cần thể hiện được thông tin về tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
Tư Vấn Quang Minh cung cấp dịch vụ thành lập công ty CHẤT LƯỢNG CAO, NHANH CHÓNG, CHI PHÍ THẤP
Cơ sở tư vấn đăng ký thành lập công ty kiến trúc uy tín tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở pháp lý về việc tư vấn thành lập doanh nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, để quá trình làm hồ sơ đăng ký được diễn ra nhanh chóng cũng như tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho chính mình các chủ doanh nghiệp cần lưu ý và lựa chọn các cơ sở uy tín để ủy quyền đăng ký thành lập công ty.
Tư Vấn Quang Minh tự hào khi đã và đang được biết đến là 1 trong những cơ sở uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Được biết tới là cơ sở có nhiều năm kinh nghiệm và luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Cùng với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm và an hiểu về lĩnh vực thành lập công ty. Chắc chắn rằng quá trình làm thủ tục đăng ký thành lập công ty của khách hàng sẽ diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
Hãy liên hệ với Tư Vấn Quang Minh để nhận được những sự tư vấn nhanh chóng.
Kết luận
Việc thủ tục thành lập công ty kiến trúc tại Việt Nam có thể thấy các thủ tục và hồ sơ khá đơn giản. Song các chủ doanh nghiệp cần nắm rõ ràng được những điều kiện về thành lập công ty cũng như các thủ tục trước và sau khi thành lập để có thể hoạt động theo đúng quy định của pháp luật
Bài viết cùng chủ đề:
Hợp đồng thành lập công ty
Thành lập công ty công nghệ
Thành lập công ty dịch thuật
Thành lập công ty giao hàng
Thành lập công ty giới thiệu việc làm
Thành lập công ty giúp việc theo giờ
Thành lập công ty kiến trúc
Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Thành lập công ty shipper
Đánh giá: