Trong quá trình phát triển kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần xác định các chiến lược cấp công ty để đạt được những mục tiêu dài hạn qua các thời kỳ. Vậy chiến lược cấp công ty là gì? Chiến lược cấp công ty mang đến những lợi ích gì và có các cấp quản trị nào?
Xin mời bạn cùng Quang Minh tìm hiểu nội dung này qua bài viết dưới đây nhé!
Chiến lược cấp công ty là gì?
Đối với những người điều hành doanh nghiệp, quản trị chiến lược được xem như là một nghệ thuật và khoa học trong việc đạt được những mục tiêu cho doanh nghiệp. Nhờ đó, nhà lãnh đạo xây dựng, thực hiện và đánh giá những quyết định nhắm đến mục tiêu dài hạn. Quản trị chiến lược thường được xây dựng ở ba cấp, bao gồm cấp công ty, cấp kinh doanh và cấp chức năng.
Trong đó, chiến lược cấp công ty được xem là những chiến lược mang tính tổng quát với việc phối hợp các chiến lược kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Ở cấp độ công ty hay doanh nghiệp, chiến lược được xây dựng và triển khai thực hiện cho toàn bộ công ty. Về bản chất, chiến lược cấp công ty thể hiện các quyết định về các lĩnh vực khác nhau mà công ty triển khai hoạt động và cạnh tranh. Do đó, chiến lược cấp công ty là một quyết định được đưa ra có sức ảnh hưởng đến toàn bộ công ty.
Các cấp quản trị chiến lược
Cấp quản trị chiến lược được xem là những đơn vị khác nhau trong hệ thống tổ chức có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chiến lược riêng, nhằm góp phần tiến hành chiến lược tổng quát của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp, quản trị chiến lược được xây dựng ở các cấp khác nhau. Thông thường, quản trị chiến lược có thể được chia thành ba cấp sau đây:
Chiến lược cấp công ty/ doanh nghiệp
Chiến lược cấp công ty/doanh nghiệp được xác định là những chiến lược mang tính tổng quát. Nó thường hướng tới việc phối hợp các chiến lược kinh doanh khác nhau trong mối tương quan với hướng đến những mục tiêu hay mong đợi của chủ sở hữu công ty. Hướng tới một triển vọng dài hạn cho doanh nghiệp, chiến lược cấp công ty luôn nhắm sự phát triển và tăng trưởng trong dài hạn.
Chiến lược cấp cơ sở
Chiến lược cấp cơ sở còn được gọi là đơn vị kinh doanh chiến lược. Trong đó, chiến lược cấp cơ sở đưa ra những căn cứ thực hiện để có thể hoàn thành những chức năng và nhiệm vụ của đơn vị mình, và góp phần hoàn thành chiến lược tổng quát của công ty trong phạm vi nó đảm nhận.
Chiến lược cấp chức năng
Đây là vị trí tập trung thúc đẩy, hỗ trợ cho chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp cơ sở. Chiến lược cấp chức năng xây dựng các chiến lược cụ thể và chi tiết theo từng lĩnh vực và chức năng quản trị của doanh nghiệp.
Ưu điểm của chiến lược cấp công ty
Xây dựng và thực hiện chiến lược cấp công ty có thể là nhiệm vụ lâu dài và khó khăn, đặc biệt nếu doanh nghiệp chưa từng triển khai. Tuy vậy, lợi ích của một chiến lược được xây dựng tốt sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu hiệu quả.
Sau đây là năm ưu điểm mà chiến lược cấp công ty có thể mang lại cho công ty của bạn:
Cho phép doanh nghiệp chủ động với sự thích ứng
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chiến lược cấp công ty giúp doanh nghiệp vạch ra những hướng đi rõ ràng. Công ty có thể dự đoán được một số sự kiện diễn ra trong tương lai và lên kế hoạch thích ứng phù hợp. Công ty chủ động với mọi tình hình có thể xảy ra hơn là phản ứng.
Với cách tiếp cận này, công ty của bạn có khả năng theo kịp với thị trường và dẫn đầu trong quá trình cạnh tranh.
Vạch ra những điểm cải thiện hiệu quả
Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả khi triển khai công việc sinh lợi. Chiến lược cấp công ty được xây dựng kỹ lưỡng có khả năng đưa công ty đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình kinh doanh.
Nó vạch ra mục tiêu phấn đấu và đưa ra lộ trình để đạt được mục tiêu đó. Nó cũng cho thấy đâu là điểm cần thay đổi và làm thế nào để các bộ phận của doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Mở rộng thị phần cung ứng cho doanh nghiệp
Với chiến lược cấp công ty, doanh nghiệp có góc nhìn sâu sắc về nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến cách vận hành kinh doanh. Đó có thể là nhóm người tiêu dùng, diễn biến thị trường, cách lựa chọn sản phẩm hay việc cung cấp dịch vụ.
Nhờ đó, doanh nghiệp có thể kiểm soát những khía cạnh mang lại sức mạnh nâng cao thị phần tốt hơn bao giờ hết.
Gia tăng khả năng sinh lời bền vững
Khả năng sinh lời là kết quả trực tiếp từ việc nâng cao hiệu quả và gia tăng thị phần. Khi xây dựng và thực hiện chiến lược cấp công ty, doanh nghiệp đưa mình vào lộ trình đạt được lợi nhuận lớn hơn.
Việc đạt được lợi nhuận mong đợi có thể mất một khoảng thời gian vì doanh nghiệp cần giải quyết vấn đề hiệu quả và thị phần. Tuy nhiên, khi thực hiện được điều đó, doanh nghiệp sẽ nhận thấy được giá trị của việc xây dựng chiến lược cấp công ty mạnh mẽ như thế nào.
Tăng khả năng tồn tại về lâu dài cho doanh nghiệp
Thị trường và các ngành công nghiệp luôn vận hành và thay đổi. Một chiến lược cấp công ty hiệu quả đóng vai trò là nền tảng để chống chọi với những thay đổi. Nó cho phép doanh nghiệp tập trung và hướng đến tầm nhìn xa cần thiết để hoạt động trơn tru, vượt qua những thăng trầm và mang lại thành công.
Chiến lược cấp công ty cung cấp cho doanh nghiệp một định hướng rõ ràng. Từ đó, việc xác định các bước đi cụ thể và cần thiết trở nên dễ dàng hơn.
Quản trị chiến lược và đạo đức kinh doanh
Bất kỳ chiến lược nào của công ty liên quan đến đạo đức kinh doanh. Bởi nó tác động đến quyền lợi của các nhóm đối tượng khác nhau. Một chiến lược của công ty có thể tăng phúc lợi cho một nhóm người này và ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm người khác.
Vì thế, những người điều hành công ty cần cân đối giữa lợi nhuận kinh doanh và các chi phí xã hội, giữa các yếu tố kinh tế và các khía cạnh nhân bản.
Khía cạnh đạo đức kinh doanh nhấn mạnh đến việc cần thiết tạo ra môi trường tôn trọng và tin tưởng, giao tiếp cởi mở và quan tâm đến các cá nhân trong công ty.
Trên đây là chia sẻ của Quang Minh liên quan đến chiến lược cấp công ty. Hy vọng bài viết mang đến thông tin tham khảo hữu ích cho bạn trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển cho doanh nghiệp.
Đánh giá: