Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc đầu tư ra nước ngoài đã trở thành một xu hướng tất yếu đối với nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư cần tuân thủ các thủ tục pháp lý, trong đó thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Với bài viết này, Tư vấn Quang Minh sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về cơ sở pháp lý, điều kiện, hồ sơ và quy trình cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Xin mời bạn đọc tham khảo để có thể nắm bắt và thực hiện một cách hiệu quả.
Đầu tư ra nước ngoài và Giấy chứng nhận đầu tư
Đầu tư ra nước ngoài là gì?
Đầu tư ra nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là hoạt động mà nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức từ Việt Nam chuyển vốn, thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh, hoặc tiến hành xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tới một quốc gia khác với mục tiêu xây dựng, phát triển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh.
Lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài bao gồm mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ mới, và tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với rủi ro như biến động chính trị, khác biệt văn hóa, và thay đổi quy định pháp luật tại quốc gia nhận đầu tư.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận thông tin đăng ký khi họ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Tài liệu này chứng nhận quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, đồng thời xác nhận rằng dự án đầu tư đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài là bắt buộc trước khi nhà đầu tư muốn đăng ký thực hiện các dự án đầu tư ra nước ngoài.
Cơ sở pháp lý về hoạt động đầu tư ra nước ngoài
- Luật Đầu tư 2020 là văn bản quan trọng điều chỉnh các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
- Các quy định trong Luật Thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, đặc biệt trong các giao dịch thương mại và hợp tác quốc tế.
- Hiệp định đầu tư song phương và đa phương Việt Nam ký kết với các quốc gia khác, quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP ban hành hướng dẫn đối với Luật Đầu tư.
- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT và Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định chi tiết mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài.
Các hình thức doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
Các hình thức doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thường bao gồm:
- Doanh nghiệp có thể thành lập công ty 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài theo quy định pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư.
- Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh tại nước ngoài theo quy định pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư.
- Hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài theo hợp đồng BCC ở nước ngoài, nơi cả hai bên cùng góp vốn và chia sẻ lợi nhuận.
- Doanh nghiệp Việt Nam có thể mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần của doanh nghiệp nước ngoài để nắm quyền kiểm soát hoặc tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp đó.
- Thiết lập các hình thức hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn với doanh nghiệp nước ngoài mà không thành lập pháp nhân mới.
- Đầu tư trực tiếp vào các dự án cụ thể ở nước ngoài, chẳng hạn như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hoặc dịch vụ.
- Tham gia mua, bán chứng khoán hoặc thực hiện hoạt động đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.
Các hình thức này giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu.
Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài
Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài theo số vốn góp, nhà đầu tư ra nước ngoài với các thẩm quyền tương ứng bao gồm:
Dự án đầu tư ra nước ngoài không thuộc diện chấp thuận chủ trương
- Dự án đầu tư ra nước ngoài không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư dưới 20 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư ra nước ngoài không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng. (thuộc dự án xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ bao gồm:
- Dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, báo chí, truyền hình, phát thanh, viễn thông có vốn đầu tư từ 400 tỷ đồng trở lên.
- Dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, báo chí, truyền hình, phát thanh, viễn thông có vốn đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên.
Dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội bao gồm:
- Dự án đầu tư ra nước ngoài có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên.
- Dự án đầu tư ra nước ngoài yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại Khoản 1 Điều 78 có quy định về hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài theo mẫu quy định.
- Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
- Văn bản quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư 2020 tại Điều 59.
- Văn bản thể hiện văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ hoặc văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép, theo quy định Luật Đầu tư 2020 tại khoản 3 Điều 60.
- Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc những ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Đầu tư 2020, thì yêu cầu nhà đầu tư bao gồm văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng về việc đáp ứng đầy đủ điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định liên quan.
- Đối với yêu cầu thể hiện văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ hoặc văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép, nếu nhà đầu tư nộp văn bản thể hiện cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ thì cần kèm theo văn bản xác nhận số dư tài khoản ngoại tệ của nhà đầu tư từ tổ chức tín dụng.
- Văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư của cơ quan thuế theo quy định Luật Đầu tư 2020 tại khoản 5 Điều 60.
- Tài liệu chứng minh địa điểm thực hiện dự án đầu tư tại nước ngoài đối với những trường hợp cụ thể theo quy định của Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại Điều 73.
- Tài liệu xác nhận hình thức đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư theo quy định của Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại Điều 74 .
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương được nhà nước quy định tại Khoản 1 Điều 78 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
- Nhà đầu tư thực hiện kê khai thông tin hồ sơ làm đề nghị thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Sau đó, trong vòng 15 ngày tiếp theo, người thực hiện nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ đề nghị được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi đầy đủ thành phần và số lượng theo quy định.
- Sau đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc có nội dung cần phải chỉnh sửa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư. Giai đoạn này có thời hạn 05 ngày làm việc từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
- Đối với trường hợp nguồn vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương từ trên 20 tỷ đồng thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi văn bản lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư 2020 tại khoản 3 Điều 61. Từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản trả lời đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với tình trạng vốn đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; vấn đề vay vốn, bảo lãnh cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay; việc nhà đầu tư đáp ứng điều kiện chuyển tiền theo quy định của pháp luật và các vấn đề liên quan khác.
- Đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài có đề cập đến nội dung nhà đầu tư cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn để tiến hành hoạt động đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện những thủ tục theo quy định để việc cho vay ra nước ngoài được chấp thuận theo quy định của pháp luật về ngoại hối sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
- Đối với trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài liên quan đến các ngành, nghề báo chí, truyền hình, phát thanh, thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi văn bản lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại khoản 2 Điều 72. Từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Bộ Thông tin và Truyền thông gửi văn bản trả lời đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho nhà đầu tư. Trong Giấy chứng nhận ghi nhận mã số dự án đầu tư theo quy định của Nghị định 31/2021/NĐ-CP tại Điều 37. Bên cạnh đó, sao gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của nhà đầu tư hoặc nơi đăng ký thường trú, và cơ quan thuế nơi xác nhận việc nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, cùng với cơ quan đại diện chủ sở hữu của nhà đầu tư (nếu có).
- Đối với trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó, nêu rõ lý do.
Trên đây là trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Điều kiện để nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Theo quy định, nhà nước đưa ra 5 điều kiện các nhà đầu tư cần đáp ứng để được phép chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư, bao gồm:
- Trước tiên, nhà đầu tư đã thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
- Điều kiện thứ hai là đối với dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Trường hợp pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư không quy định về việc chấp thuận đầu tư hoặc cấp phép đầu tư thì nhà đầu tư cần phải có văn bản chứng minh quyền tham gia hoạt động đầu tư tại quốc gia tiếp nhận đầu tư.
- Điều kiện thứ ba là các nhà đầu tư phải có tài khoản vốn theo quy định của Luật Đầu tư tại Điều 65.
- Điều kiện thứ tư, nhà đầu tư có nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng thời hạn, đúng mục đích và thực hiện theo các quy định của hợp đồng mua bán cổ phần,…
- Điều kiện thứ năm, sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận được phép đăng ký giao dịch ngoại hối về việc đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư tiến hành chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Những trường hợp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, giấy phép đầu tư đã được cấp có ghi thời hạn, khi hết thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, giấy phép đầu tư và nhà đầu tư vẫn có nhu cầu tiến hành hoạt động đầu tư mà không thay đổi nội dung dự án đầu tư, thì nhà đầu tư cần thực hiện đề nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét cấp lại giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc giấy phép đầu tư.
Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài là gì?
Đầu tư ra nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment) là hoạt động mà nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức từ Việt Nam chuyển vốn, thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh, hoặc tiến hành xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tới một quốc gia khác với mục tiêu xây dựng, phát triển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận thông tin đăng ký khi họ thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Tài liệu này chứng nhận quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, đồng thời xác nhận rằng dự án đầu tư đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được nộp ở đâu?
Nhà đầu tư thực hiện kê khai thông tin hồ sơ làm đề nghị thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư. Sau đó, trong vòng 15 ngày tiếp theo, người thực hiện nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ đề nghị được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận khi đầy đủ thành phần và số lượng theo quy định.
Nhà đầu tư muốn chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo quy định, nhà nước đưa ra 5 điều kiện các nhà đầu tư cần đáp ứng để được phép chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư, bao gồm:
- Trước tiên, nhà đầu tư đã thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
- Điều kiện thứ hai là đối với dự án dầu khí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Trường hợp pháp luật của quốc gia tiếp nhận đầu tư không quy định về việc chấp thuận đầu tư hoặc cấp phép đầu tư thì nhà đầu tư cần phải có văn bản chứng minh quyền tham gia hoạt động đầu tư tại quốc gia tiếp nhận đầu tư.
- Điều kiện thứ ba là các nhà đầu tư phải có tài khoản vốn theo quy định của Luật Đầu tư tại Điều 65.
- Điều kiện thứ tư, nhà đầu tư có nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng thời hạn, đúng mục đích và thực hiện theo các quy định của hợp đồng mua bán cổ phần,…
- Điều kiện thứ năm, sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận được phép đăng ký giao dịch ngoại hối về việc đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư tiến hành chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Như vậy, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả cho các dự án đầu tư. Việc nắm rõ các bước và yêu cầu liên quan không chỉ giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang biến động, việc chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về quy trình này sẽ là nền tảng vững chắc cho sự thành công của các dự án đầu tư quốc tế. Nhà đầu tư nên chủ động cập nhật thông tin và tìm hiểu kỹ lưỡng để tối ưu hóa cơ hội và đạt được mục tiêu đầu tư của mình.
Nếu nhà đầu tư cần được giải đáp các vấn đề liên quan hay hỗ trợ dịch vụ pháp lý, hãy liên hệ ngay với Tư vấn Quang Minh để được tư vấn chu đáo nhé!
Đánh giá: