Một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ mà các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh phải đảm bảo là nộp thuế môn bài (lệ phí môn bài) hàng năm. Hiện nay, nhà đầu tư có thể lựa chọn nộp thuế môn bài trực tiếp hoặc nộp thuế môn bài qua mạng sao cho thuận tiện nhất.Vậy thời hạn kê khai, nộp thuế môn bài và cách thức nộp thuế môn bài như thế nào? Hãy cùng Quang Minh tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Thời hạn kê khai và nộp thuế môn bài theo quy định
Thời hạn nộp hồ sơ lệ phí môn bài
Quy định về thời hạn nộp hồ thuế môn bài được nhà nước ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại Khoản 1 Điều 10. Cụ thể, quy định người nộp lệ phí môn bài phải tiến hành nộp hồ sơ lệ phí môn bài muộn nhất vào ngày 30/01 năm sau năm đăng ký thành lập hoặc bắt đầu triển khai kinh doanh.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế môn bài còn được quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP khoản 9 Điều 18. Trong đó nêu rõ người nộp lệ phí môn bài phải nộp thuế chậm nhất vào ngày 30/01 hàng năm. Trong đó, người nộp có thể nộp thuế môn bài trực tiếp hoặc nộp thuế môn bài qua mạng đều được.
Những trường hợp không thuộc hạn nộp thuế môn bài theo quy định trên
Trường hợp hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ đã kết thúc thời gian được miễn trừ thuế.
- Thời gian doanh nghiệp kết thúc miễn trừ thuế vào 6 tháng đầu năm, hạn đóng thuế muộn nhất vào 30/07.
- Thời gian doanh nghiệp kết thúc miễn trừ thuế trong 6 tháng cuối năm, hạn đóng thuế muộn nhất là vào ngày 30/01 năm liền kề.
Trường hợp cá nhân, hộ gia đình tạm dừng nay tái hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng tái hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm, thì phải nộp thuế chậm nhất vào ngày 30/07.
- Đối tượng tái hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng cuối năm, thì phải nộp thuế chậm nhất ngày 30/01 năm liền kề.
Những đối tượng phải thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài
Quy định về đối tượng phải thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài được thể hiện rõ tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP của chính phủ. Trong đó, đối tượng phải kê khai và nộp lệ phí môn bài là các cá nhân (nhóm cá nhân), tổ chức, hộ gia đình đang hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hàng hóa. Bao gồm:
- Các công ty, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được đăng ký kinh doanh và thành lập theo quy định của pháp luật.
- Các tổ chức hợp tác xã được đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật hợp tác xác 2012.
- Các tổ chức kinh tế, văn phòng đại diện, chi nhánh và các địa điểm kinh doanh.
- Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mức thuế môn bài tổ chức kinh doanh cần đóng
Mức thuế môn bài cần nộp sẽ khác nhau đối với mỗi nhóm đối tượng khác nhau. Mức thuế này tùy thuộc vào doanh thu (hộ kinh doanh) và vốn điều lệ (vốn đầu tư) được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể mức thuế môn bài cần nộp được quy định như sau:
Đối với hộ kinh doanh, lệ phí thuế môn bài sẽ phụ thuộc vào doanh thu trong năm
- Hộ kinh doanh có doanh thu trong năm trên 500 triệu đồng thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 1 triệu đồng.
- Hộ kinh doanh có doanh thu trong năm từ 300 – 500 triệu đồng thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 500.000 đồng.
- Hộ kinh doanh có doanh thu trong năm từ 100 – 300 triệu đồng/ năm thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 300.000 đồng.
Lệ phí thuế môn bài đối với doanh nghiệp căn cứ vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu tư được ghi trên giấy phép kinh doanh là trên 10 tỷ đồng thì thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 3 triệu đồng/ năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu tư được ghi trên giấy phép kinh doanh là từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 2 triệu đồng/ năm.
- Mức lệ phí môn bài cần đóng đối với chi nhánh, tổ chức kinh tế, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh khác là 1 triệu đồng/ năm.
Quy trình nộp thuế môn bài theo quy định
Bước 1: Xác định mức thuế môn bài cần đóng
Tùy thuộc vào vốn điều lệ (hay vốn đầu tư) mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh hay doanh thu trong năm của đơn vị hộ kinh doanh, người nộp thuế sẽ xác định mức lệ phí môn bài cần đóng cho cơ quan thuế. Chẳng hạn, doanh nghiệp của bạn đăng ký vốn điều lệ là 2 tỷ đồng thì ứng với mức thuế môn bài cần đóng sẽ là 2 triệu đồng.
Bước 2: Lựa chọn cách lập tờ khai và nộp thuế
Hiện nay, người nộp thuế có thể lựa chọn một trong hai hình thức nộp thuế và lập tờ khai được áp dụng phổ biến. Chúng bao gồm lập tờ khai nộp thuế môn bài trực tiếp tại ngân hàng hoặc lập tờ khai nộp thuế môn bài qua mạng qua các phần mềm tài chính hoặc trang điện tử của cơ quan thuế.
Bước 3: Tiến hành việc nộp thuế theo quy định
Ở bước tiến hành nộp lệ phí môn bài, người nộp cũng có thể lựa chọn sử dụng một trong hai cách nộp thuế môn bài trực tiếp hoặc nộp thuế môn bài qua mạng.
Hướng dẫn thực hiện lập tờ khai thuế môn bài
Như đã nêu trên, người thực hiện có thể lập và nộp tờ khai nộp thuế môn bài trực tiếp hoặc lập tờ khai nộp thuế môn bài qua mạng. Mỗi cách thực hiện đều có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng tổ chức kinh doanh. Sau đây Quang Minh sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng cách thực hiện nhé.
Cách 1: Kê khai nộp thuế môn bài trực tiếp tại Chi cục thuế hoặc ngân hàng
Doanh nghiệp có thể nộp tờ khai lệ phí môn bài trực tiếp tại ngân hàng. Với cách này, người thực hiện có thể ra ngân hàng bất kỳ tại khu vực đăng ký kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế. Tại quầy giao dịch, người thực hiện sẽ nhận tờ khai và được yêu cầu điền thông tin vào tờ khai.
Mẫu tờ khai thuế môn bài đang được áp dụng là Mẫu số C1-02/NS được Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư số 84/2016/TT-BTC. Trong đó, tờ khai bao gồm các nội dung chính cần kê khai như sau:
- Tên người nộp tiền thuế môn bài: Tên hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Mã số thuế: Ghi thông tin mã số thuế của doanh nghiệp
- Địa Chỉ: Điền thông tin địa chỉ hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp đăng ký và được ghi trên giấy đăng ký kinh doanh.
- Tên người nộp thay: Ghi thông tin Họ và tên của người trực tiếp đi nộp tiền.
- Số điện thoại: Ghi thông tin số điện thoại của người trực tiếp đi nộp tiền.
- Tên ngân hàng: Ghi thông tin ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đến nộp tiền. Nếu không nắm rõ mục này, hãy hỏi nhân viên ngân hàng để điền thông tin chính xác.
- Địa chỉ của ngân hàng đến nộp tiền: Ghi thông tin quận/huyện, tỉnh/thành phố
- Tên đơn vị chủ quản: Ghi thông tin Chi cục thuế quận/ huyện … (là Đơn vị nhận tiền thuế)
- Tại phần kê khai thông tin đối với người nộp thuế, cần ghi đầy đủ thông tin về số tờ khai, kỳ thuế và nội dung: Nộp thuế môn bài năm …., cùng với mã NDKT.
Cách 2: Lập tờ khai nộp thuế môn bài qua mạng
Để tiến hành tờ khai nộp thuế môn bài qua mạng, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn tài khoản ngân hàng, Chữ ký số và đăng ký nộp tiền thuế điện tử.
Bước 1: Đăng nhập tài khoản doanh nghiệp vào trang web thuedientu.gdt.gov.vn.
Tên đăng nhập vào tài khoản doanh nghiệp là mã số thuế của doanh nghiệp và thêm ký tự -QL. Chẳng hạn, mã số thuế doanh nghiệp là 0123456789, hãy nhập 0123456789-QL. Mật khẩu tương tự như đăng nhập MST.
Bước 2: Đăng ký thông tin vào tờ khai lệ phí môn bài
Trước tiên, bạn hãy vào mục Khai thuế, rồi chọn đăng ký Tờ khai. Khi chọn vào mục này, những tờ khai thuế doanh nghiệp đã thực hiện kê khai qua mạng sẽ được hiển thị.
Nếu doanh nghiệp đã có Tờ khai thuế môn bài thì chuyển qua Bước 3. Nếu chưa có tờ khai thì người thực hiện tiến hành click vào Đăng ký thêm tờ khai, rồi kéo tìm mục Thuế môn bài, chọn năm kê khai, kéo xuống và bấm vào Tiếp tục, rồi chọn Chấp nhận.
Bước 3: Lập tờ khai nộp thuế môn bài qua mạng trên trang thuedientu
Chọn mục Khai thuế, rồi chọn Kê khai trực tuyến, tiếp tục chọn Tờ khai Mẫu 01/LPMB (3). Đến đây, bạn hãy kiểm tra năm kê khai, rồi ấn tiếp tục.
Khi đó, màn hình sẽ hiển thị Tờ khai lệ phí môn bài để bạn kê khai các nội dung thông tin. Khi hoàn thành việc kê khai, người thực hiện Nhập mã PIN, rồi ký chữ ký số và nộp.
Như thế, bạn đã hoàn thành Tờ khai lệ phí môn bài. Để kiểm tra lại quá trình nộp đã thành công hay chưa, bạn ấn vào mục Tra cứu, rồi chọn Tờ khai. Tại đây, bạn sẽ biết được tình trạng Tờ khai thuế môn bài hiện tại như nào.
Cách nộp tiền thuế môn bài qua mạng hoặc trực tiếp
Tương tự như việc kê khai nộp thuế môn bài, chúng chúng ta có thể lựa chọn nộp thuế môn bài trực tiếp hoặc nộp thuế môn bài qua mạng.
Cách thức nộp thuế môn bài qua mạng
Để thực hiện nộp thuế môn bài qua mạng, doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp, đã được đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã điền đầy đủ thông tin trong đăng ký nộp thuế điện tử và yêu cầu tiền trong tài khoản phải đạt mức tối thiểu nộp lệ phí.
Khi đó, doanh nghiệp có thể thực hiện thao tác nộp thuế môn bài qua mạng như sau:
Bước 1: Đăng ký tài khoản nộp thuế môn bài qua mạng
- Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tiên đăng ký nộp thuế điện tử thì cần thực hiện bước này. Trong đó, doanh nghiệp tiến hành đăng ký Tài khoản trên website thuedientu.gdt.gov.vn.
Bước 2: Tiến hành việc nộp thuế môn bài trực tuyến
- Sau khi đăng ký tài khoản hoặc truy cập vào tài khoản, người thực hiện tiến hành lập giấy nộp tiền thuế điện tử trên website của cơ quan thuế: thuedientu.dgt.gov.vn.
- Lựa chọn những thông tin liên quan đến việc nộp tiền thuế như hướng dẫn. Bao gồm Loại tiền sẽ chọn, Ngân hàng ủy nhiệm thu, Kỳ thuế.
- Sau đó doanh nghiệp điền số tiền phải nộp tương ứng vào bậc thuế môn bài và nhập vào ô Ghi chú: “Nộp tiền lệ phí môn bài năm 2024”
Bước 3: Hoàn thành việc nộp thuế môn bài
- Sau khi chọn đầy đủ các thông tin, doanh nghiệp chọn Hoàn thành và kiểm tra lại thông tin, rồi Chọn [Ký và nộp].
- Người nộp thuế tiến hành tra cứu việc hoàn thành nộp thuế bằng cách chọn Nộp thuế, rồi chọn Tra cứu giấy nộp tiền theo ngày nộp.
Cách thức nộp thuế môn bài trực tiếp qua ngân hàng
Bằng cách nộp thuế môn bài trực tiếp, người thực hiện sẽ đến nộp tiền trực tiếp tại một địa điểm được Chi cục Thuế ủy nhiệm thu hoặc tại Ngân hàng Kho bạc nhà nước. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã cung cấp dịch vụ nộp thuế môn bài trực tuyến cho doanh nghiệp thuận tiện thực hiện.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của Quang Minh hướng dẫn cách nộp thuế môn bài trực tiếp tại ngân hàng và nộp thuế môn bài qua mạng. Hy vọng bài viết giúp ích bạn trong việc tham khảo và thực hiện đúng quy trình.
Những câu hỏi thường gặp về việc nộp thuế môn bài
Thời hạn nộp hồ sơ lệ phí môn bài là khi nào?
Quy định về thời hạn nộp hồ thuế môn bài được nhà nước ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại Khoản 1 Điều 10 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP khoản 9 Điều 18. Người nộp lệ phí môn bài phải tiến hành nộp hồ sơ và đóng lệ phí môn bài muộn nhất vào ngày 30/01 năm sau năm đăng ký thành lập hoặc bắt đầu triển khai kinh doanh.
Ai phải thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài?
Quy định về đối tượng phải thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài được thể hiện rõ tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP của chính phủ. Trong đó, đối tượng phải kê khai và nộp lệ phí môn bài là các cá nhân (nhóm cá nhân), tổ chức, hộ gia đình đang hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và hàng hóa. Bao gồm:
- Các công ty, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được đăng ký kinh doanh và thành lập theo quy định của pháp luật.
- Các tổ chức hợp tác xã được đăng ký kinh doanh và hoạt động theo Luật hợp tác xác 2012.
- Các tổ chức kinh tế, văn phòng đại diện, chi nhánh và các địa điểm kinh doanh.
- Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mức thuế môn bài hộ kinh doanh cần đóng là bao nhiêu?
Đối với hộ kinh doanh, lệ phí thuế môn bài sẽ phụ thuộc vào doanh thu trong năm
- Hộ kinh doanh có doanh thu trong năm trên 500 triệu đồng thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 1 triệu đồng.
- Hộ kinh doanh có doanh thu trong năm từ 300 – 500 triệu đồng thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 500.000 đồng.
- Hộ kinh doanh có doanh thu trong năm từ 100 – 300 triệu đồng/ năm thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 300.000 đồng.
Mức thuế môn bài doanh nghiệp cần đóng là bao nhiêu?
Lệ phí thuế môn bài đối với doanh nghiệp căn cứ vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu tư được ghi trên giấy phép kinh doanh là trên 10 tỷ đồng thì thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 3 triệu đồng/ năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu tư được ghi trên giấy phép kinh doanh là từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức lệ phí môn bài cần đóng là 2 triệu đồng/ năm.
- Mức lệ phí môn bài cần đóng đối với chi nhánh, tổ chức kinh tế, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh khác là 1 triệu đồng/ năm.
Đánh giá: