Thành lập công ty con có khó không? Thủ tục thành lập công ty con được thực hiện như thế nào nào? Khi nào nên thành lập công ty con? Hãy liên hệ 0932 068 886 để được tư vấn chi tiết về các thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp, công ty con, chi nhánh khi có nhu cầu mở rộng công ty.
Trong những năm gần đây, tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như việc mở rộng kinh doanh của các nhà đầu tư trong nước phát triển mạnh mẽ. Một trong những loại hình được sử dụng nhiều nhất là thành lập công ty con. Trong bài viết này, Quang Minh sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về thủ tục thành lập công ty con tại Việt Nam. Mời bạn cũng tham khảo để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp nhé!
Căn cứ dựa vào các cơ sở pháp lý về thủ tục thành lập công ty con
- Những hiệp định có liên quan đến doanh nghiệp về thương mại tự do.
- Những cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức WTO.
- Luật doanh nghiệp Việt Nam ban hành năm 2020.
- Luật đầu tư hiện hành tại Việt Nam năm 2020.
Khái niệm về công ty mẹ và công ty con
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020, một công ty được xem là công ty mẹ của công ty khác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Công ty mẹ phải sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần phổ thông của công ty con.
- Công ty mẹ có quyền đưa ra những quy định, quyết định với công ty con trong việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con.
- Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm tất cả hoặc đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc của công ty con.
Khi sở hữu phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của một công ty khác, Công ty mẹ có thể kiểm soát việc điều hành và các hoạt động kinh doanh của công ty này (công ty con) thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc có quyền bầu ra bộ máy quản lý của công ty con. Vì thế, bản chất pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con thể hiện ở mối quan hệ sở hữu nguồn vốn điều lệ.
Công ty con được xem là doanh nghiệp được doanh nghiệp khác thành lập và cung cấp nguồn vốn để tiến hành hoạt động trong các lĩnh vực tương ứng. Khác với văn phòng đại diện hay chi nhánh,… là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, công ty công ty con là thực thể độc lập, có tư cách pháp nhân riêng.
Đặc điểm mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
- Công ty mẹ và công ty con là hai thực thể có mối quan hệ pháp lý độc lập, có pháp nhân kinh tế đầy đủ.
- Công ty mẹ có những lợi ích nhất định về kinh tế liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty con.
- Công ty mẹ có quyền chi phối những quyết định về hoạt động của công ty con qua các hình thức khác nhau. Chẳng hạn như quyền bỏ phiếu, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm hoặc quyền quản lý, điều hành,…
- Công ty mẹ có trách nhiệm hữu hạn đối với công ty con.
- Mô hình mối quan hệ này, về mặt lý thuyết, sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty có chiều sâu không hạn chế.
Lưu ý: Mặc dù công ty mẹ và công ty con là hai thực thể có mối quan hệ pháp lý độc lập và có trách nhiệm hữu hạn, trong đó công ty mẹ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp hay cổ phần của mình. Tuy nhiên, thông thường luật pháp nhiều nước quy định công ty mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các ảnh hưởng của công ty mẹ đối với công ty con.
Thành lập công ty con để làm gì?
Vậy mục đích của việc thành lập công ty con là để làm gì? Sau đây là những lý do chính yếu:
- Với việc thành lập công ty con, công ty mẹ sẽ giảm được nhiều rủi ro và bớt đi khối lượng công việc đáng kể, trên cơ sở một phần công việc từ công ty mẹ sẽ được tiếp nhận xử lý bởi công ty.
- Đối với các công ty đa ngành nghề, việc thành lập công ty con có thể giúp phân tách các ngành nghề hoạt động. Nhờ đó, việc điều hành, quản lý trở nên dễ dàng, thuận tiện và độc lập với nhau.
- Việc chuyên tâm tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh nhất định sẽ giúp công ty con phát triển và hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa, nhờ được hỗ trợ vốn đầu tư lớn từ công ty mẹ, việc đầu tư về trang thiết bị, máy móc dễ dàng hơn.
- Bên cạnh đó, một công ty mẹ có thể bao gồm nhiều công ty con hoạt động cùng lĩnh vực, ngành nghề. Việc này tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty con, giúp hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn.
Ưu và nhược điểm của mô hình công ty mẹ – con
Ưu điểm của mô hình công ty mẹ – con
- Đây là một mô hình tổ chức kinh tế khá phổ biến và năng động, giúp mở rộng quy mô đa sở hữu ngày càng lớn. Mô hình có thể phát triển hoạt động đa ngành, đa phương và có thể là đa quốc gia.
- Mối quan hệ pháp lý của công ty mẹ và công ty con có tính chất độc lập với nhau. Vì thế, các công ty con được tự do phát triển cách sáng tạo, tự chủ khi giải quyết vấn đề.
- Nhờ có sự hỗ trợ tiềm lực từ công ty mẹ, vị thế của công ty con được nâng cao hơn khi tiến hành những quan hệ kinh tế khác.
- Cơ cấu tài chính và nguồn lực có thể được kết hợp để tạo nên sức mạnh liên kết: Chẳng hạn, sự hoà nhập giữa hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở liên kết phát triển khoa học công nghệ. Trong đó, các công ty con là đơn vị sản xuất kinh doanh, trong khi công ty mẹ ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ mới để biến thành lực lượng sản xuất, chuyển các sản phẩm đó ra thị trường.
- Mô hình tổ chức kinh tế này cho phép các doanh nghiệp chủ động bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau bằng việc mua hoặc bán cổ phần trong các công ty con.
- Với sự phát triển mô hình công ty mẹ – con giúp mở rộng, chiếm lĩnh và củng cố thị trường; tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
- Những doanh nghiệp có thể tiến hành sự liên kết với nhau giúp tăng khả năng cạnh tranh, cũng như tăng sự độc quyền của thiểu số. Đồng thời, doanh nghiệp phân tán rủi ro, có thể linh hoạt phối hợp hoặc chia sẻ các nguồn lực, phát huy thế mạnh của các cổ đông.
- Mô hình này sẽ thể hiện sự quản lý của công ty mẹ một cách thường xuyên, sâu sát hơn đối với các công ty con. Công ty mẹ có thể chính xác và kịp thời theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty con thông qua người đại diện. Sự chỉ đạo của tập thể phía sau người đại diện công ty mẹ tại công ty con, có nhiều khả năng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động và sự phát triển của công ty con.
- Mô hình này cho phép doanh nghiệp huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong đó, vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập hữu hiệu qua cổ phần khống chế, vừa không bị chi phối của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp cũ.
- Mô hình kinh tế này phát huy được tính sáng tạo tự chủ của từng thành viên từ công ty mẹ đến các công ty con. Đồng thời, giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty trong tập đoàn, nhờ đó tạo ra sức mạnh của tập đoàn.
- Với khả năng tập trung vốn lớn giúp đáp ứng nhanh thị trường trong nước và quốc tế, doanh nghiệp tạo ra cơ hội cạnh tranh với những tập đoàn kinh tế lớn mạnh hơn.
Nhược điểm của mô hình công ty mẹ – con
Mô hình kinh tế của công ty mẹ – công ty con mang đến những ưu điểm lớn như trên. Tuy vậy, việc tổ chức kinh doanh theo mô hình này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể:
- Mô hình kinh tế này có thể trở thành tổ chức đầu tư độc quyền, tạo ra hiện tượng lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh chung.
- Các công ty con tính độc lập, tự chủ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, Khả năng tạo sự cạnh tranh lẫn nhau có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.
- Doanh nghiệp hướng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học. Điều này có thể tạo ra nguy cơ mất việc làm của người lao động.
- Công ty con có khả năng bị phụ thuộc vào công ty mẹ, khi đó sẽ khó đạt được các mục đích khác của tập đoàn.
- Sự tập trung vốn và nguồn lực lớn của doanh nghiệp có thể tạo nên tình trạng độc quyền, gây kìm hãm sự phát triển chung của nền kinh tế. Đồng thời, công ty mẹ nắm giữ cổ phần hay nguồn vốn lớn của các công ty con nên nếu công ty mẹ gặp sự cố thì các công ty con sẽ bị ảnh hưởng và kéo theo sự phá sản, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
Hồ sơ thành lập công ty con
Luật doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 01/20121 tại Chương IV quy định hồ sơ và thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình kinh doanh khác nhau.
Trong đó, tùy thuộc vào loại hình công ty mong muốn, mà hồ sơ thành lập công ty con sẽ khác nhau. Thông thường hồ sơ thành lập công ty con sẽ bao gồm các thành phần sau:
- Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Văn bản dự thảo bản điều lệ doanh nghiệp.
- Danh sách liệt kê đầy đủ các thành viên hoặc danh sách liệt kê cổ đông sáng lập.
- Bản sao chứng thực hợp lệ một trong các văn bản chứng thực cá nhân còn hiệu lực đối với thành viên, cổ đông là cá nhân.
- Yêu cầu bản sao chứng thực hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với thành viên là tổ chức. Kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
- Văn bản thể hiện quyết định góp vốn, và giấy cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên hay cổ đông là tổ chức.
- Và các văn bản tài liệu khác tuỳ vào các trường hợp đặc biệt.
- Giấy ủy quyền cho Công ty Quang Minh thực hiện dịch vụ thủ tục thành lập công ty con.
Thủ tục thành lập công ty con
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thành lập công ty con. Quang Minh xin chia sẻ các thủ tục thành lập công ty con với các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các nội dung cần thiết để thành lập công ty
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong thủ tục thành lập công ty con trước khi soạn thảo hồ sơ. Doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo những thông tin cần thiết. Những thông tin này cần đảm bảo hợp lệ và đúng quy định liên quan đến công ty và thủ tục thành lập công ty con. Chẳng hạn, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, đặt tên cho doanh nghiệp, lựa chọn địa điểm đặt trụ sở kinh doanh,…
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ để làm thủ tục thành lập công ty con
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những thông tin liên quan đến việc đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp bắt tay vào việc chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập công ty con. Bộ hồ sơ này yêu cầu đầy đủ các tài liệu được yêu cầu và các nội dung của các tài liệu hợp lệ.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty con
Với hồ sơ hoàn thiện, người tiến hành đăng ký doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ. Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty con được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh – thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 4: Tiếp nhận kết quả đăng ký công ty con
Hồ sơ sau khi được tiếp nhận sẽ được xử lý từ 3 đến 5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đăng ký thủ tục thành lập công ty con đầy đủ và hợp lệ, thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đúng quy định, cơ quan Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản, trong đó yêu cầu sửa đổi hay bổ sung hồ sơ.
Bước 5: Những thủ tục cần thực hiện sau khi đăng ký doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty con và nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hầu như doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, một số thủ tục cần hoàn thiện sau khi thành lập công ty. Chẳng hạn như việc đăng ký chữ ký điện tử, treo bảng hiệu tại trụ sở kinh doanh, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp, đăng ký các tờ khai thuế theo yêu cầu,…
Những câu hỏi thường gặp về thủ tục thành lập công ty con
Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty con được thực hiện ở đâu?
Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty con sẽ được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh – thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Thời gian hồ sơ được xem xét và giải quyết sẽ là từ 3 đến 5 ngày làm việc từ ngày hồ sơ được xác nhận là hợp lệ. Sau đó, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty con.
Công ty con có thể đăng ký khác ngành nghề công ty mẹ hay không?
Công ty con được thành lập với tư cách pháp nhân độc lập với công ty mẹ. Vì thế, công ty con hoàn toàn có thể đăng ký ngành nghề kinh doanh khác với công ty mẹ.
Hồ sơ thành lập công ty con gồm những gì?
- Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Văn bản dự thảo bản điều lệ doanh nghiệp.
- Danh sách liệt kê đầy đủ các thành viên hoặc danh sách liệt kê cổ đông sáng lập.
- Bản sao chứng thực hợp lệ một trong các văn bản chứng thực cá nhân còn hiệu lực đối với thành viên, cổ đông là cá nhân.
- Yêu cầu bản sao chứng thực hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với thành viên là tổ chức. Kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức.
- Văn bản thể hiện quyết định góp vốn, và giấy cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên hay cổ đông là tổ chức.
- Và các văn bản tài liệu khác tuỳ vào các trường hợp đặc biệt.
- Giấy ủy quyền cho Công ty Quang Minh thực hiện dịch vụ thủ tục thành lập công ty con.
Như vậy, qua bài viết này, Quang Minh đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất liên quan đến thủ tục thành lập công ty con. Hy vọng nội dung này mang lại hữu ích tham khảo cho bạn. Nếu bạn có bất cứ băn khoăn nào khác hay cần được hỗ trợ khi thực hiện thủ tục thành lập công ty con, hãy liên hệ ngay với Quang Minh nhé!
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932 068 886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết cùng chủ đề:
Thành lập công ty tại đà nẵng
Dịch vụ thành lập công ty tại an giang
Quyết định thành lập công ty
Thành lập công ty tại nghệ an
Thành lập công ty kiểm toán
Thành lập công ty võ thuật
Bài viết liên quan: Sau khi thành lập công ty cần làm gì
Thuế môn bài là gì? Các bậc thuế môn bài
Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp
Các điều kiện thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng
Chi phí thành lập công ty bao nhiêu tiền – cụ thể gồm những gì
Thành lập công ty tại bình phước – Tư Vấn Quang Minh
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không theo luật hiện hành?
Chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Thủ tục thành lập công ty con của doanh nghiệp nước ngoài
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Thành lập công ty du lịch – Tất tần tật những điều bạn cần biết
Thành lập công ty luật – Hướng dẫn chi tiết
Thành lập công ty con chi tiết và rõ ràng theo quy định
Thành lập công ty tài chính – Tư vấn chi tiết
Hợp đồng thành lập công ty
Thành lập công ty bảo vệ – Quy trình – Thủ tục
Thành lập công ty xuất nhập khẩu – Tư vấn thủ tục
Thành lập doanh nghiệp xã hội – Hồ sơ, thủ tục chi tiết
Thành lập công ty xây dựng cần những điều kiện nào?
Thành lập công ty offshore nhanh chóng và hiệu quả
Thủ tục thành lập hợp tác xã
Đánh giá: