Hiện nay, việc chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài đang trở thành một xu hướng phổ biến tại Việt Nam. Đây không chỉ là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô và tăng tiềm lực tài chính mà còn giúp thu hút nguồn lực và công nghệ từ nước ngoài. Với bài viết này, Quang Minh sẽ cung cấp các thông tin pháp lý về điều kiện, hồ sơ và thủ tục về chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài, xin mời bạn tham khảo.
Điều kiện chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài
Quy định về việc thực hiện chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho người nước ngoài không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên hay công ty cổ phần, mà sẽ được phân thành: doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với chuyển nhượng vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam
- Đối với doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam, khi có nhu cầu chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài, cần căn cứ vào quy định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có được chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài hay không và quy định về tỷ lệ vốn góp tối đa được phép chuyển nhượng là bao nhiêu.
- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động ngành nghề không điều kiện và quy định về tỷ lệ chuyển nhượng dưới 51% thì doanh nghiệp chỉ cần tiến hành thủ tục thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Những trường hợp khác, khi tiến hành chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thì phải làm thủ tục đăng ký mua cổ phần, góp vốn, phần vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp mới thực hiện thủ tục thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi chủ sở hữu, thành viên hay cổ đông.
Đối với chuyển nhượng vốn góp, cổ phần doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
- Doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài có thể được hiểu trong trường hợp này là doanh nghiệp Việt Nam có người nước ngoài tham gia góp vốn hoặc người đại diện pháp luật là người nước ngoài, hoặc các yếu tố nước ngoài khác.
- Tương tự việc chuyển nhượng vốn góp, cổ phần với doanh nghiệp Việt Nam, khi chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, thì chúng ta cũng cần căn cứ vào quy định về ngành nghề kinh doanh và tỷ lệ vốn góp được chuyển nhượng. Bởi nhà nước quy định một số ngành nghề người nước ngoài chưa được đăng ký hoạt động và một số ngành nghề sẽ hạn chế tiếp cận với tỷ lệ phần trăm góp vốn nhất định.
- Ví dụ:
- Người nước ngoài chưa được đăng ký hoạt động tại Việt Nam đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình hoặc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Ngành ngân hàng thường giới hạn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tối đa 30% trong ngân hàng thương mại cổ phần.
- Với ngành viễn thông, người nước ngoài chỉ được góp vốn tối đa 49% vào các doanh nghiệp viễn thông nội địa.
- Trong trường hợp thành viên/cổ đông có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư. Sau đó, doanh nghiệp mới tiến hành thủ tục nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp về việc thay đổi thành viên/cổ đông.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài
Thủ tục và hồ sơ chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp đối với doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sẽ khác nhau. Sau đây, Tư vấn Quang Minh sẽ cung cấp thông tin về thủ tục đối với từng trường hợp như sau:
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam
Bước 1: Tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn, phần vốn góp, mua cổ phần
Tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn, phần vốn góp, mua cổ phần với thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký góp vốn, nêu rõ thông tin về bên góp vốn, số lượng cổ phần hoặc phần vốn góp và giá trị.
- Bản sao giấy tờ cá nhân CMND/CCCD/hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân.
- Bản sao giấy tờ chứng thực tư cách pháp lý của tổ chức như giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc tương đương.
Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Văn bản thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định.
- Văn bản quyết định về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị.
- Biên bản họp về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị.
Tùy theo từng loại hình công ty mà hồ sơ sẽ bổ sung thêm thông tin. Ngoài ra, nếu việc chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài làm thay đổi số lượng thành viên, doanh nghiệp cần thực hiện thêm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, khi đó hồ sơ cần chuẩn bị tại bước 2 bao gồm:
- Văn bản điều lệ công ty thực hiện thay đổi vốn góp, cổ phần.
- Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Văn bản trình bày thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- Biên bản cuộc họp của hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị.
- Văn bản quyết định của chủ sở hữu hoặc chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
Bước 1: Tiến hành thủ tục thay đổi nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư
Hồ sơ đề nghị thay đổi nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;
- Đơn đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư, nêu rõ lý do và thông tin chi tiết về thay đổi nhà đầu tư.
- Văn bản giải trình đối với việc đáp ứng điều kiện và các hoạt động trực tiếp liên quan đến mua bán hàng hóa.
- Văn bản chứng minh khả năng tài chính của nhà đầu tư như xác nhận số dư tài khoản lớn hơn hoặc bằng số vốn đầu tư, hay báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất của nhà đầu tư là tổ chức.
- Bản sao công chứng hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài. Cùng với văn bản ủy quyền đại diện phần vốn góp của tổ chức cho người đại diện đối với tổ chức nước ngoài.
Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ thực hiện thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tương tự như đối với doanh nghiệp Việt Nam. Hồ sơ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài
- Sau khi tiến hành việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài, thành viên hay cổ đông người Việt Nam tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp cho người nước ngoài phải nộp tờ khai kê khai thuế thu nhập cá nhân lên cơ quan thuế có thẩm quyền. Việc này cần được thực hiện trong vòng 10 ngày, kể từ ngày thực hiện chuyển nhượng.
- Cổ đông của công ty cổ phần thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần có trách nhiệm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân là 0,1% so với giá trị chuyển nhượng.
- Đối với thành viên của công ty TNHH thực hiện việc chuyển nhượng thì chỉ cần nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất quá trình chuyển nhượng.
Các câu hỏi thường gặp về chuyển nhượng cổ phần, vốn góp cho người nước ngoài
Điều kiện cần lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần, vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Khi chuyển nhượng cổ phần, vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài, chúng ta cần lưu ý xác định doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam. Vì thủ tục và hồ sơ chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp đối với doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó, cần xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp để xem xét quy định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có được chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài hay không và quy định về tỷ lệ vốn góp tối đa được phép chuyển nhượng là bao nhiêu.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Bước 1: Tiến hành thủ tục đăng ký góp vốn, phần vốn góp, mua cổ phần
- Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nếu việc chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài làm thay đổi số lượng thành viên, doanh nghiệp cần thực hiện thêm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thực hiện ra sao?
- Bước 1: Tiến hành thủ tục thay đổi nhà đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư
- Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Việc chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô và tăng cường nguồn lực mà còn tạo cơ hội tiếp cận công nghệ và thị trường quốc tế. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi sự am hiểu về các quy định pháp luật liên quan.
Để đảm bảo rằng các thủ tục được thực hiện đúng cách và hiệu quả, Tư vấn Quang Minh sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc thực hiện quy trình chuyển nhượng vốn góp. Chúng tôi cam kết mang đến dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm, giúp doanh nghiệp của bạn đạt được mục tiêu kinh doanh một cách thuận lợi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết!.
Đánh giá: