Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với thế giới, việc thành lập doanh nghiệp đã trở thành xu hướng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền thành lập doanh nghiệp, và việc hiểu rõ các đối tượng được phép tham gia vào hoạt động này là rất quan trọng. Đặc biệt, câu hỏi “Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?” cũng đang được nhiều người quan tâm.
Bài viết này sẽ phân tích những quy định pháp lý liên quan đến đối tượng thành lập doanh nghiệp, đồng thời làm rõ số lượng doanh nghiệp mà một cá nhân có thể đăng ký và quản lý. Từ đó, cung cấp cái nhìn tổng quát cho những ai đang có ý định khởi nghiệp.
Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý về đối tượng thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020. Quy định này tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xác định đối tượng và điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp?
Trong quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh, nhiều cá nhân có nhu cầu thành lập nhiều doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, một câu hỏi được nhiều người đặt ra là mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Trong phần này, Quang Minh sẽ cùng bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.
Theo Luật doanh nghiệp 2020, cá nhân, tổ chức không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp đều có quyền đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, quy định về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp bị khống chế như sau:
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký kinh doanh thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Điều này có nghĩa là một cá nhân không thể là chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp tư nhân cùng lúc, cũng như không được đồng thời là thành viên hợp danh của công ty hợp danh hoặc chủ hộ kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền tham gia góp vốn thành lập hoặc mua phần vốn góp, cổ phần trong công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Đối với công ty hợp danh: Theo quy định tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh không được đăng ký làm chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân; cũng không được mua phần vốn góp làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ khi được sự thống nhất đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
- Đối với công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần: Một cá nhân có thể được thành lập nhiều doanh nghiệp là công ty TNHH hoặc công ty cổ phần khác nhau.
Như vậy, nội dung trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Theo đó, một người được phép thành lập bao nhiêu doanh nghiệp còn tùy thuộc vào đối tượng thành lập doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp mà cá nhân đó lựa chọn.
Tại sao mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân?
Mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân? Câu trả lời đơn giản là mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Vì sao? Loại hình doanh nghiệp tư nhân đặc thù là một tổ chức kinh tế do một cá nhân làm chủ sở hữu. Trong đó, chủ sở hữu DNTN chịu trách nhiệm vô hạn đối với nợ nần và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp.
Do đó, việc chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân giúp đảm bảo rằng chủ sở hữu có thể tập trung vào việc điều hành và quản lý doanh nghiệp hiệu quả, tránh tình trạng phân tán nguồn lực và giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Nếu có nhiều DNTN, việc quản lý trách nhiệm và rủi ro sẽ phức tạp hơn và có thể gây khó khăn trong việc xử lý tài chính cá nhân. Bằng cách yêu cầu cá nhân chỉ được thành lập một DNTN, luật pháp khuyến khích các chủ doanh nghiệp đầu tư thời gian, công sức và tài chính vào doanh nghiệp duy nhất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Quy định này nhằm đảm bảo sự quản lý hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và bảo vệ quyền lợi của cả chủ doanh nghiệp và đối tác, khách hàng, chủ nợ. Đồng thời, quy định nhằm hạn chế tình trạng thành lập doanh nghiệp tư nhân với mục đích trá hình.
Một cá nhân được thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh?
Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh phổ biến ở Việt Nam, được quy định bởi Luật Doanh nghiệp 2020. Hộ kinh doanh được xem là một tổ chức kinh tế do một cá nhân hoặc các thành viên đăng ký thành lập. Trong đó, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn về nợ nần, nghĩa vụ tài chính của hộ. Hộ kinh doanh cá thể là lựa chọn phù hợp cho những người muốn khởi nghiệp với quy mô nhỏ, có ít rủi ro về vốn đầu tư ban đầu.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, quy định mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được phép đăng ký thành lập một hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước.
Những trường hợp nào cấm tham gia góp vốn thành lập quản lý công ty?
heo Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020, dưới đây là 7 trường hợp tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước sử dụng tài sản nhà nước để đăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm kinh doanh để thu lại nguồn lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, viên chức, công chức theo quy định của Luật Viên chức và Luật Cán bộ, công chức.
- Các cá nhân là hạ sĩ quan, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong những đơn vị, cơ quan thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; cá nhân là hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong những đơn vị, cơ quan thuộc Công an nhân dân Việt Nam, ngoại trừ trường hợp cá nhân được ủy quyền làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc làm quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước.
- Cán bộ quản lý, lãnh đạo nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 tại điểm a khoản 1 Điều 88, ngoại trừ trường hợp cá nhân được ủy quyền làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Những người chưa đủ tuổi hoặc không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người gặp các vấn đề khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không được xác định tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những người đang bị truy tố, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, xét xử về hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật có thể bị cấm tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định.
- Cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu.
- Tổ chức có tư cách pháp nhân thương mại bị cấm cấm hoạt động, kinh doanh trong một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định căn cứ theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, bên cạnh các thông tin pháp lý liên quan đến việc mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp, chúng ta cần lưu ý các trường hợp không được phép tham gia góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp nêu trên.
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín tại Quang Minh
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Quang Minh cung cấp giải pháp toàn diện cho các cá nhân và tổ chức muốn đăng ký kinh doanh. Với đội ngũ chuyên viên dày dạn kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về luật pháp, Quang Minh cam kết mang đến dịch vụ uy tín, nhanh chóng và hiệu quả.
Chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, soạn thảo hồ sơ đăng ký, hoàn thiện thủ tục pháp lý và tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế, lao động và bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, dịch vụ của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc thành lập doanh nghiệp mà còn bao gồm hướng dẫn vận hành và phát triển bền vững trong thời gian dài.
Khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ từng bước trong quá trình thành lập. Với kinh nghiệm gần 15 năm trong nghề, dịch vụ tư vấn của Quang Minh sẽ giúp bạn vững bước trên con đường kinh doanh. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để bắt đầu hành trình khởi nghiệp của bạn!
Qua những nội dung trên đây, Công ty Dịch vụ Tư Vấn Quang Minh hy vọng bạn đã có lời giải đáp xác đáng cho câu hỏi “mỗi cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp”. Như vậy, việc hiểu rõ đối tượng được phép thành lập doanh nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh. Mỗi cá nhân, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, có thể thành lập một hay nhiều doanh nghiệp khác nhau, liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ pháp lý. Điều này không chỉ giúp cá nhân tối ưu hóa cơ hội khởi nghiệp mà còn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hợp pháp và bền vững.
Nếu có nhu cầu Tư vấn thành lập doanh nghiệp hay bất kỳ thắc mắc về thủ tục hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết bạn cần quan tâm:
Tư vấn luật doanh nghiệp về pháp lý – Chi tiết rõ ràng
Công ty mới thành lập và việc phải làm sau khi thành lập?
Doanh nghiệp mới thành lập chưa phát sinh doanh thu có báo cáo không?
Những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp mới thành lập Quang Minh
hướng dẫn đăng ký kinh doanh cực kỳ đơn giản
Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập
Quy định cho người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam
Điều kiện thành lập công ty – Thành lập công ty gồm những gì?
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến – Công ty Quang Minh
Các bước thành lập công ty như thế nào?
Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đánh giá: