Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, nhiều viên chức có nhu cầu góp vốn vào các hoạt động kinh doanh bên cạnh công việc tại đơn vị sự nghiệp công lập. Việc này giúp viên chức đầu tư gia tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Vậy viên chức có được góp vốn thành lập công ty không? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Quang Minh tìm hiểu thông tin pháp lý qua bài viết dưới đây nhé!
Viên chức là ai?
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Viên chức có được góp vốn thành lập công ty không?”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu viên chức là ai.
Theo Luật viên chức được ban hành năm 2012 tại điều 2 định nghĩa khái niệm viên chức. Theo đó, viên chức được xem là các công dân của nước Việt Nam được thực hiện tuyển dụng theo vị trí việc làm, hoạt động làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo những chế độ hợp đồng làm việc, và được hưởng các khoản lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như thế, viên chức được xác định bởi các đặc điểm như sau:
- Những công dân của nước Việt Nam
- Được tuyển dụng lao động theo quy trình nhất định để làm việc tại vị trí việc làm xác định.
- Địa điểm làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, theo chế độ hợp đồng làm việc chính thức
- Theo quy định của pháp luật, được hưởng phần lương của vị trí làm việc tương ứng từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức có được góp vốn thành lập công ty hay không?
Viên chức và quyền thành lập, quản lý công ty
Luật Doanh nghiệp năm 2020 tại điều 17 quy định về các cá nhân và tổ chức có quyền đăng ký và quản lý công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhà nước cũng quy định các cá nhân và tổ chức không được quyền thành lập và quản lý công ty. Theo đó, các trường hợp bao gồm:
- Các cơ quan thuộc nhà nước, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam – sử dụng nguồn tài sản của nhà nước để đăng ký công ty nhằm kinh doanh và thu nguồn lợi riêng cho các cơ quan hay đơn vị mình;
- Các cán bộ, viên chức, công chức theo quy định của Luật Viên chức và Luật về Cán bộ, công chức;
- Các đối tượng hiện là quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân, hay viên chức quốc phòng hoạt động trong các đơn vị, cơ quan thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; cán bộ công an, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Ngoại trừ trường hợp cá nhân được ủy quyền để thực hiện công tác quản lý phần vốn góp thuộc Nhà nước, tại doanh nghiệp nhà nước;
- Theo quy định tại Điều 88 của Luật này bao gồm các cán bộ quản lý nghiệp vụ và lãnh đạo trong công ty nhà nước. Trừ cá nhân thực hiện công tác quản lý phần vốn góp của Nhà nước theo ủy quyền tại doanh nghiệp khác;
- Cá nhân chưa đủ tuổi thành niên; cá nhân có năng lực hành vi dân sự bị hạn chế; cá nhân bị mất khả năng về hành vi dân sự; cá nhân gặp khó khăn trong hoạt động nhận thức và làm chủ về hành vi; các tổ chức không có quyền và tư cách pháp nhân;
- Cá nhân đang bị truy cứu về trách nhiệm hình sự, đang bị tạm giam, hoặc đang chấp hành các hình phạt tù. Các cá nhân đang chấp hành xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trung tâm cai nghiện bắt buộc. Các cá nhân đang bị Tòa án cấm đảm nhận các chức vụ, bị cấm làm công việc hay hành nghề nhất định; Một số trường hợp khác áp dụng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng hay Luật Phá sản.
Như vậy, theo quy định trên, viên chức không được quyền thành lập và quản lý công ty.
Viên chức và quyền tham gia góp vốn
Mặc dù vậy, viên chức có quyền góp vốn, mua cổ phần, hoặc mua phần vốn góp vào công ty, đối với các loại hình công ty công ty TNHH, cổ phần, công ty hợp danh.
Dựa vào Luật viên chức năm 2010 tại Khoản 3, Điều 14, quy định về quyền của viên chức về việc tham gia hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian.
Xác định viên chức có quyền được góp vốn nhưng không được tham gia điều hành, quản lý công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, trường học tư, bệnh viện tư, hợp tác xã và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, ngoại trừ pháp luật chuyên ngành có quy định trường hợp khác.
Tuy vậy, viên chức có thể tham gia góp vốn khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp cổ phần, viên chức chỉ được góp vốn với tư cách là cổ đông. Viên chức không được tham gia như là thành viên của ban kiểm soát hay hội đồng quản trị của doanh nghiệp.
- Đối với loại hình công ty TNHH, viên chức không được tham gia góp vốn. Bởi vì khi tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này thì đồng nghĩa là có tư cách thành viên và vai trò quản lý tương ứng.
- Đối với công ty hợp danh, viên chức được tham gia hợp vốn như là thành viên chứ không tham gia với tư cách hợp danh. Tư cách hợp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn pháp lý của Quang Minh về câu hỏi viên chức có được góp vốn thành lập công ty không. Hy vọng thông tin trên đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc. Khi có nhu cầu tư vấn thông tin pháp lý liên quan đến thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với Tư vấn Quang Minh để nhận hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé!
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được tư vấn Dịch vụ thành lập công ty tphcm hoặc các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 0932.068.886
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Bài viết cùng chủ đề: So sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến – Công ty Quang Minh
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không
Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước
Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Góp vốn thành lập doanh nghiệp
Các loại hình doanh nghiệp nhà nước
Giáo viên có được thành lập công ty
Viên chức có được góp vốn thành lập công ty
Các chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập
Đánh giá: