Nhiều hợp đồng pháp lý khi hoàn tất các nghĩa vụ với nhau thì thực hiện việc thanh lý hợp đồng để không phát sinh những tranh chấp pháp lý về sau. Vậy biên bản thanh lý hợp đồng được hiểu như thế nào? Pháp luật hiện hành có quy định bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng không? Tại sao các bên tiến hành thanh lý hợp đồng như một bước cuối cùng trong quá trình thực hiện hợp đồng?
Trong bài viết này, Tư vấn Quang Minh sẽ giải đáp những câu hỏi trên đây thông qua những quy định liên quan và cung cấp cho độc giả mẫu biên bản thanh lý hợp đồng phổ biến. Dựa vào đó, bạn đọc có thể soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng phù hợp nhất.
Biên bản thanh lý hợp đồng là loại văn bản gì?
Hiểu một cách đơn giản thì biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản được lập ra giữa các bên đã ký hợp đồng với nhau nhằm ghi nhận tình trạng hoàn thành nghĩa vụ, đã tiến hành nghiệm thu các hạng mục của công việc hoặc xuất hóa đơn tài chính theo quy định giữa các bên. Biên bản thanh lý hợp đồng được xem là văn bản chấm dứt việc thực hiện những thỏa thuận đã được thể hiện trong hợp đồng giữa các bên, để không phát sinh những tranh chấp pháp lý sau này.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 422, việc chấm dứt hợp đồng cụ thể được thực hiện như sau:
Hợp đồng chấm dứt trong những trường hợp được quy định sau đây:
- Hợp đồng giữa các bên ký kết đã được hoàn thành.
- Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.
- Pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại hoặc cá nhân giao kết hợp đồng chết với điều kiện hợp đồng phải do chính pháp nhân, cá nhân đó thực hiện.
- Hợp đồng chấm dứt khi bị hủy bỏ, hoặc bị đơn phương chấm dứt tiến hành.
- Đối tượng của hợp đồng không còn nên không thể thực hiện hợp đồng được.
- Hợp đồng chấm dứt theo trường được được quy định tại Điều 420 của Bộ luật Dân sự 2015 và những trường hợp khác do luật quy định.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng chi tiết và mới nhất: File download đính kèm
Ý nghĩa pháp lý của biên bản thanh lý hợp đồng
Trong các văn bản pháp luật, thuật ngữ thanh lý hợp đồng bắt đầu xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành vào năm 1989. Trong đó, theo quy định tại Điều 28, thanh lý hợp đồng kinh tế cần được thực hiện trong các trường hợp như sau:
- Hợp đồng kinh tế được được thực hiện và hoàn thành.
- Thời hạn hợp đồng kinh tế có hiệu lực đã chấm dứt và không có sự thoả thuận về việc kéo dài thời hạn đó.
- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ tiến hành hoặc bị hủy bỏ.
- Trường hợp hợp đồng kinh tế không được tiếp tục triển khai theo quy định tại đoạn 2, đoạn 3 của Pháp lệnh Điều 24 hoặc Điều 25.
Tuy vậy, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành vào năm 1989 đã hết hiệu lực. Trong những văn bản pháp luật hiện hành, thuật ngữ thanh lý hợp đồng đã không còn được ghi nhận nữa. Tại Bộ luật Dân sự ban hành năm 2015 nhà nước không còn quy định về thanh lý hợp đồng nhưng quy định về việc chấm dứt hợp đồng như đã nêu ở trên.
Trên thực tế, việc thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng vẫn được sử dụng phổ biến nhằm xác nhận lại việc thực hiện và hoàn thành các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đã thực hiện ký kết trong hợp đồng. Như vậy, về bản chất, biên bản thanh lý hợp đồng được hiểu là việc xác nhận hoàn thành đầy đủ những nghĩa vụ và hưởng các quyền tương ứng giữa các bên và không còn ràng buộc với nhau để tránh xảy ra tranh chấp có thể có sau này.
Pháp luật hiện hành có quy định bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng?
Như đã trình bày ở trên, trong các văn bản pháp luật, thuật ngữ thanh lý hợp đồng bắt đầu xuất hiện và được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành vào năm 1989. Trong đó, theo quy định tại Điều 28, thanh lý hợp đồng kinh tế cần được thực hiện trong các trường hợp được quy định. Tuy vậy, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành vào năm 1989 đã hết hiệu lực.
Trong những văn bản pháp luật hiện hành, thuật ngữ thanh lý hợp đồng đã không còn được ghi nhận nữa. Tại Bộ luật Dân sự ban hành năm 2015 nhà nước không còn quy định về thanh lý hợp đồng nhưng quy định về việc chấm dứt hợp đồng.
Vì thế, cho tới thời điểm hiện tại, không có văn bản pháp luật hiện hành nào quy định bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Pháp luật cũng không ban hành mẫu biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này được các bên tự do thỏa thuận và lập nên, miễn là không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
Những câu hỏi liên quan đến mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
Biên bản thanh lý hợp đồng là loại văn bản gì?
Hiểu một cách đơn giản thì biên bản thanh lý hợp đồng là văn bản được lập ra giữa các bên đã ký hợp đồng với nhau nhằm ghi nhận tình trạng hoàn thành nghĩa vụ, đã tiến hành nghiệm thu các hạng mục của công việc hoặc xuất hóa đơn tài chính theo quy định giữa các bên. Biên bản thanh lý hợp đồng được xem là văn bản chấm dứt việc thực hiện những thỏa thuận đã được thể hiện trong hợp đồng giữa các bên, để không phát sinh những tranh chấp pháp lý sau này.
Nhà nước quy định như thế nào về việc chấm dứt hợp đồng?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 422, việc chấm dứt hợp đồng cụ thể được thực hiện như sau:
- Hợp đồng giữa các bên ký kết đã được hoàn thành.
- Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.
- Pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại hoặc cá nhân giao kết hợp đồng chết với điều kiện hợp đồng phải do chính pháp nhân, cá nhân đó thực hiện.
- Hợp đồng chấm dứt khi bị hủy bỏ, hoặc bị đơn phương chấm dứt tiến hành.
- Đối tượng của hợp đồng không còn nên không thể thực hiện hợp đồng được.
- Hợp đồng chấm dứt theo trường được được quy định tại Điều 420 của Bộ luật Dân sự 2015 và những trường hợp khác do luật quy định.
Pháp luật hiện hành có quy định bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng?
Cho tới thời điểm hiện tại, không có văn bản pháp luật hiện hành nào quy định bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Pháp luật cũng không ban hành mẫu biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này được các bên tự do thỏa thuận và lập nên, miễn là không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
Mục đích của việc lập biên bản thanh lý hợp đồng là gì?
Trên thực tế, việc thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng vẫn được sử dụng phổ biến nhằm xác nhận lại việc thực hiện và hoàn thành các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên đã thực hiện ký kết trong hợp đồng. Như vậy, về bản chất, biên bản thanh lý hợp đồng được hiểu là việc xác nhận hoàn thành đầy đủ những nghĩa vụ và hưởng các quyền tương ứng giữa các bên và không còn ràng buộc với nhau để tránh xảy ra tranh chấp có thể có sau này.
Đánh giá: