Thủ tục thành lập công ty cập nhật mới nhất. Chi tiết quy trình, thủ tục hành chính và những điểm cần lưu ý khi thực hiện hồ sơ thành lập công ty. Gọi ngay vào số hotline 0932 068 886 – 096 3839 005 để được tư vấn và biết thêm nhiều thông tin chi tiết.
Thành lập công ty được xem là bước khởi đầu quan trọng trong việc đặt nền móng khởi đầu kinh doanh và đó cũng là tiền đề cho sự phát triển, mở rộng công ty sau này. Nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục thành lập công ty thì hiện nay các thủ tục hành chính liên quan đến hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đã được tối ưu, đơn giản hóa đi rất nhiều.
Tuy nhiên, bước đầu tiếp cận đối với các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp của các chủ đầu tư còn gặp nhiều hạn chế, nhằm giúp các chủ đầu tư của doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về các thủ tục trong việc thành lập doanh nghiệp, Công ty TNHH dịch vụ tư vấn Quang Minh sẽ tổng hợp và hướng dẫn thủ tục trong dịch vụ thành lập công ty nhanh qua bài viết sau.
Thủ tục thành lập công ty – khởi đầu doanh nghiệp kinh doanh
Quy trình và thủ tục thành lập công ty cập nhật mới nhất 2021
Theo luật doanh nghiệp mới nhất (Luật doanh nghiệp năm 2020) quy trình thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp đối với hầu hết các loại hình công ty/doanh nghiệp hiện nay bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty kinh doanh phù hợp
Hiện nay có rất nhiều loại hình công ty/doanh nghiệp hợp pháp được pháp luật thừa nhận. Do đó, khi bắt đầu thực hiện thủ tục thành lập công ty, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ các đặc điểm nổi bật cũng như là ưu và nhược điểm của từng loại hình, từ đó đưa ra sự lựa chọn loại hình phù hợp nhất với tình hình và định hướng phát triển của công ty mình. Có thể phân ra thành 4 loại hình công ty/doanh nghiệp phổ biến nhất trên thị trường hiện nay như sau:
- Công ty/doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh,
- Và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) bao gồm Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Những yếu tố quan trọng mà chủ đầu tư cần quan tâm khi lựa chọn loại hình công ty phù hợp đó là: trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, thuế và quy mô của doanh nghiệp nhằm giúp thu hút nhiều đầu tư từ bên ngoài.
Bước 2: Chuẩn bị hoàn chỉnh bộ hồ sơ về thủ tục thành lập công ty
Trong quy trình thành lập công ty, sau khi lựa chọn được loại hình kinh doanh phù hợp, các chủ đầu tư phải tiến hành xác định các yếu tố quan trọng sau:
- Tên công ty: Xác định tên công ty là bước đầu quan trọng nhất trong thủ tục thành lập công ty. Nên đặt tên công ty ngắn gọn, đơn giản, dễ phát âm, không để bị trùng hay dễ gây nhầm lẫn với các công ty đã thành lập trước đó. Để giúp doanh nghiệp xác định tên của mình có bị trùng với bất kỳ công ty đã thành lập trước đây hay không, các chủ doanh nghiệp có thể kiểm tra thông qua “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”.
- Người đại diện pháp luật hợp pháp: Là chủ đầu tư doanh nghiệp hoặc đại diện ban cổ đông (thường là người có cổ phần lớn nhất).
- Chức danh của người đại diện: Về chức danh của người đại diện hợp pháp doanh nghiệp nên ghi là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
- Địa chỉ trụ sở: Trong thủ tục thành lập công ty yêu cầu công ty phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam và bao gồm các thông tin như số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh/ thành phố, tỉnh, thành phố,… và số điện thoại liên hệ, số fax, thư điện tử (nếu có).
- Vốn điều lệ: Cần xác định rõ vốn điều lệ khi bắt đầu kinh doanh. Đây là số vốn do chủ đầu tư, các thành viên và cổ đông cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy phép hoạt động) và được ghi rõ trong Điều lệ công ty.
- Loại hình kinh doanh: Chủ đầu tư cần chuẩn hóa loại hình kinh doanh của doanh nghiệp mình theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Tiếp đó, chủ đầu tư tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ về thủ tục thành lập công ty. Cụ thể, hồ sơ thành lập công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty cổ phần hay công ty hợp danh đều bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Bản sao có công chứng Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của các thành viên sáng lập hoặc cổ đông của công ty.
- Bản dự thảo Điều lệ công ty phù hợp với loại hình công ty được lựa chọn.
- Văn bản xác định vốn pháp định của doanh nghiệp.
- Bản sao có chứng thực của Chứng chỉ hành nghề và Chứng minh nhân dân của người có Chứng chỉ hành nghề đối với các doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có Chứng chỉ hành nghề liên quan.
Bộ hồ sơ này sẽ được nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty. Trường hợp chủ đầu tư ủy quyền người khác đi nộp thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp.
Thời gian xử lý hồ sơ là 3-5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Có thể đăng ký trực tuyến tại Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiết kiệm thời gian.
Bước 3: Tiến hành khắc con dấu pháp nhân của công ty
Sau khi có giấy phép kinh doanh và mã số thuế thì công ty tiến hành khắc con dấu pháp nhân tại các cơ sở có đủ điều kiện và được cấp phép khắc con dấu. Quy trình trình khắc con dấu như sau:
- Đầu tiên, đem bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến các cơ sở được cấp phép để khắc con dấu pháp nhân.
- Sau đó, con dấu pháp nhân sẽ được chuyển cho công an tỉnh, thành phố để kiểm tra thông tin đăng ký doanh nghiệp và sẽ trả hoàn lại cho doanh nghiệp khi hoàn tất công việc.
- Cuối cùng, khi đến nhận con dấu pháp nhân của công ty, người đại diện hợp pháp của công ty phải đem theo giấy đăng ký doanh nghiệp bản gốc và xuất trình Chứng minh nhân dân.
Bước 4: Thực hiện công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Được xem là bước cuối cùng trong thủ tục thành lập công ty, sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp tại Website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Nội dung công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm những thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Danh sách các cổ đông thành lập công ty và cổ đông là người nước ngoài nếu loại hình kinh doanh của công ty là cổ phần;
- Khai báo chính xác ngành, nghề kinh doanh của công ty.
Quy định về thời gian công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thủ tục thành lập công ty: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp.
Hướng dẫn quy trình và thủ tục thành lập công ty
Các công việc sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty
Các doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề không có điều kiện thì sau khi đã tiến hành hoàn tất các thủ tục thành lập công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu là đã có thể tiến hành họat động kinh doanh của mình theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo đúng pháp luật, sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần tiếp tục thực hiện các thủ tục sau đây:
- Thực hiện khai báo thuế ban đầu cho doanh nghiệp;
- Sau đó tiến hành đăng kế kê khai thuế qua mạng điện tử;
- Nội tờ khai và nộp thuế môn bài. Thuế môn bài là loại thuế trực thu, mức thu thuế môn bài được xác định dựa vào giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu theo các quý hàng năm và được phân theo cấp bậc rõ ràng;
- Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng của doanh nghiệp theo đúng quy định của cơ quan thuế;
- Tiến hành làm thủ tục đặt mua và in hóa đơn cho công ty;
- Thực hiện dán hoặc treo liên 2 của hóa đơn tại trụ sở chính của công ty;
- Lưu ý, chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu về số lượng cũng như là chứng từ liên quan đến các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Khai báo thuế là bước quan trọng sau khi hoàn tất các thủ tục thành lập công ty
Hiểu đúng về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là kinh doanh các ngành, nghề có các yêu cầu chi tiết đối với cả nhà đầu tư và doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu phát triển và đảm bảo an ninh quốc gia liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh. Một số yêu cầu cụ thể như: chứng chỉ hành nghề, khu vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,….
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện thì ngoài Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp, doanh nghiệp còn được cấp giấy phép kinh doanh, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Trong lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động;
- Trong lĩnh vực bảo hiểm: Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được Bộ tài chính cấp giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động;
- Trong lĩnh vực pháp lý: Các tổ chức hành nghề luật sư sẽ được Sở tư pháp cấp giấy phép hoạt động;
- Trong lĩnh vực công chứng: Các văn phòng công chứng sẽ được Sở tư pháp cấp giấy chứng nhận họat động;
- Trong lĩnh vực dầu khí: Doanh nghiệp kinh doanh sẽ được Bộ công thương cấp giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu dầu;
- Trong lĩnh vực chứng khoán: Các công ty chứng khoán và Công ty quản lý quỹ sẽ được Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
- Trong lĩnh vực báo chí: Doanh nghiệp kinh doanh sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí in và Cục trưởng Cục báo chí cấp giấy phép cho phép xuất bản phụ trương và đặc san.
- Trong lĩnh vực hàng không dân dụng: Các đơn vị kinh doanh sẽ được cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không bởi Bộ giao thông vận tải.
Cần nắm rõ những yêu cầu kinh doanh đối với loại hình kinh doanh của công ty
Thông qua bài viết giới thiệu về các thủ tục thành lập công ty trên đây, hy vọng sẽ mang đến cho các nhà đầu tư những kiến thức bổ ích và cần thiết khi bắt đầu tiến hành thành lập doanh nghiệp. Tư vấn Quang Minh tự tin là nhà tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực thủ tục hành chính, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn và hợp đồng thành lập công ty rõ ràng, minh bạch giúp các nhà đầu tư thành lập công ty nhanh chóng.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 096 3839 005
Email: info.tuvanquangminh@gmail.com
Website: https://tuvanquangminh.com/
Đánh giá: