Doanh nghiệp của bạn muốn đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh? Bạn đang băn khoăn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh gồm những gì? Thủ tục thực hiện ra sao? Trong bài viết này, Quang Minh sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này. Mời bạn tham khảo để tìm kiếm câu trả lời nhé!
Định nghĩa địa điểm kinh doanh là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, với một ngành nghề từ nhóm ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký. Địa điểm kinh doanh được xem là đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh khi muốn mở rộng phạm vi kinh doanh nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như quy định đối với chi nhánh nhưng được phát sinh hoạt động kinh doanh.
Căn cứ pháp lý về thủ tục và hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
- Luật Doanh nghiệp hiện hành được ban hành năm 2020.
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP năm 2018 đưa ra quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về việc hướng dẫn thủ tục doanh nghiệp.
- Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT về những hướng dẫn doanh nghiệp.
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ban hành năm 2021 về đăng ký doanh nghiệp.
Ưu, nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh
Ưu điểm của địa điểm kinh doanh so với các hình thức khác
- Địa điểm kinh doanh có thể được thành lập một cách dễ dàng trên cả nước.
- Được phép phát sinh việc hoạt động kinh doanh so với văn phòng đại diện. Đồng thời, thủ tục thực hiện kê khai thuế đơn giản hơn so với chi nhánh.
- Thủ tục đăng ký, thay đổi hay chấm dứt địa điểm kinh doanh yêu cầu đơn giản hơn so với văn phòng đại diện và chi nhánh.
Hạn chế của địa điểm kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh phải có nghĩa vụ đóng thuế môn bài 1 triệu đồng/năm.
- Bất tiện khi không có con dấu riêng, địa điểm kinh doanh phải sử dụng chung con dấu với công ty. Hiện nay, nhược điểm này có thể được khắc phục khi doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu. Doanh nghiệp có thể ủy quyền người đại diện tại địa điểm kinh doanh ký hợp đồng để tiện giao dịch.
Cách thức thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh
- Cách 1: Thực hiện thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh trực tiếp tại Phòng Đăng ký Kinh doanh.
- Cách 2: Đăng ký thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp. Địa chỉ website theo đường dẫn www.dangkykinhdoanh.gov.vn.
Các bước thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Doanh nghiệp tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh với đầy đủ các thành phần tài liệu theo quy định. Đồng thời, các thông tin đăng ký cần chính xác và hợp lệ.
Cụ thể thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh sẽ được nêu trong phần nội dung tiếp theo nhé!
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Sau thành chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bạn có 2 cách để nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư – nơi mà doanh nghiệp có trụ sở đặt.
Cách 2: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh online qua mạng.
- Nộp hồ sơ bằng phương thức: Tài khoản đăng ký doanh nghiệp hoặc chữ ký số.
- Chọn loại hình đăng ký: Thành lập mới/đơn vị trực thuộc.
- Chọn loại hình đăng ký, sau đó nhập thông tin doanh nghiệp, đơn vị chủ quản.
- Chọn loại tài liệu đăng tải (hình ảnh hoặc file scan).
- Kiểm tra lại thông tin và ký chữ ký điện tử. Cuối cùng là nộp hồ sơ để hoàn tất.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ
Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra và gửi phản hồi. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép đăng ký địa điểm kinh doanh. Đồng thời, cập nhật thông tin lên cơ sở dữ liệu quốc gia về địa điểm doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh cần được bổ sung hay điều chỉnh, Phòng Đăng ký Kinh doanh sẽ thông báo với người nộp hồ sơ.
Thành lập địa điểm kinh doanh cần hồ sơ gì?
Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
- Thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh theo mẫu quy định. Thông báo này do người đại diện theo pháp luật của công ty ký.
- Bản gốc văn bản liên quan đến doanh nghiệp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Tờ khai thông tin đối với người nộp hồ sơ theo mẫu quy định.
- Giấy uỷ quyền của doanh nghiệp cho cá nhân/ tổ chức thực hiện nộp hồ sơ.
Yêu cầu khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh được tiếp nhận và thẩm định khi có đủ các điều kiện sau:
- Hồ sơ gồm đầy đủ các thành phần văn bản theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
- Tên của địa điểm kinh doanh được đặt hợp lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp tại Điều 40.
- Đã nộp đủ lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
- Ngành, nghề đăng ký của địa điểm kinh doanh phù hợp với quy định.
- Địa điểm kinh doanh có địa chỉ đăng ký theo quy định của pháp luật.
Các thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh
- Tiến hành làm bảng hiệu và treo bảng hiệu tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
- Thực hiện nghĩa vụ kê khai và đóng thuế môn bài hằng năm.
- Thực hiện nghĩa vụ kê khai và báo cáo thuế của địa điểm kinh doanh tại cơ quan thuế quản lý nếu phát sinh hoạt động kinh doanh (trong trường hợp địa điểm kinh doanh khác tỉnh so với trụ sở chính của công ty mẹ).
Lưu ý về nghĩa vụ thuế của địa điểm kinh doanh
- Dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, hay thực hiện sổ sách kế toán riêng, địa điểm kinh doanh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài hàng năm là 1 triệu đồng/năm.
- Địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố với doanh nghiệp thì chỉ cần kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp.
- Địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh thì cần thực hiện cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh.
- Địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh, thì sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản, gửi thông báo phát hành hóa đơn của địa điểm kinh doanh. Đồng thời, tiến hành kê khai và nộp thuế VAT cho cơ quan thuế tại nơi đăng ký hoạt động.
Những câu hỏi liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh vào thời gian nào là hợp lý?
Doanh nghiệp cần đăng ký thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khi có nhu cầu mở thêm địa điểm kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký và nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trong vòng 10 ngày làm việc.
Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh có được không?
Câu trả lời là có. Theo Nghị Định mới số 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh có thể cùng hoặc khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh có phải đóng thuế cho Nhà nước hay không?
Có. Thuế môn bài mà địa điểm kinh doanh phải đóng hàng năm là 1 triệu đồng/năm.
Doanh nghiệp được đăng ký tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?
Nhà nước không quy định số lượng địa điểm kinh doanh tối đa cho doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh mà chúng tôi đã tổng hợp. Quang Minh hy vọng sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình, thủ tục khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được tư vấn thành lập công ty và các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932 068 886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết chi tiết khác về hồ sơ thành lập doanh nghiệp:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm những gì bạn đang cần chi tiết nhất
Quy trình thành lập công ty cần chuẩn bị những điều kiện và thủ tục gì?
Đăng ký kinh doanh cần giấy tờ gì? – Hỗ trợ mở doanh nghiệp thuận tiện
Quyết định thành lập công ty phải làm các bước nào?
Đánh giá: